CÓC LÀ CON GÌ, LÀ CÁI GÌ ?
—o—o—o—
ĐỘNG VẬT
– Con cóc :
– – – Các loại cóc : cóc gai mắt, cóc nước, cóc rừng, cóc cây, cóc rêu, cóc thạch anh, cóc tím, cóc rùa, cóc đốm, cóc mài, cóc nhà, cóc bà mụ, cóc đào hang, cóc chân mai,
– – – Cóc phong thuỷ, cóc tinh thần, cóc năng lượng, cóc xứ sở còn được gọi là thiềm : thiềm cung, cung thiềm, thiềm thừ, kim thiềm, thiềm tô (nhựa cóc).
– – – – – – Thần thoại cổ đại cho rằng, trong mặt trăng có cóc, do đó hình ảnh mặt trăng thường hay được dùng bằng các từ như thiềm luân (tuần trăng), thiềm phách (vầng trăng), nguyệt thiềm, thiềm quang (ánh trăng), thiềm cung/cung thiền (cung trăng), thiềm quế (chỉ cây quế trên cung trăng) hay thiềm khuyết (cung trăng)…
– – – – – – Thiềm chức : là các chức năng bình thường, phát triển trong đời sống >< Thiên chức là các chức năng của trời ban, trời cho, mang sẵn tính trời
– – – – – – Thiềm độc = Thiểm độc = Hiểm độc
– Cá cóc
– – – Cá cóc giống con cá
– – – Cá cóc giống con thằn lằn lửa : Cá cóc Tam Đảo
THỰC VẬT
– Cây cóc mẩn
– Cây cóc kèn
– Cây cóc (cho quả cóc)
CẤU TRÚC – ĐỒ VẬT
– Cóc : đám dây rối, cục bối do tác động của lực kéo quá căng như lò xo, thu lại mà thành
– Van cóc (ball valve)
– Chợ cóc, hàng cóc, quán cóc
VẬN HÀNH – THANH ÂM
– Cóc cách, cóc ca cóc cách
– Lóc cóc, lóc ca lóc cóc
CÓC (THÁI ĐỘ) = PHỦ ĐỊNH
– cóc cần, cóc thèm, cóc đi, cóc thích …
Cây thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn
Của trời của đất, của cóc riêng ai
Vàng biết đâu mà móc, cóc biết đâu mà tìm
“Ông tiền ông thóc, ông cóc cần ai”
“Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai.”
CÓC (HÀNH ĐỘNG)
– Bắt cóc : Đi bắt cóc là chụp lấy con cóc, cho vào túi buộc kín, mang về, người bị bắt cóc cũng bị đối xử như vậy
– Nhảy cóc : Nhảy từ A đến B bỏ qua các điểm ở giữa A và B
CÓC (ĐỊA DANH)
– Thiềm Cung, Phú Thọ
– Gò thiềm thừ, Ba La, Văn La, Hà Nội là nơi chôn bà Hương Vân Cái Bồ Tát, mẹ vua Kinh Dương Vương
– Ấp Cả Cóc, Long An
– Vườn hoa con cóc ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Núi Cốc, hồ núi Cốc
CÓC (NHÂN VẬT)
– Tổng Cóc
—o—o—o—
BIỂU TƯỢNG CÓC
– Cóc gặm : Lem nhem như cóc gặm
– Cóc bịch : To, tròn, bụ bẫm như cóc bịch
– Cóc cáy : Đen như cóc cáy, xù xì cóc cáy
– Cóc khô : Có cái cóc khô gì mà mày phải sợ, Thằng đó là cái cóc khô gì, Mày biết cái cóc khô gì
– Cóc rác : Đồ cóc rác = Đồ cóc không có giá trị
– Cóc bôi vôi
Đừng có chết mất thì thôi
Kìa như cái cóc bôi vôi lại về
Lăn lóc như cóc bôi vôi
SỰ TÍCH
– Cóc lên Thiên đình kiện Ngọc Hoàng vì trời để hạ giới hạn hán, cóc cùng các loài vật dưới đất đánh thắng quân nhà trời và cuối cùng ông trời phải làm mưa :
– – – Long Vương, với sứ giả là cóc gắn với nước trời, nước mưa
– – – Diêm Vương gắn với nước đất, nước thanh âm, nước tinh thần,
– – – Tản Viên gắn với nước mộc, nước chảy trong mạch
– – – Ngọc Hoàng thì gắn với lửa gây ra sự khô hạn của cả trời, đất và cây, bởi vì thổ hút nước và hoả làm khô nước
– Cóc kiện cá Trê cướp nòng nọc con vì bọn nòng nọc khi chưa đứt đuôi thì sống dưới nước và giống cá Trê, không giống cóc : Cóc gắn với các bản chất, các tính chất, các đặc tính dòng máu và giống loài mà mâu thuẫn hay phủ định hình tướng cấu trúc bề mặt, đại diện bởi Ngọc Hoàng
– Lưu Hải thu phục yêu quái Cóc, đánh Ngọc Hoàng :
– – – Lưu Hải cưỡi Cóc là biểu tượng tinh thần – thân thể của Long Vương,
– – – Ngưu Lang và con trâu là tinh thần – thân thể của Tản Viên
CÁT TƯỜNG & CÁT TIÊN
– Cóc ngồi ở các góc của mặt trống đồng, mặt thạp đồng
– – – Biểu tượng của các kỳ vận hành của lửa trong môi trường nước, là lực đà
– – – Biểu tượng của các kỳ vận hành của thổ trong môi trường khí, là cát bụi
– Cóc ngậm đồng tiền
– – – Biểu tượng cát tường hay hanh thông mang tính kim thổ
– – – Gắn với sự tích Lưu Hải thu phục cóc
CÓC GỌI MƯA (nước trời)
– Cóc là biểu tượng của nước trời
– – – Cóc miệng phun ra nước đài phun nước, ở vườn hoa
– – – Cóc gọi mưa
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt, chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam …
—o—
Đồng khô đất trắng, cóc kêu inh làng
– – – Cóc kiện trời để làm mưa
CÓC LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA VẬT CHỨA ĐẤT
– Cóc là biểu tượng của các vật dụng đựng nước : cốc, chén, đĩa
Úp chén úp dĩa
Dĩa ngu dĩa ngốc
Con cóc cụt đuôi
Ở bờ ở bụi
Ai nuôi mày lớn,
Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.
– Da cóc thô ráp, xấu xí chứa tinh thần hay điều quý giá, tinh tế mang tính thuỷ bên trong
Da cóc mà bọc trứng gà.
Bổ ra thơm ngát cả nhà khen ngon (Là trái mít)
Da cóc mà bọc bột lọc.
Bột lọc mà bọc hòn than (Là trái nhãn)
Ngoài da cóc, trong bột lọc, giữa đậu đen (Là trái mảng cầu ta)
Da cóc mà bọc trứng tiên.
Của mua mất tiền mà chẳng được ăn (Là củ gì?)
Mẹ trọc đầu con da cóc (Là quả gì?)
Cóc xương lòi da
Mình da cóc trong bọc vàng
Da xấu như da cóc
Nhớ thì nên quên thì khóc
Sù sì da cóc lắm thóc cũng hơn
Vay nên nợ đợ nên ơn
Bớt bát mất mặt còn hơn nợ nần
XỨ SỞ LONG VƯƠNG
– Cái cóc khô : Vì cóc là biểu tượng của xứ sở Long Vương, nên “cái cóc khô” là cái vô giá trị
– Cóc là cậu ông trời (Ngọc Hoàng) : Cóc là biểu tượng của xứ sở Long Vương, mà trực tiếp phủ định và đối đầu với quyền lực của Ngọc Hoàng là quyền lực tuyệt đối và duy nhất của mặt trời trung tâm, vua, hoàng đế, mà đều là lửa trời
– Biểu tượng của hình tướng xấu xí ngược lại với hình thức nổi bật và sáng chói kiểu Ngọc Hoàng
CÓC & TRỜI, PHẬT
Cóc vái trời
—o—
Cóc kiện trời
—o—
Cóc kêu có trời
—o—
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó là trời đánh cho
—o—
Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời
—o—
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe
—o—
Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
—o—
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
Dân kêu kêu mãi mấy đời thấu ai
Của dân đem nộp quan xài
Hở môi quan đá, quan bạt tai, bỏ tù
Nhục hèn đã mấy mươi thu
Lẽ mô chịu câm chịu điếc chịu đui mù răng bà con
Còn trời còn nước còn non
Còn Tây ở lại dân ta còn đấu tranh
—o—
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he cống rụt
—o—
Cóc mà không cắn thì thôi
Hễ cóc đã cắn Thiên Lôi cũng chờn
TÍNH CÁCH CÓC
– Sự gan dạ : Gan tóc tía
– Sự thâm hiểm : Nọc cóc
MÀU CÓC
– Cóc tía là biểu tượng của lửa trời :
Gan cóc tía
– Cóc đen là biểu tượng của nước đất
Con cóc là con cóc đen
Hai vợ chồng trẻ thắp đèn ăn cơm
Ăn ra xới xới đơm đơm
Muốn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùi
Chồng giận chồng đánh ba dùi
Chạy ra ngoài ngõ để nồi chuột tha
Chuột tha lên núi lên non
Chuột tha làm tổ cho con nó nằm
Chuột tha đem bán chợ Đầm
Bán đắt bán rẻ quan năm chuột về
TÍNH CÁ THỂ
– Đại diện cho tính cá thể, độc lập, một mình,
Úp chén úp dĩa
Dĩa ngu dĩa ngốc
Con cóc cụt đuôi
Ở bờ ở bụi
Ai nuôi mày lớn,
Dạ thưa thầy, con lớn mình ên
– Đại diện cho tính không muốn liên quan dây dưa, dính mắc đến ai bao gồm vợ chồng, con cái, cha mẹ …
Con cóc ở góa đã lâu
Chàng hiu đến nói, lắc đầu không ưng
Nhái bầu đâu ở sau lưng
Nó kêu cái ẹo, khuyên ưng cho rồi
– Tính đơn lẻ, thiếu hệ thống
Cóc kêu dưới vũng tre ngâm,
Cóc kêu mặc cóc tre dầm mặc tre
Bắt cóc bỏ đĩa
Nhảy cóc
– Sự quay lưng của cá nhân với thế giới bên ngoài : Cóc quay lưng ra ngoài, Cóc quay lưng lên trời
Con cóc nó ngồi trong hóc
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là con cóc
Con cóc nó ngồi nó khóc
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là cóc con
Cóc chết ba năm quay đầu về núi
NGHỊCH LÝ TẠO RA BỞI CÁ THỂ
– Sự phủ định, sự không chấp nhận trật tự quyền lực duy nhất bằng công bằng cho cá nhân và quyền lợi cho số đông :
– – – Cóc kiện ông trời
– – – Cóc kiện cá Trê
Ngày qua tháng lại
Vật đổi sao dời
Nòng nọc đứt đuôi
Nhảy lên mặt đất
Rõ ràng cóc thật
Chẳng phải trê nào!
Cả xóm xôn xao
Ðồn đi khắp huyện
Cóc cho nghe chuyện
Tìm đến thử coi
Nhận rõ con rồi
Lại xin lỗi vợ
Trăm nghìn lạy mợ
Vì trót quá ghen
Ở không trọn nghĩa
– Các nghịch lý không thể xảy ra hoặc chỉ xảy ra với riêng cóc
– – – Con cóc là cậu ông trời
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
– – – Con cóc là cậu ông đồ
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền
– – – Cóc chết có minh tinh
Cóc chết lại có minh tinh
Thất nghiệp nằm đình, có trống cầm canh
– – – Cóc cưỡi rồng
Nỏ thà ấp mạ giường không
Đừng cho con cóc cỡi rồng khó coi
– – – Cóc đớp sao trời
Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời
– – – Cóc ăn thịt thiên nga
Cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga
– – – Cóc lồng như ngựa lồng
Ngựa lồng cóc cũng lồng
– – – Cóc đánh đông dẹp bắc
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn
– – – Cóc bắt bướm
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu
– – – Cóc mọc hai đuôi
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Thằn lằn hai lưỡi, gái nuôi hai chồng
– – – Cóc lại có lông nách
– – – Cóc đi guốc
Cóc đi guốc, khỉ đeo hoa
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi
– – – Cóc leo thang
Nực cười cóc nọ leo thang
Chìa vôi hút thuốc, hổ mang ăn trầu
Cóc hèn giữ phận cóc quê
Có đâu thẽ thọt toan bề leo thang
Dễ tức cười con cóc nó leo thang
Trèo lên tụt xuống, cứ trương gan mà trèo?
– Chín tầng mây con cóc nỏ thèm leo
Cóc ở hang sâu, cóc kêu một tiếng, mưa gieo bốn bề!
CA DAO, TỤC NGỮ
CÓC = KHÔNG (PHỦ ĐỊNH)
Cây thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn
Của trời của đất, của cóc riêng ai
Vàng biết đâu mà móc, cóc biết đâu mà tìm
Ông tiền ông thóc, ông cóc cần ai
Bà giàu, bà thóc, bà cóc gì ai.
CÓC & THÁNG SÁU, THÁNG BẢY
Rằm tháng bảy, cóc nhảy lom xóm
—o—
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn …
CÓC KHÔ
Thần thế cóc khô
Là cái cóc khô gì
CON CÓC
—0—
Con cóc mà ngóc ao bèo
Tôi ngỡ anh khá tôi theo anh về
Ai ngờ công nợ rề rề
Tôi trốn tôi tránh tôi về nhà tôi
Thầy tôi muốn lấy một nường ngoài Nga
Ai làm cho mẹ tôi già
Lưng eo vú dếch, cho cha tôi buồn
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là con cóc
Con cóc nó ngồi nó khóc
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Ấy là cóc con—o—Hồn ếch ta đã về đây
Mãi năm khô hạn ta nay ở bờ
Ở bờ những hộc cùng hang
Tay thì cá giỏ, tay thì cần câu
Nó có chiếc nón đội đầu
Khăn vuông chít tóc ra màu xinh xinh
Nó có cái quạt cầm tay
Nó có ống nứa bỏ đầy cóc con
Nó có chiếc cán thon thon
Nó có sợi chỉ thon thon mà dài
Ếch tôi mới ngồi bờ khoai
Nó giật một cái đã sai quai hàm
Mẹ ơi lấy thuốc cho con
Lấy những lá ớt cùng là xương sông
Ếch tôi ở tận hang cùng
Bên hè rau muống, phía trong bờ dừa
Thằng măng là con chú tre
Nó bắt tôi về làm tội lột da
Thằng hành cho chí thằng hoa
Mắm muối cho vào cay hỡi đắng cay
—o—
Úp chén úp dĩa
Dĩa ngu dĩa ngốc
Con cóc cụt đuôi
Ở bờ ở bụi
Ai nuôi mày lớn,
Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.
—o—
Dung dăng dung dẻ,
Dắt trẻ đi chơi.
Đến cửa nhà trời,
Lạy cậu lạy mợ,
Cho cháu về quê,
Cho dê đi học,
Cho cóc ở nhà,
Cho gà bới bếp,
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
CÓC TÍA (tía – má)
Gan cóc tía
CÓC ĐEN
Con cóc là con cóc đen
Hai vợ chồng trẻ thắp đèn ăn cơm
Ăn ra xới xới đơm đơm
Muốn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùi
Chồng giận chồng đánh ba dùi
Chạy ra ngoài ngõ để nồi chuột tha
Chuột tha lên núi lên non
Chuột tha làm tổ cho con nó nằm
Chuột tha đem bán chợ Đầm
Bán đắt bán rẻ quan năm chuột về
CÓC CỤ (cụ – chắt)
Con cóc cụ
—o—
Ve vẻ vè ve
Cái vè loài vật
Trên lưng cõng gạch
Là họ nhà cua
Nghiến răng gọi mưa
Đúng là cụ cóc
Thích ngồi cắn chắt
Chuột nhắt, chuột đàn
Đan lưới dọc ngang
Anh em nhà nhện
Gọi kiểu tóc bện
Vợ chồng nhà sam …
—o—
CÓC GIÀ
Vợ anh như con cóc già
Ngồi trong cửa sổ, nhảy ra vừa rồi
CÓC GOÁ
Con cóc ở góa đã lâu
Chàng hiu đến nói, lắc đầu không ưng
Nhái bầu đâu ở sau lưng
Nó kêu cái ẹo, khuyên ưng cho rồi
CÓC THÀY
Thày đồ cóc
CÓC TỔNG
Ông tổng cóc
CÓC CẬU
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho
Con cóc là cậu thầy nho
Hễ ai nuôi nó trời cho quan tiền
CÓC SANG
Cóc quen vui thú bờ hồ,
Khi ra đài các, khi vô cung đình.
CÓC HÈN
Cóc hèn giữ phận cóc quê
Có đâu thẽ thọt toan bề leo thang
CÓC HỦI
Cóc hủi núp bụi tre còi
Tui không dạm nó, nó đòi lấy tui
CÓC ĐEN – CÓC TÍA – CÓC BÔI VÔI
Gan cóc tía
—o—
Đừng có chết mất thì thôi
Kìa như cái cóc bôi vôi lại về
—o—
Lăn lóc như cóc bôi vôi
—o—
Con cóc là con cóc đen
Hai vợ chồng trẻ thắp đèn ăn cơm
Ăn ra xới xới đơm đơm
Muốn cho sạch sẽ lấy rơm mà chùi
Chồng giận chồng đánh ba dùi
Chạy ra ngoài ngõ để nồi chuột tha
Chuột tha lên núi lên non
Chuột tha làm tổ cho con nó nằm
Chuột tha đem bán chợ Đầm
Bán đắt bán rẻ quan năm chuột về
DA CÓC
Da cóc mà bọc trứng gà.
Bổ ra thơm ngát cả nhà khen ngon (Là trái mít)
—o—
Da cóc mà bọc bột lọc.
Bột lọc mà bọc hòn than (Là trái nhãn)
—o—
Ngoài da cóc, trong bột lọc, giữa đậu đen (Là trái mảng cầu ta)
—o—
Da cóc mà bọc trứng tiên.
Của mua mất tiền mà chẳng được ăn (Là củ gì?)
—o—
Mẹ trọc đầu con da cóc (Là quả gì?)
—o—
Cóc xương lòi da
—o—
Da xấu như da cóc
—o—
Sần sùi da cóc
—o—
Mình da cóc trong bọc vàng
—o—
Nhớ thì nên quên thì khóc
Sù sì da cóc lắm thóc cũng hơn
Vay nên nợ đợ nên ơn
Bớt bát mất mặt còn hơn nợ nần
MẬT CÓC
– Anh có thương em thì cho em một đồng,
Để em mua gan công, mật cóc thuốc chồng em theo anh
– Nghe hò tao bắt nổi xung
Dớt cho một phảng chết chung cho rồi!
—o—
GAN CÓC
Gan cóc tía
—o—
Thi gan cóc tía
—o—
Ăn cơm lừa thóc,
Ăn cóc bỏ gan
—o—
Cóc có gan cóc, kiến có gan kiến
BỤNG CÓC
Bụng cóc chửa,
—o—
Phình bụng cóc
—o—
Bụng như cóc mài
ĐUÔI CÓC
Khi nào cóc mọc hai đuôi
Thằn lằn hai lưỡi, gái nuôi hai chồng
—o—
Úp chén úp dĩa
Dĩa ngu dĩa ngốc
Con cóc cụt đuôi
Ở bờ ở bụi
Ai nuôi mày lớn,
Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.
NHỰA CÓC
LÔNG NÁCH CÓC
Cóc mọc lông nách
CÓC & PHẬT
Con cóc giữ chùa
—o—
Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he cống rụt
—o—
Cóc chết lại có minh tinh
Thất nghiệp nằm đình có trống cầm canh
CÓC & TRỜI
Cóc vái trời
—o—
Cóc kiện trời
—o—
Cóc kêu có trời
—o—
Con cóc là cậu ông trời
—o—
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe
—o—
Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
—o—
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
Dân kêu kêu mãi mấy đời thấu ai
Của dân đem nộp quan xài
Hở môi quan đá, quan bạt tai, bỏ tù
Nhục hèn đã mấy mươi thu
Lẽ mô chịu câm chịu điếc chịu đui mù răng bà con
Còn trời còn nước còn non
Còn Tây ở lại dân ta còn đấu tranh
CÓC NGỒI
Rành rành ba góc, giữa con cóc ngồi
Hai bên thiên lôi, hai bên địa võng (cái vú)
BẮT CÓC
Bắt cóc bỏ đĩa
CÓC KÊU
Cóc kêu trời nắng
Cóc gõ mõ trời mưa
Cóc kéo cưa trời gió
Đồng khô đất trắng, cóc kêu inh làng
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
Dân kêu kêu mãi mấy đời thấu ai
CÓC CẮN
Cóc cắn rắn mổ
Cóc mà không cắm/cắn thì thôi
Hệ cóc đạ cắm thiên lôi cụng chờn
MẬT CÓC
Anh có tiền riêng cho em mượn ít đồng
Mua gan công, mật cóc thuốc chồng theo anh
CÓC KIẾN
Cóc có gan cóc, kiến có gan kiến
CÓC NHÁI
Cóc làm tội nhái, nhái làm tội ễnh ương
CÓC RÒI
Không cho nói thì khóc,
Cho nói như cóc táp ròi
CÓC TRÙN
Ngồi chóc bóc như cóc ngậm trùn
CÓC CẮN
Cóc mà không cắn thì thôi
Hễ cóc đã cắn Thiên Lôi cũng chờn
CÓC NGHIẾN RĂNG
—o—
Cóc nghiến răng, đang nắng thì mưa
—o—
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe
—o—
Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
—o—
CÓC KÊU
Cóc kêu dưới rãnh tre ngâm
Cóc kêu mặc cóc, tre dầm mặc tre
—o—
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
Dân kêu kêu mãi mấy đời thấu ai
Của dân đem nộp quan xài
Hở môi quan đá, quan bạt tai, bỏ tù
Nhục hèn đã mấy mươi thu
Lẽ mô chịu câm chịu điếc chịu đui mù răng bà con
Còn trời còn nước còn non
Còn Tây ở lại dân ta còn đấu tranh
CÓC NGHE
Nói thì cóc trong lỗ cũng muốn bò ra nghe
CÓC CHẾT
Cóc chết ba năm quay đầu về núi
Nguồn gốc của cóc là núi, xứ sở của cóc chứ không phải đầm lầy, nên cóc chịu hạn và sống trên cạn tốt hơn nhiều so với ếch nhái. Chỉ có giai đoạn phôi và nòng nọc là cóc ở trong nước mà thôi.
—o—
Cóc chết lại có minh tinh
Thất nghiệp nằm đình, có trống cầm canh
—o—
CÓC NHÁI
Nôm na là cha cóc nhái
—o—
Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra
—o—
Trời gầm cóc nhái đua theo
Rồng đua dưới nước, trùn đeo đít vò
—o—
Cóc chết bao thuở nhái rầu
Ễnh ương lớn tiếng, nhái bầu dựa hơi
—o—
Cóc chết nàng nhái rầu rầu
Chàng hiu đi hỏi lắc đầu hổng ưng
Con ếch ngồi ở gốc đưng
Nó kêu cái ẹo biểu ưng cho rồi
—o—
Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều móc móc cứ ưng cho rồi
—o—
CON CÓC CƯỠI RỒNG
Nỏ thà ấp mạ giường không
Đừng cho con cóc cỡi rồng khó coi
—o—
Cóc cưỡi rồng
—-o—
Nỏ thà ấp mạ giường không
Đừng cho con cóc cợi rồng khó coi.
CÓC LỒNG NHƯ NGỰA LỒNG
Ngựa lồng cóc cũng lồng
CÓC ĐÒI ĂN THỊT THIÊN NGA
Cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga
CÓC LEO THANG
Dễ tức cười con cóc nó leo thang
Trèo lên tụt xuống, cứ trương gan mà trèo?
– Chín tầng mây con cóc nỏ thèm leo
Cóc ở hang sâu, cóc kêu một tiếng, mưa gieo bốn bề!
—o—
Nực cười cóc nọ leo thang
Chìa vôi hút thuốc, hổ mang ăn trầu
—o—
Con cóc mà đòi leo thang
Leo lên rớt xuống than van nỗi gì.
CÓC LEO CÀNH
Con cóc leo cành vọng cách
Lăn xuống cái cọc nó cạch đến già.
Con cóc mày trèo cành nho
Anh kia không vợ hay mò đi đêm
CÓC ĂN TRẦU
Con cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai làm lẽ chồng tôi thì lam
CÓC ĐEO HOA
Bao giờ cóc biết đeo hoa
Cho voi đánh phấn, cho gà nhuộm răng
CÓC ĐI GUỐC
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi
—o—
CÓC ĐỚP SAO TRỜI
Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời
—o—
CÓC THEO BẮT BƯỚM
Con cọp mắc cạn dưới sông
Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào
Giọng thấp rồi lại giọng cao
Gào lâu mỏi miệng thỏ vào nằm queo
Bao giờ chuột đến với mèo
Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau
Thì ta đây mới hết thảm sầu
—o—
CÓC ĐI ĐÁNH GIẶC BỐN PHƯƠNG NHỌC NHẰN
Bước sang tháng sáu giá chân
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi
Con chuột kéo cày lồi lồi
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong
Vườn rộng thì thả rau rong
Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa
Đàn bò đi tắm đến trưa
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương
Voi kia nằm dưới gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn …
CON CỦA CÓC GIỐNG TRÊ
Ngày qua tháng lại
Vật đổi sao dời
Nòng nọc đứt đuôi
Nhảy lên mặt đất
Rõ ràng cóc thật
Chẳng phải trê nào!
Cả xóm xôn xao
Ðồn đi khắp huyện
Cóc cho nghe chuyện
Tìm đến thử coi
Nhận rõ con rồi
Lại xin lỗi vợ
Trăm nghìn lạy mợ
Vì trót quá ghen
Ở không trọn nghĩa
—o—
2. Cọc
Cái cọc
Đóng cọc
Cọc rào
Đặt cọc
Tiền cọc, tiền cả cọc
Cọc abc
Cằn cọc
Cọc cằn
Cọc cạch
Cọc quạch: cộc lốc
Còi cọc
Người cọc
Cây cọc
Cọc chèo : Chị em cọc trèo
Cọc đi tìm trâu
Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc
Cọc vịn giậu, giậu tựa cọc
Cha già con cọc
Ốc không mang nổi mình ốc đòi mang cọc cho rêu
Con kiến mày leo cành đa
Leo phải cành cọc leo ra leo vào
Nín thít như gái ngồi phải cọc
Ba cọc ba đồng
Đóng cọc chăng dây