CON VỜ

Loading

VỜ

Vờ là một con vật đặc trưng của sông Hồng từ đoạn Hồ Tây dọc xuống tận Hưng Yên. Nhưng không phải đoạn sông nào cũng có vờ, mà vờ chỉ có nhiều ở các đoạn ngã ba sông nơi lòng sông có đất thịt.

Tháng 2 đến tháng 4 âm lịch là mùa vờ nổi lên mặt sông. Đàn vờ nổi lên mặt nước khoảng 7 ngày liên tiếp.

Người dân sống ven sông canh giai đoạn này, vớt vờ trên mặt sông, mang về chế biến món ăn. Dù bị đánh bắt hay không vờ cũng sẽ chết, nên nếu mua vờ vào buổi chợ sáng, khi người dân vừa vớt vờ dưới sông đêm lên bán, thì có một số con vờ còn sống, cánh vẫn còn đập.

Vờ bay và nổi trên sông Hồng

Phổ biến nhất là món vờ xào với tỏi và hành phi, cùng tóp mỡ, và rắc lá chanh. Có thể xào vờ với xả. Có thể cho thêm dấm bỗng vào vờ. Cũng có thể nấu canh vờ hay làm trứng đục vờ, thay vì trứng đúc thịt.Mùa vờ đến cho người dân ven sông một cảm giác rõ ràng về chu kỳ thời gian.

Con vờ với cánh và đuôi dài

Vòng đời của vờ ít nhất là 1 năm trong đó thời gian nó nổi lên mặt nước và lột xác hai lần là khoảng 2h
– Ấu trùng vờ sống ở đáy sông
– Ấu trùng vờ ngoi lên mặt nước vào khoảng 4-6h sáng, trong khoảng 7 ngày liên tiếp, thường là vào tháng 3 âm lịch.
– Ấu trùng lột xác lần một (con lư)
– Con vờ bay khoảng 15 phút
– Con vờ lột xác lần hai
– Vờ sau khi lột xác lần hai nhẹ và bay nhanh. Chúng lướt trên mặt nước, với cái đuôi dài quét trên mặt nước
– Sau đó con vờ đẻ trứng và chết, xác chúng nổi trên mặt nước làm thức ăn cho các loài cá
– Trứng vờ chìm vào trong nước, sau đó sẽ lại trở thành ấu trùng đáy sông
– Ấu trùng sống dưới đáy sống ít nhất cả năm, trước khi nở, nổi lên thành con vờ vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch năm sau

Như vậy vờ sống qua 3 tầng Đất – Nước – Khí sau
– Đất (đáy sông)
– – mặt đáy sông
– Nước
– – mặt nước
– Khí

Vờ với đuôi tiếp xúc với mặt nước

Các từ liên quan đến “vờ”
– vờ (danh từ)
– – con vờ, con vờ vờ
– – xác vờ : như xác vờ
– vờ (động từ)
– – vờ ngủ, vờ ăn, vờ tin …
– – vờ vịt
– – vờ vĩnh
– – giả vờ
– vờ (tính từ)
– – vật vờ, vật vờ vất vơ
– – lờ vờ, lờ vờ lơ vơ
– – vờ vẩn : vơ vẩn, vớ vẩnCa dao, tục ngữ, thành ngữ- Như xác vờ- Thân em đã xác như vờ
Gặp chàng quân tử như cờ lông công- Chúng em đã xác như vờ
Gặp anh nhân ngãi như cờ lông công- Anh kia con cái nhà ai
Cái đầu bợp xợp, cái tai vật vờ
Ra ruộng ngồi ở đầu bờ
Con chó tưởng chuột nó vồ mất tai

– Anh kia con cái nhà ai
Cái đầu bợp xợp, cái tai vật vờ
Ra ruộng ngồi ở đầu bờ
Con chó tưởng chuột nó vồ mất tai

– Trống hèn hèn, kèn vất vơ

– Đi đâu nón cụ quai tơ
Chồng con không có, vất vơ thế này.

VE

Ve sầu mới lột xác và cái xác

Trên bờ có một con khác có thể so sánh với vờ là con ve, với vòng đời từ 3-5 năm, thậm chí 13-15 năm
– Vào đầu hè, ve cái đẻ trứng vào vỏ cây, mỗi con đẻ khoảng vài trăm trứng rồi ve cái chết chết.
– Sau vài tuần, trứng nở ra và ấu trùng ve rơi xuống đất
– Ấu trùng ve chui sâu xuống đất từ vài chục cm đến vài mét, đào hang và ăn thức ăn trong đất bao gồm chất dinh dưỡng từ rễ cây để sống
– Chúng sống ở dưới đất rất lâu từ vài năm đến hơn mười năm cho đến khi trưởng thành sẵn sàng phối giống
– Ve đào đất, bò lên trên cây
– Ve bám vào vỏ cây và lột xác, để lại xác trên vỏ cây
– Ve sau khi lột xác đợi thân cánh khô, thì nó bay được, nó đập cánh, để bay và bò trên các cành cây
– Ve phát ra tiếng kêu từ bụng và kết bạn tình trên cây, sống trên cây khoảng vài tuần
– Ve cái đẻ trứng vào vỏ cây và chết

Như vậy ve sống qua 3 tầng Đất – Cây – Khí sau
– Đất (dưới thân cây, dưới rễ cây)
– – mặt đất
– Cây :
– – trên mặt vỏ cây
– – trong thân cây
– Khí

Nhộng ve cũng có thể dùng để chế biến món ăn. Chế biến nhộng ve sầu cầu kỳ hơn chế biến vờ vì phải lọc bỏ các con lạ, các con có nấm, rồi bỏ cánh rồi chiên xào kỹ với mỡ nóng.
Ve là một dạng biểu tượng trong văn học, văn hoá, và ở Trung Quốc ngày xưa còn có vật phẩm phong thuỷ hình con ve sầu.
Các từ liên quan đến “ve”
– ve (danh từ)
– – bọ ve
– – ve sầu : ve sầu thoát xác
– – nhộng ve
– – mình ve : gầy mình ve
– – xác ve : gầy như xác ve
– – tiếng ve : lời ong tiếng ve
– ve (động từ)
– – ve con nít
– – ve vãn
– – vuốt ve
– – vo ve
– – le ve
– – ve vẩy
– – ve chai
– ve (tính từ)
– – le ve
– – vo ve
– – ve vẩy
– ve (điệp từ đặc biệt)
– – ve vẻ vè ve
– – nghe vẻ nghe veCa dao, tục ngữ, thành ngữ- Ông già ông đội nón cời
Ông ve con nít ông Trời đánh ông- Đã đi đến quán thì nằm
Con ve kêu không sợ, con hùm gầm không lo- Con ve kêu trên cành mít mục
Con sùng nó đục trên nhánh cây đa
Bớ người có mẹ không cha
Vô đây kết nghĩa giao hòa cùng anh- Nắng mưa sương tuyết bấy chầy
Cho đau lòng cuốc, cho gầy mình ve
– Bông thơm nở cạnh bìa rừng
Ong, ve chưa dám đậu, lũ bướm đừng lau chau- Đêm khuya dưới đất trên trời
Một mình cô đứng, cô ngồi, cô nghe
Cô nghe hết giọng con ve
Đến lời con cuốc gọi hè tiếc xuân- Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu
Một mai bóng xế trăng lu
Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng- Năm canh sáu khắc còn dư
Thương chàng một nỗi tương tư đêm ngày
Năm canh sáu khắc còn chầy
Thương chàng một nỗi mình gầy xác ve

– Đem em ra bỏ xuống gành
Kéo neo mà chạy, sao đành anh ơi!
Đêm đêm góc biển chân trời,
Một mình em đứng, em ngồi em nghe.
Em nghe hết giọng con ve,
Đến lời con quốc gọi hè tiếc xuân.

Con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng
– Con bò vàng ăn hòn núi bạc,
Con chàng hương núp bóng cây đèn,
Trai nam nhơn chàng đối được, thiếp để tiếng khen muôn đời?
– Con ve ve kêu hòn núi Chén,
Dây bát bát leo núi Ngự Bình,
Trai nam nhơn đà đối được, thiếp phải gá nghĩa chung tình với anh

– Nghe vẻ nghe vè
Nghe vè trái cây
Dây ở trên mây
Là trái đậu rồng
Ðủ vợ đủ chồng
Là trái đu đủ
Cắt ra nhiều mủ
Là trái chuối chát
Mình tựa gà ác
Trái khóm, trái thơm.
Cái đầu chôm bôm
Là trái bắp nấu
Hình thù xâu xấu
Trái cà dái dê

– Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Trên núi đặt lờ
Dưới sông bửa củi
Gà cồ hay ủi
Heo nái hay bươi
Nước kém mùng mười
Ba mươi nước lớn

– Ve vẻ vè ve
Nghe vè nói ngược
Năm nay lớn nước
Thiên hạ được mùa
Sinh ra cái cua
Tám càng hai cẳng
Nhất trọng nhì hiệp
Vua chúa thì hiền
Giấy bản thì đen
Mực tàu thì trắng
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương xạ thì hôi
Thơm tho tổ cú

– Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Trên núi đặt lờ
Dưới sông bửa củi
Gà cồ hay ủi
Heo nái hay bươi
Nước kém mùng mười
Ba mươi nước lớn

– Ve vẻ vè ve
Nghe vè các rau
Thứ ở hỗn hào
Là rau ngành ngạnh
Trong lòng không chánh
Vốn thiệt tâm lang
Đất rộng bò ngang
Là rau muống biển
Quan đòi thầy kiện
Bình bát nấu canh
Ăn hơi tanh tanh
Là rau dấp cá
Có ba không má
Rau má mọc bờ
Thò tay sợ dơ
Nó là rau nhớt

– Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chim chóc
Hay moi hay móc
Vốn thiệt con dơi
Thấy nắng thì phơi
Là con Diệc mốc
Lặn theo mấy gốc
Là chim Thằng Chài
Lông lá thật dài
Là con chim Phướn
Rành cả bốn hướng
Là chim Bồ Câu
Giống lặn thật lâu
Là con Cồng Cộc
Ăn táp sồng sộc
Là con chim Heo

– Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt, chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam

Loài côn trùng sống vài giờ, mỗi năm chỉ có một lần thành đặc sản bạc triệu ở Hà Nội
https://vietnamnet.vn/con-vo-dac-san-bac-trieu-o-ha-noi-duoc-thuc-khach-yeu-thich-2018003.html

Mùa bắt con vờ trên sông Hồng
https://vnexpress.net/mua-bat-con-vo-tren-song-hong-4455122.html?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR3U-SMDVXBOSOmdlojHyEJBNu00XHPTj38fdbOQl9GyjOlskwwddliqS8k_aem_AZvgy4wy5Jk2EpyPhIqmZSX4C8W4DqDtR9T9A4Z_57niI0KgwT62sdXTjOZx_jBmFnKQT1eGo9TnZBHrhLuQzIQ_

Chia sẻ:
Scroll to Top