ĐỀN NHÀ BÀ
ĐỀN NHÀ BÀ – ĐỀN HẬU THỔ (Quận Đống Đa, Hà Nội)
– Đình Ứng Thiên – Đền Hậu Thổ (Đền Nhà Bà) là đình thôn Láng Hạ cũ, ở ngõ 151 Láng Hạ, thuộc quận Đống Đa, TP Hà Nội. Nơi đây xưa thuộc trại An Lãng, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, ở phía nam kinh đô. Cuối thế kỷ XIX trại An Lãng cắt về tổng An Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Cầu Đơ (sau đổi là Hà Đông). Đình nằm bên sông Tô Lịch.
Đền Nhà Bà – Đền Hào Nam (Quận Đống Đa, Hà Nội)
Đền Hào Nam còn có tên là đền Nhà Bà, thờ Thuỷ Tinh công chúa, có nơi gọi là Bảo Hoa công chúa, là người Hào Nam, có công trong việc giúp Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân Đại Việt chống Tống thắng lợi.
ĐỀN NHÀ BÀ – LÀNG YÊN MỸ
ĐỀN NHÀ BÀ (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ)
Đền Nhà Bà thuộc tổng Hạ Giáp, phủ Lâm Thao xưa, nay là xóm Núi xã Tiên Du, huyện Phù Ninh. Đền nằm trong quần thể di tích tín ngưỡng gồm có đền Nhà Bà, đình Tối Linh và chùa Thái Bình. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, trước kia, Đền Nhà Bà chỉ là một ngôi miếu nhỏ gọi là miếu Dui, tọa lạc trên một quả gò cao xóm Núi nay thuộc khu 1, xã Tiên Du. Sau nhiều lần tu sửa, tôn tạo, miếu Dui đổi thành đền Mẫu, hay đền Nhà Bà.
Đền thờ hai công chúa con vua Hùng Vương thứ 18 là Tiên Dung và Ngọc Hoa với mong cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, nhân khang vật thịnh. Tương truyền, trước đây hai nàng công chúa đã đến vùng quê này vừa để du xuân, vừa dạy nhân dân săn bắn, hái lượm và trồng cây… nên mảnh đất này được gọi là Tiên Du.
ĐỀN NHÀ BÀ (Khu 6, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ)
– Ngày xưa là Tương Giang Từ
– Thờ
– – – Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh
– – – Quế Hoa, Ngọc Hoa, Đào Hoa công chúa (Làng Đồng Xuân xưa có 4 ngôi miếu thờ Quế Hoa Công Chúa, Đào Hoa Công Chúa, Đức nhà Quan, Bà chúa Đá, Bà Chúa Bờ, Đức chúa Lồ, Bà Chúa Thiện)
– – – Thần linh địa phương : Ông Quan Lang, Bà Quang Lang, Bà chúa Nấm dạy dân làm nghề
– Lễ hội : 13-15/2 âm lịch
ĐỀN NHÀ BÀ – Đền Bà chúa Lâm Thao (Cao Mại, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ)
Đền Mẫu (Đền Nhà Bà) – Thị trấn Hưng Hóa – Huyện Tam Nông, Phú Thọ
ĐỀN NHÀ BÀ (ĐỀN QUỐC MẪU), thôn Tùy Hối, xã Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình
Đền Nhà Bà là di tích lịch sử cấp tỉnh nằm trên địa phận thôn Tùy Hối, xã Gia Tân .
Di tích dược nhân dân trong vùng xây dựng cách đây khoảng 700 năm (khoảng năm 1304-1307).
Đây là nơi thờ cúng, tưởng niệm Trang Nương – vợ của Vua Trần Hưng Đạo và Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng (con của Trang Nương và Vua Trần Hưng Đạo).
Theo cuốn Ngọc Phả còn lưu giữ ở đền, mẹ con Trang Nương đi chu du thiên hại, đến khu vực Ái Châu, Trường Yên Phủ, Hoa Lư Động, Tùy Hối xã đã tiến hành lập cung, khai khẩn đất đai, mở mang nông nghiệp, hướng dẫn nhân dân dân làm ăn xây dựng, trấn hưng nhân nghĩa. Khi Trang Nương lâm bệnh và từ trần, nhân dân Tùy Hối đã cùng Hưng Nhượng đại vương đưa thi hài Trang Nương về Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương để an táng. Nhà vua ban thần hiệu, tước vị cho bà, nhân dân làng Tùy Hối rước thần hiệu, tước vị của Trang Nương về làng lập đền thờ. Khi Hưng Nhượng đại vương từ trần, vua sai sứ thần cùng nhân dân Tùy Hối hành lễ an táng và cho rước thần hiệu về thời chung một miếu tại đền Nhà Bà thôn Tùy Hối xã Gia Tân.
Đền Nhà Bà hay Đền Vại
– xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh;
– Ngôi đền này ban đầu được dùng để thờ bà Lê Thị Ngọc Điệp và chồng là Lê Ngọc Xán, về sau được mở rộng ra thờ nhiều vị thần, công thần, danh nhân và tổ tiên của các dòng họ trong vùng.
– Hiện nay đền là nơi thờ tự bà Lê Thị Ngọc Điệp và các vị:
- Kê Quan Sơn đại vương
- Huy Ánh Thùy Khánh đại vương
- Kim Quy Sơn Tiền Trần trạng nguyên
- Song Đồng ngọc nữ
- Công chúa Sơn Tinh
- Thổ Sơn Hùng Trấn
- Sơn thần Cao Sơn
- Thiên Trụ Đế Tích
- Trạng nguyên Kim Tử Vinh Lộc
- Giám sinh Quốc tử giám Lê Tiên Sinh
- Bộ trưởng Cù Huy Cận.
Ngoài ra, đền còn thờ các Danh nhân và Thần tổ các dòng họ.
Đền Nhà Bà, Đông Triều, Quảng Ninh
Theo sử sách còn ghi lại, thời Hậu Lê, Yên Tử là trung tâm phật giáo và danh thắng nổi tiếng cả nước. Hàng năm, vua quan trong triều đều về đây lễ bái. Trong dòng người thành kính đi lễ, luôn có bà Vũ Thị Phương. Khoảng năm 1608, bà cùng chồng là Đoàn Chính Trực về Yên Tử lễ chùa cầu tự. Mặc dù là vợ một vị quan, nhưng bà có tấm lòng đức độ bao dung, cảm thông với nỗi cực khổ của nhân dân. Khi đi qua các xã Nội Hoàng, Trung Lương, Nam Mẫu (nay là các xã Hoàng Quế, Tràng Lương, TX Đông Triều; Thượng Yên Công, TP Uông Bí), thấy dân ở đây bị mất mùa đói kém, đời sống cực khổ, bà đã bỏ ra 4 dật hoàng kim (mỗi dật 12 lạng) để cứu trợ cho dân nghèo 3 xã trên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục: “Năm ấy (1608) dân trong nước bị đói to. Người dân các huyện Đông Triều, Giáp Sơn thuộc Hải Dương đã trải qua một nạn đói khủng khiếp, người chết đói nằm gối lên nhau…”. Được ơn sâu nghĩa cả của bà Vũ Thị Phương, nhân dân trong 3 xã dần qua cảnh mất mùa đói kém, chết chóc. Khi bà mất, nhân dân Nội Hoàng đã đóng góp công của, chặt tre đan vách dựng ngôi đền trong xã, tôn tên thuỵ của bà là Ngân Tử, lấy ngày bà mất để hàng năm hương hoả giỗ chạp. Sau này tôn bà là nhân thần và rước bài vị của bà và chồng bà về chùa Hoa Yên trên Yên Tử để thờ phụng, cho khắc bia đá lưu truyền mãi mãi. Bia được dựng vào năm Quý Mão (1723). Ở 2 xã Tràng Lương (Đông Triều) và Thượng Yên Công (Uông Bí) hiện cũng có đền thờ công đức bà Vũ Thị Phương.
Đền Nhà Bà, làng Tái Kênh, xã Đinh Xá (TP. Phủ Lý)
Làng Tái Kênh (xã Đinh Xá, Phủ Lý) có một ngôi đền cổ mà bao đời nay dân trong làng vẫn thành kính, quen gọi đền Nhà Bà. Ngôi đền nhỏ bé, khiêm nhường quần tụ giữa chòm xóm làng quê bình dị, ít người biết đến, thưa khách viếng thăm nhưng ẩn chứa trong đó một câu chuyện lịch sử đậm màu huyền thoại, giàu chất nhân văn và ắp đầy niềm tự hào của người dân nơi đây.
Theo bản ngọc phả mà các cụ cao niên trong làng còn lưu giữ, thời Tây Hán ở xã Tái Kênh, huyện Bình Lục (nay là Tái Kênh, Đinh Xá, Phủ Lý) có vợ chồng ông bà Nguyễn Thư, Trần Thị Chất vốn dòng dõi hào kiệt, ăn ở hiền lành, đức độ, hay làm điều thiện, cứu giúp kẻ khó.
Vào một ngày giữa kỳ nắng hạ năm Canh Thìn, bà Trần Thị Chất sinh được cô con gái vô cùng xinh đẹp, ông bà mừng vui khôn xiết bèn đặt tên là Nguyễn Thị Quỳnh Trân.
Theo năm tháng trưởng thành, Quỳnh Trân tìm thầy theo học, chữ nghĩa, binh thư thông thuộc, cầm, kỳ, thi, họa đều biết, cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm giỏi giang hơn người. Là phận nữ nhi mặt hoa, da phấn nhưng Quỳnh Trân bản lĩnh không khác một trang nam kiệt.
Đất nước có loạn ngoại xâm, quan quân Thái thú Tô Định bạo ngược gây cảnh chết chóc, lầm than khắp nơi. Nghe tin con gái gia đình hào kiệt Nguyễn Thư đất Tái Kênh, Bình Lục tài sắc vẹn toàn, Thái thú Tô Định rắp tâm sửa biện lễ vật về tận nơi xin được kết duyên.
Bị gia đình một mực từ chối, Tô Định hèn hạ tìm cách ngấm ngầm hãm hại hào kiệt Nguyễn Thư. Bà Trần Thị Chất lo lắng, muộn phiền về cái chết của chồng sau đó ít lâu cũng lâm bệnh qua đời. Xót thương phụ mẫu, mang mối thù nhà, nợ nước khôn cùng, mười sáu tuổi Quỳnh Trân đứng lên chiêu mộ quân binh, đắp thành, dựng lũy ngay tại quê nhà Tái Kênh, ngày đêm luyện tập võ nghệ, tên cung, nghiên cứu binh thư… mưu cầu việc lớn.
Hào kiệt xa gần nghe tiếng, cảm phục theo về ủng hộ, phù giúp ngày một đông. Dân chúng trong vùng phấn khích, nể trọng, thuận lòng, đồng thanh suy tôn người con gái tài cao, chí lớn quê mình là Đức Lý Vua Bà.
Nghe tin Trưng Trắc, Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Hát Giang, Quỳnh Trân cả mừng, hào hứng đem quân về tụ nghĩa. Sau khi hội binh, hợp lực cùng Hai Bà Trưng tiến đánh quân Tô Định, lập nhiều công lớn, lấy lại được tất cả 65 thành trì, người con gái anh hùng quê hương Tái Kênh được Trưng Vương phong là Quỳnh Trân công chúa, ban thưởng trọng hậu và cho trở về lập thực ấp ở Bình Lục.
Trả xong nợ nước, thù nhà, vâng mệnh Trưng Vương, Quỳnh Trân công chúa xa giá về quê hương Tái Kênh. Dân chúng trong vùng hân hoan hành lễ đón mừng và nhất tâm nhận làm thần tử. Quỳnh Trân công chúa vui vẻ nhận lời, rồi tìm lại đúng nền đất gia tộc, trước sửa biện lễ vật thành kính dâng cúng tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sau mở đại tiệc mừng thắng lợi, khao thưởng quân binh, thết đãi họ mạc, dân làng.
Tiếp đó, Quỳnh Trân Công chúa cho miễn trừ thuế khóa, khoan sức dân, lại ban thưởng vàng bạc để trăm họ Tái Kênh mua ruộng, ao tốt làm đất công bảng. Hết lòng chăm lo cho dân chúng, Quỳnh Chân công chúa nhất mực chuyên tâm lấy đức độ, nhân nghĩa để gây dựng mối hòa thuận trên dưới đồng lòng, dốc tâm huyết, khoan dung để bồi đắp thuần phong, mỹ tục.
Trong vòng mấy năm, phủ nội thanh bình, trăm họ dân chúng ấm no. Tin lành đồn xa, nơi triều chính Trưng Vương biết chuyện càng hết mực yêu quý, trọng dụng Quỳnh Trân công chúa.
Cuộc sống bình yên mới được tròn ba năm thì Mã Viện lại hùng hổ đem quân sang xâm lược, báo thù nỗi nhục bại trận. Quỳnh Trân công chúa đem quân tiếp viện, hợp lực cùng Trưng Vương chống giặc. Trước thế địch mạnh, sau mấy tháng bất phân thắng bại, lương thảo cạn dần, binh sĩ ốm đau, núng thế Trưng Vương cho quân lui về trấn giữ thành Cấm Khê.
Khi thành Cấm Khê bị vây hãm, Trưng Vương cùng quân sĩ quyết chiến phá vây nhưng bất thành, thế cùng đành tháo lui về Hát Giang rồi gieo mình tự vẫn. Còn Quỳnh Trân công chúa, sau khi được lệnh lui quân, bèn cùng thuộc hạ rút về núi Phật Tích (nay thuộc Tiên Du, Bắc Ninh) quyết chống cự đến cùng.
Lâm vào thế nguy, bị quân Mã Viện truy bắt, Quỳnh Trân công chúa rút gươm tự vẫn, bảo toàn khí tiết. Hôm đó là ngày 5 tháng 8. Dân chúng Tái Kênh nghe tin dữ vô cùng thương tiếc bèn lập dựng ngôi đền ngay trên nền đất bản doanh mà Quỳnh Trân công chúa xưa kia chiêu mộ quân binh, rồi thành kính suy tôn thần hiệu “Đô Đức Lý Vua Bà Quỳnh Trân công chúa” để phụng thờ.
Nhiều triều đại phong kiến sau này, vì cảm phục nghĩa khí Trưng Vương và các danh tướng dưới thời nên đều phong ban mỹ tự, sức cho dân chúng các vùng trùng tu miếu điện, đời đời ghi nhớ. Quỳnh Trân công chúa được phong sắc và ban mỹ tự “Xuân Hoa Phương Dung Gia Hạnh Ngọc Nữ”.
Dân làng Tái Kênh nghe tin bèn lập tức cử người lai kinh xin rước sắc phong về đền lưu giữ để muôn đời cháu con được tường tận gốc tích và đồng tâm tôn vinh, phụng thờ. Từ đó, mọi cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng hanh thông, tươi tốt đều được linh ứng. Nhiều triều đại phong kiến sau này còn truy phong “Thượng đẳng phúc thần”.
Nền đất cũ của gia tộc hào kiệt Nguyễn Thư, Trần Thị Chất thân sinh ra Quỳnh Trân công chúa nằm ở phía đông nam làng Tái Kênh, nay vẫn còn dấu tích khẩu giếng cổ quanh năm đầy nước.
Đền thờ Quỳnh Trân công chúa (còn có tên đền Ngọc Nữ) mà dân làng Tái Kênh xưa nay vẫn quen gọi “Đền Nhà Bà” tọa trên thế đất đẹp, đúng nơi bản doanh nữ tướng chiêu mộ quân binh, nay quần tụ giữa xóm dân cư bình yên của quê hương công chúa. Điểm đặc biệt độc đáo của đền Nhà Bà là có hai cung trong, ngoài được bài trí y hệt nhau. Cung trong thờ Đô Đức Lý Vua Bà – Quỳnh Trân công chúa; cung ngoài thờ gia tiên thân sinh ra Vua Bà.
Không biết có phải đây là nguyên do mà dân làng Tái Kênh bao đời nay luôn gọi ngôi đền thờ Quỳnh Trân công chúa bằng cái tên nôm na và gần gũi, dân dã “Đền Nhà Bà”. Gia tộc hào kiệt Nguyễn Thư, Trần Thị Chất hiếm muộn chỉ có duy nhất mụn con gái lại là một trang liệt nữ anh hùng, xả thân vì nghĩa lớn.
Dòng tộc không người nối dõi, gia tiên không người thờ cúng, vậy nên dân chúng Tái Kênh dẫu ở đất chiêm trũng nghèo khó, “ít bãi, hẹp đồng” nhưng giàu lòng nhân hậu, vẹn tròn tình nghĩa, hiếu đễ trước sau muốn thành tâm chăm lo chu tất việc khói hương thờ cúng, làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với bậc tiền nhân đã dốc lòng vì dân, vì nước.
Và cũng bởi vậy nên hằng năm, vào ngày 13 tháng 6 (ngày sinh) và mùng 5 tháng 8 (ngày Đô Đức Lý Vua Bà hóa thánh) dân các dòng họ của giáp Đông, giáp Tây làng Tái Kênh cùng khách thập phương lại thành kính sửa biện lễ vật dâng cúng, tế lễ rất chu tất, trọng hậu.
Đền nhà bà – Xóm 3 Xã Nam Xuân, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
Đền thờ Ngọc Hân công chúa (1770-1799) hay Bắc Cung hoàng hậu, là một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời thế kỷ 18. Bà là công chúa nhà Hậu Lê, sau trở thành hoàng hậu nhà Tây Sơn với tư cách là vợ thứ của Quang Trung hoàng đế Nguyễn Huệ.
Năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến Lê Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh thành hôn cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi và đã có chính thất là Phạm Thị Liên.
Vài ngày sau, Lê Hiển Tông băng hà, triều đình rơi vào vấn đề chọn người kế vị. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập Hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ – con của Cựu thái tử Lê Duy Vỹ lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là Lê Chiêu Thống. Ít lâu sau, bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm Chiêu Thống thứ 2 (1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu do chính thất Phạm thị đã được phong làm Trung Cung hoàng hậu. Năm sau (1789), sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung hoàng hậu.
Tương truyền rằng ngày xưa tại vùng đất này địa danh Bàu Nón có cá rô rất ngon, thịt béo mà lại thơm nên thường xuyên phải đưa đi cống tiến cho triều đình rất cực khổ và vất vả. Thương dân lành bà chỉ cách nuôi cá rô bằng phân trâu, phân bò tuy cá béo, hình thức đẹp mắt nhưng ăn không ngon nên sau này người dân Bàu Nón được miễn cung tiến. Tưởng nhớ công ơn của bà, khi bà mất người dân vùng này lập đền thờ và nhang khói cho đến ngày nay.
Đền Nhà Bà (đền Sa Lãng) tưởng nhớ nữ tướng Sa Lãng thời Hai Bà Trưng
Lễ hội đền Nhà Bà là loại hình lễ hội dân gian được tổ chức ngày mùng 7 đến mùng 9 tháng Ba âm lịch tại xã Liên Trung và Liên Hà, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Lễ hội do cấp xã tổ chức, cấp huyện quản lý để tưởng nhớ bà Sa Lãng là nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Cuốn sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tập 7 – Huyện Đan Phượng – Huyện Hoài Đức – Huyện Phúc Thọ” do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên dày 1.000 trang, đây là tập thứ 7 của Bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội” thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Tập sách này giới thiệu tổng quát về vị trí địa lý, lịch sử diên cách, các đặc điểm nổi bật về lịch sử, kinh tế, văn hoá, các di sản văn hoá vật thể – phi vật thể đã và đang tồn tại tại các cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn 30 quận, huyện Hà Nội hiện nay, trong đó xã Liên Hà là xã có những di sản phi vật thể tài liệu văn khắc, thần tích, thần sắc; nhiều di sản vật thể được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia trong đó có giới thiệu chi tiết lễ hội đền Nhà Bà.
Tương truyền, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bà Sa Lãng đã chiêu binh luyện tập, sau đó kéo quân về với Hai Bà Trưng đánh giặc, lập được nhiều công lao. Bà được ban tước lộc và cho hưởng thực ấp tại Hạ Trì. Bà dạy dân cấy lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, đóng thuyền, thả lưới bắt cá trên sông. Sau khi bà mất, nhân dân lập đền thờ cúng, đời đời hương khói để tưởng nhớ công ơn bà.
Lễ hội đền Sa Lãng là lễ hội lớn nhất của huyện Đan Phượng hiện nay. Ngày mùng 7, các lực lượng tham gia lễ hội tập trung tại đình và đền. Mọi người bao sái đồ tế khí, chồng kiệu vào nơi quy định rồi tiến hành lễ nhập tịch. Ngày mùng 8 là chính hội, buổi sáng có nghi lễ tế thần, chủ tế giữ vai trò “con trưởng” của thánh Mẫu. Đầu tiên làm lễ tuyên sắc phong của các triều vua đã ban tặng thánh đền Sa Lãng. Mỗi năm dân làng chọn một đại sắc để đọc trước khi vào tế. Tế gồm ba tuần tế dẫn dâng nước, dâng rượu, dâng hoa… đều có phường bát âm tham gia. Sau khi đọc xong, bài văn tế được hoá trước ban thờ, quan viên tế cùng dân chúng lễ tạ. Sau tế lễ là màn múa sênh tiền. Tiếp theo là cuộc rước lớn dọc trên đê sông Hồng từ đền Sa Lãng xuống đình chợ Dày. Đi đầu đoàn rước là hàng cờ ngũ sắc, tiếp theo là hương án, trên đặt hương và hoa quả. Đi sau kiệu là giá văn. Điểm giữa các kiệu là hai hàng binh khí, bát bửu, cờ lệnh, tiếp đến là kiệu võng đào chạm hình 4 con rồng, rồi đến kiệu mui luyện lớn. Đoàn rước giống như một đoàn quân hoành tráng tiến về tụ nghĩa ở Hát Môn. Đi phía sau kiệu là các quan viên, bô lão và dân chúng tham dự lễ hội. Khi đoàn rước đi qua cổng làng nào có đặt bàn bái vọng thì dừng lại một chút. Cứ như thế đến sẩm tối đoàn rước mới về đến cổng đình chợ Dày. Nhân dân đốt đèn đuốc sáng hai bên đường đón đoàn rước Thành hoàng vào đình.
Lễ hội đình Dày có tục rước sắc. Xưa, mỗi làng xây một nhà thờ vọng thủ, đặt ở giữa làng. Đây là nơi trông giữ sắc phong sau ngày giã hội. Lần lượt từng làng được cử giữ sắc phong của thánh một năm. Họ quan niệm rằng năm nào được hầu thánh, làm ăn sẽ thịnh đạt hơn. Đám rước sắc về làng, người ta trải chiếu hoa suốt từ đền đến nhà vọng thủ. Đêm, nhà vọng thủ sáng đền tế lễ yên vị.
Ngày mùng 9 các làng lần lượt vào tế.
Phần hội: Lễ hội đền Sa Lãng diễn ra các hoạt động thể hiện sức mạnh của nghĩa quân do nữ tướng Sa Lãng chỉ huy đánh giặc lúc đương thời. Đó là cuộc thi đánh trống cái và trống dờn của các làng trong xã. Buổi tối ở đình Dày và đền Sa Lãng có hát ca trù hầu thánh nhưng không được hát chèo ở cửa đình và đền.
Lễ hội đền Sa Lãng có hội bơi chải tái hiện cảnh trẩy quân trên thuyền của nữ tướng ngược sông Hồng theo Hai Bà Trưng đi đánh giặc. Ngoài ra còn có trò đấu vật, đánh cờ người, thi thổi cơm.
Đền Nhà Bà, Thôn Từ Đài Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
Đền Nhà Bà xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
ĐỀN Bà CHÚA VỰC
– Đền Bà chúa Vực Hưng Yên
– Đền Bà Chúa Vực, ngõ 221, thôn Tế Xuyên, Đình Xuyên, Gia Lâm (sông Thiên Đức)
– Đền Bà Chúa Vưc, Bạch Đằng, Hà Nội (sông Hồng)
– Đền Bà chúa Vực, ngõ 221 Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội (sông Tô Lịch)
ĐỀN BÀ CHÚA KHO
– Đền Bà chúa kho Giảng Võ
– Đền Bà chúa Kho, Cổ Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh
– Đền Bà chúa kho Trung Cơ
Đường Thiên Đức, Vệ An, Bắc Ninh
– Đền bà Chúa Lâm Thao
Đền thờ Chúa Lâm Thao tại Cao Mại, Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ, nơi đây từng là kho lương của bà cai quản khi xưa,
ĐỀN VUA BÀ
– Đền Vua bà Thuỷ Tổ Quan họ
Viêm Xá, TP Bắc Ninh
– Đền Vua Bà
Lam Điền, Thuỵ Hương, Chương Mỹ, Hà Tây
– Đền Vua Bà
TL282 Ngụ, Nhân Thắng, Gia Bình, Bắc Ninh
– Đền Vua Bà
Làng Bương Hạ, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Phụ, Thái Bình
– Đền Vua Bà
Thuần Tuý, Đông La, Đông Hưng, Thái Bình
– Đền Vua Bà
Yên Đồng, Yên Mô, Ninh Bình
– Đền Vua Bà
Trưng Vương, Uông Bí, Quảng Ninh
– Đền Đức Vua Bà – Đền Quả Cảm
Bắc Nình
– Đền thờ Đức Vua Bà
Tp Bắc Ninh
Miếu Vua Bà
– Miếu Vua Bà
Trần Nhân Tông, Yên Giang, Quảng Yên
– Miếu Vua Mỹ Đình
MIẾU BÀ
– Miếu Bà
Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Ba Đình
– Miếu Bà
Thượng Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội
– Miếu Bà
Thôn Yên Nhân, Tiên Phong, Mê Linh
– Miếu bà Cô
Kha Ký Thượng, Việt Yên, Bắc Giang
– Miếu Ban – Nơi sinh Thánh Gióng
Phù Dực, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội
MIẾU BÀ CHÚA XỨ
– Miếu bà chúa Xứ Núi Sam
– Miếu bà chúa xứ An Giang
ĐỀN BÀ
ĐỀN BÀ KIÊU
Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm
Đền Bà Vũ
Vũ Điện, Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam