CỎ TRÊN TRỜI & DÒNG MÁU THẦN NÔNG
—o—o—o—
CỎ TRÊN TRỜI
Cỏ trên trời là loại cỏ kỳ lạ nhất mà ai cũng biết nhờ có thằng Cuội
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút, cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Thằng cuội chết tối hôm qua
Đánh trống đánh phách đưa ma ra đồng
Người cha trên trời của Cuội là Cha Trời. Cha Cuội cắt cỏ trên trời và Cuội ngồi dưới gốc cây đa gọi cha bởi vì cha của Cuội là Thần Nông. Cỏ trên trời mà cha Cuội cắt là cỏ tinh huyết giống của Thần Nông, để sinh ra các loài cây cỏ khác.
Trên trời có ông sao Thần
Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm.
Sang xuân Thần cúi lom khom
Là mùa trồng đậu, dân làng biết chăng?
Bước sang tháng chín rõ trăng
Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa
Bài ca dao trên nói về Thần Nông làm nông. Trừ Thần Nông ra không ai cắt cỏ được. Người thường mà nói về “cỏ trên trời” là ngụ ý về những điều không thể xảy ra, như bài vè nói ngược sau nói về trạng thái “trên trời lắm cỏ”
VÈ NÓI NGƯỢC
Ve vẻ vè ve
Cái vè nói ngược
Non cao đầy nước
Đáy biển đầy cây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ
Chim thì có mồm
Thẳng như lưng tôm
Cong như cán cuốc
Thơm nhất là cú
Hôi nhất là hương
Đặc như ống bương
Rỗng như ruột gỗ
Chó thì hay mổ
Gà hay liếm la
Xù xì quả cà
Trơn như quả mít
Meo meo là vịt
Quạc quạc là mèo
Trâu thì hay trèo
Sóc thì lội nước
Rắn thì hay bước
Voi thì hay bò
Rụt như cổ cò
Dài như cổ vịt
Đỏ như quả quýt
Vàng như quả hồng
—o—o—o—
CỎ LÚA, CỎ TRỜI, CỎ MÁU
Cỏ cây bình thường không mọc ở trên trời
Dầu mà cỏ mọc trên trời
Sao sa xuống đất, cũng không rời nợ duyên
Thứ cỏ trời duy nhất trên thế gian được gọi là cỏ trời chính là lúa, một cây lượng thực họ cỏ.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Lúa ở Tháp Mười gọi là lúa trời bởi vì nó tự mọc, chứ không do người gieo hái và nó cũng tự rụng. Vì sự bí ẩn của nó nên lúa trời ở Đông Tháp còn được gọi là lúa ma.
Nếu trong cơ thể của chúng ta có những loại tế bào sinh ra được những tế bào khác, gọi là tế bào gốc, thì trong các loại cỏ cũng có một loại cỏ gốc sinh ra được tất cả các loại cỏ khác, là cỏ gốc. Cỏ gốc chính là lúa. Trâu của Cuội ăn lúa, vì lúa là loại cỏ bổ dưỡng nhất, quý giá nhất trong các loại cỏ.
Cỏ là loài ăn tinh huyết trời đất. Cỏ mọc tự nhiên theo các mạch tinh huyết này của đất.
Lúa là cỏ gốc nên lúa sẽ ăn được tinh cha Trời và mẹ Đất, cho nên người ăn lúa thì cũng nhận được tinh cha Trời và mẹ Đất. Cỏ lúa do đó còn được gọi là cỏ máu.
Khi lúa có mã gen gốc của nhiều giống cỏ nên nó có thể chuyển sang một giống cỏ khác
Cấy lúa, lúa trổ ra năn
Kẻ trộm gặt mất, con ăn bằng gì?
Con ăn lộc sắn, lộc si
Con ăn bằng gì cho đến tháng năm?
—o—o—o—
CỎ & TINH HUYẾT TRỜI ĐẤT
Trong bộ Địa chi, có con trâu (Sửu), con ngựa (Ngọ), con dê (Mùi) là động vật ăn cỏ, còn các con vật khác đều đi lại, làm tổ, kiếm mồi trên nền đất cỏ của cánh đồng hoặc của cánh rừng. Sở dĩ đồng và rừng, có cánh là bởi vì đồng và rừng được tinh cha Trời nuôi dưỡng.
Cỏ ăn tinh trời huyết đất, nên sữa cỏ và sương đọng trên cỏ rất đầy đủ âm dương. Trâu bò và dê ăn cỏ, là tinh huyết trời đất nên sữa của nó rất bổ dưỡng, người dùng được. Sữa bò thì nhiều huyết mẹ và sữa dê thì nhiều tinh cha.
Trâu ơi, ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Con trâu của Cuội ăn lúa không phải là điều gì bất thường vì cây cỏ nào cũng phải nối được về gốc của nó là lúa, thì nó mới không bị suy, và con trâu nào cũng phải ăn được thức ăn gốc của nó là lúa thì nó mới còn là trâu.
Các động vật ăn cỏ trên chỉ ăn thân cỏ và ngọn cỏ thôi, vì thân cỏ và ngọn cỏ là nơi tinh huyết của cỏ kết hợp và tuôn trào trong sữa và trong sương sớm đọng trên cỏ. Cây cỏ bị ăn thân và ăn ngọn sẽ lại đón nhận tinh huyết trời đất để mọc lại thân ngọn mới từ gốc cũ. Trường hợp cần bới gốc của cỏ lên là để “nhổ cỏ tận gốc” cỏ dại và cỏ hại.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Ngựa chỉ ăn cỏ để sống nên khi ngựa đau nghĩa là cỏ có độc, khí đất ở nơi cỏ mọc bị nhiễm độc. Do đó khí có một con ngựa đau, là cả tàu ngựa bỏ cỏ luôn, để tránh tình trạng cũng bị nhiễm độc. Tức nhiên là tàu ngựa có sự kết nối chia sẻ với nhau mới làm được như vậy, nhưng không phải chúng bỏ ăn để thể hiện sự cảm thông với nhau như suy diễn của chúng ta.
Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu
Cỏ đồng màu là cỏ trên đồng trồng hoa màu, chứ không phải cỏ mọc trên đồng lúa. Cỏ đồng màu là cỏ ăn nhiều tinh cha. Con gái nhận máu mẹ, nên con gái đi chăn trâu thì chỉ làm giàu máu cha chứ phận cô máu mẹ chẳng nhận được là bao nhiêu.
Công anh bứt cỏ bỏ tàu
Ngựa quan, quan cưỡi, có màu chi anh
Quan cưỡi ngựa, ngựa ăn cỏ, cỏ ăn tinh huyết đất trời, nhưng ngựa không tự ăn cỏ mà có người làm của quan bứt cỏ cho ngựa ăn, nghĩa là ngựa quan và quan gián tiếp ăn công sức của anh, chứ anh chả được gì từ cỏ tinh cha huyết mẹ.
—o—o—o—
CỎ BỒ ĐỀ
Còn có một thứ cỏ kỳ lạ nữa mà ca dao nhắc đến là cỏ bồ đề.
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Một số người cho rằng trong bài ca dao này cỏ bồ đề là tên gọi của cỏ ý dĩ. Đây là loại cỏ mọc đầy ở các mô đất hoang, bờ mương hay dọc triền đê. Hạt cỏ ý dĩ trắng như hạt ngọc, trẻ con lấy chơi, xâu chuỗi thành cườm đeo tay, người ta gọi là cỏ bồ đề. Nó họ lúa, còn gọi là cỏ bo bo, cho hạt bo bo ăn được.
Ngựa trong ca dao là biểu tượng của khí huyết, còn Bồ Đề là một biểu tượng gắn với đức Phật, cho nên cỏ Bồ Đề cho Ngựa Ông ăn cũng kỳ lạ chẳng kém gì cỏ trên trời mà cha Cuội cắt, nghĩa là nó cũng liên quan đến tinh cha huyết mẹ.
Con trâu của Cuội, thằng bé chăn trâu đi một bộ với nhau là biểu tượng về thân và tâm của nam dưới tuổi dạy thì. Con trâu của Cuội chăn ăn cỏ lúa.
Con trâu của Ngưu lang và Ngưu Lang, chàng trai chăn trâu cũng đi một bộ với nhau, là biểu tượng về thân và tâm của nam ở lứa tuổi thanh niên sẵn sàng làm chồng và làm cha. Ngưu Lang – Con trâu đối xứng với nàng Chức Nữ dệt vải, đã rất đủ đầy thiên chức phụ nữ.
—o—
CỎ & NƯỚC NON
Nước non vẫn nước non này
Nước non quanh quất, cỏ cây xanh rì
Rừng hoang cỏ rậm thiếu chi
Phen này ta quét sạch đi cho rồi
Bài ca dao này tương truyền là lời Đinh Bộ Lĩnh thường hát cùng chúng bạn chăn trâu thời niên thiếu.
Hì hà hì hụi
Phát bụi phát bờ
Cho lau phất cờ
Cho trâu ra trận
Ba thằng ba đấm
Chết sạch quân thù
Cho cô đi chợ
Cho tớ đi trâu
Cho lau phất cờ.
Ngày bé Đinh Bộ Lĩnh thường hay tập trận với lũ bạn chăn trâu, lấy cỏ lau làm cờ.
Cỏ vùng Bãi Sậy còn xanh
Đá vùng Yên Thế chênh vênh chẳng mòn
—o—
CỎ & CON RỒNG CHÁU TIÊN
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên
Gió Động Đình mẹ ru con ngủ : Động Đình là quê cha của con rồng cháu tiên.
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh : Trăng Tiền Đường là mẹ xứ sở của con rồng cháu tiên.
Tiết trời thu lạnh lành lanh : Tiết thu lạnh lành lanh là đã cuối thu chuẩn bị sang đông
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông : Tại sao cỏ cây khóc mùa hạ đã qua và hoa cành thương mùa đông chưa tới ?
Bống bồng bông, bống bồng bông : Là lời gọi con rồng cháu tiên
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên : Võng đào này là lưới xứ sở, lưới đồng bào của con rồng cháu tiên.
Người mẹ ru con rồng cháu tiên là mẹ Đất, mẹ xứ sở của người Việt, đối xứng với cha Trời của người Việt, Thần Nông.
—o—
CÂY CỎ CHẠ
Vườn có chủ giữ gìn cây cỏ chạ
Hoa có rào ngăn đón bướm ong vô
Vườn có chủ giữ gìn cây cỏ chạ : Cỏ chạ là cỏ kết chạ, một dạng cỏ có khả năng kết nối các cây trong vườn với nhau và với giống loài gốc chung của chúng, nhờ đó cây trong vườn sẽ không bị suy thoái.
Hoa có rào ngăn đón bướm ong vô : Một số loài hoa có thể được bướm giúp thụ phấn, nhưng có loại hoa bảo vệ phấn khỏi ong bướm, là bọn khác loài với hoa và có thể gây sự pha trộn phấn hoa.
Thần Nông là chủ vườn địa đàng. Vườn địa đàng là nơi lưu giữ giống gốc các loài sinh vật trên Trái đất.
Sự tích Adam và Eva bị đuổi khỏi vườn Địa Đàng có một ý nghĩa là Adam và Eva đã quên mất nguồn gốc của mình, Adam và Eva được coi là thuỷ tổ của loài người, nhưng chính Adam và Eva lại quên mất gốc của mình, khi còn trên vườn Địa Đàng.
—o—
CỎ DẠI
Kẻ nói suông như vườn cỏ dại
Cỏ dại cần phải hiểu là cây mất gốc. Kẻ nói suông là kẻ nói những điều không nắm được gốc.
Tiếc đám phù dung mọc chung cỏ dại
Cũng tỷ như hoa lài cặm phải chỗ dơ
Phù dung là một loài có khả năng nối về nguồn cội rất tốt, nhưng vì nó có tính bao dung và cả bao đồng, nên khi phù dung mọc chung với cỏ dại, một loài mất gốc và coi nó là đồng loại của cỏ dại thì nó cũng mất gốc.
—o—
CỎ MẢ
Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai
Cỏ mả là cỏ mọc trên mộ người chết. Có câu “mồ đã xanh cỏ” nghĩa là người dưới mộ đã mất đã đủ lâu, đã chuyển tiếp sang cảnh giới khác, cách biệt âm dương rõ ràng với người còn sống.
Cỏ mới là có biểu tượng cho một quan hệ âm dương mới. Ở đây mả chưa mọc cỏ, nhưng người vợ đã đậu thai với người chồng sau, nghĩa là sẽ có sự chồng chập các quan hệ dòng máu giữa hai người chồng.
—o—
ĐỘNG VẬT & THỰC VẬT GIỐNG CỎ
Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi
Chàng nên đi chọn những nơi dâu tàu
– Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh
Dâu tàu to lá nhưng mình không ưa
“Cỏ”, “lang”, “ta”, “hương” là những từ dùng để phân biệt một số thực vật và động vật sống hoang dại ngoài cánh đồng, với kích thước nhỏ nhưng thường thơm ngon hơn các giống được nuôi tập trung trong vườn chuồng với kích thước to mà được gọi là “tàu”, “tây”.
Về thực vật
– Dâu cỏ – Dâu tàu : Dâu ta có thể hiểu là dâu gốc, dâu giống chuẩn của ta, dâu phù hợp với ta, so với dâu tàu tuy to xác nhưng lai tạp hoặc mất gốc, chả khác gì cỏ dại.
– Chuối ta – Chuối tây
– Khoai lang – Khoai tây
– Lúa lang
Về động vật
– Vịt cỏ
– Chuột cỏ
– Rắn cỏ
– Chó cỏ
– Cá trắm cỏ
– Cầy hương
—o—
CỎ & DUYÊN NỢ LỨA ĐÔI
CỎ LÂU & BÓNG TRĂNG
Ca dao cũng có một bài khác rất thơ mộng nói về cỏ lau và trăng.
Bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi
Thỏ núp lùm chờ đợi bóng trăng
Bãi dài cát nhỏ lăn tăn
Phải duyên tiền định ngàn năm cũng chờ
Bãi cỏ lau khô sầu ai rã rượi : Cỏ lau khô nhất vào tháng mười và tháng mười một vì thời tiết lúc đó rất hanh khô.
Thỏ núp lùm chờ đợi bóng trăng : Con thỏ núp lùm chờ đợi bóng trăng trong bài ca dao này chính là con thỏ ngọc của chị Hằng Nga. Tháng mười và tháng mười một chính tháng bóng trăng.
Bãi dài cát nhỏ lăn tăn : Bãi dài là biểu tượng của bến bờ giữa những sự luân chuyển trong đó có mùa vụ.
Phải duyên tiền định ngàn năm cũng chờ : Bóng trăng liên quan đến kết đôi, và trong bóng trăng, ông Nguyệt Lão sẽ kết sợi tơ hồng đôi lứa.
—o—
CỎ NON
Đôi ta bắt gặp nhau đây
Như con bò gầy gặp bãi cỏ non
Cỏ non là cỏ nhiều sữa, liên quan đến dòng máu mẹ, rất quý cho bò gầy là bò thiếu dưỡng của dòng máu mẹ.
—o—
CỎ VÀNG
Em đi tìm anh, nước mắt nhỏ úa ngọn cỏ vàng
Anh không tin đi thử mấy nẻo đàng mà coi
Cỏ vàng cũng là cỏ úa, có rác. Có câu “nhiều như cỏ rác”. Đi tìm cỏ vàng bị úa bởi nước mắt của em đi tìm anh là việc vô nghĩa.
—o—
CỎ LÁC
Có lác là cỏ để làm chiếu
Cọng cỏ trơn lu, sao kêu cỏ lác?
Con cò không nhát, sao gọi cò ma?
—o—
Mình em như bị lác đứt quai
Nhan sắc chi nữa mà hai người giành
—o—
Thà rằng chiếu lác có đôi
Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình
—o—
Đồng Bến Tre nhiều bưng, nhiều lác
Đường về Ba Vát nặng trĩu sầu riêng
Anh ra đi đã bốn năm liền
Sao không trở lại kết bạn hiền với em
—o—
CỎ TỰ MỌC
Đất láng nguyên tự nhiên cỏ mọc
Anh mảng lo nghèo bạn ngọc có đôi
—o—
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
Bởi mang chữ nghèo con bạn ngọc mới thôi
—o—
CỎ MỌC BỜ
Cái cỏ mà mọc bên đường
Con bò sáng sáng ra đường kiếm ăn
Cây cải lá nó quăn quăn
Con gà rúc rích ở sân tam tòa
Ngọn đèn tươi tốt bằng hoa
Mặt anh lại đỏ như hoa mặt trời
Ghế mây để xuống anh ngồi
Lòng anh thơ thẩn ra chơi vườn đào
—o—
Cỏ mọc bờ giếng cheo leo,
Lâm chung có bậu, hiểm nghèo có qua
—o—
Xa em, thảm lắm em ơi
Đường đi cỏ mọc, chỗ ngồi nhện giăng
—o—
CỎ MAY
Cỏ may mọc ở sân rồng
Tuy rằng bóng bảy nhưng dòng cỏ may
—o—
Cỏ may mọc ở giữa đàng
Có thương ráng đợi họ hàng hai bên
—o—
Sừng sững mà đứng giữa đàng
Người đi không tránh lại quàng vào chân
Là gì? Cỏ may
—o—
Sừng sững mà đứng giữa đường.
Quan đi không tránh lại thường đánh quan
Là cây gì? Cỏ may
—o—
Mình dài một thước, cổ mọc lông mao
Gặp người quân tử, xỏ ngay vào
Là cây gì? Cỏ may
—o—
Mẹ em cứ bảo không lồn
Cái chi dưới háng như cồn cỏ may
—o—
Chim quyên dại lắm, không khôn
Sơn lâm không đậu, đậu cồn cỏ may
—o—
– Thân em khác thể bông gòn
Ở trên tí mù tí mú, thân anh như cồn cỏ may
– Cầu trời gió thổi cây lay
Bông gòn kia rụng xuống, cỏ may đâm vào
—o—
Em như hoa gạo trên cây
Anh như một đám cỏ may bên đường
Lạy trời cho cả gió sương
Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ may
—o—
CỎ CHỈ
Cỏ chỉ : Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là “chọi cỏ gà” hay “đá cỏ gà.”
Thương nhau đi xuống đi lên
Nát bờ cỏ chỉ mới nên vợ chồng
—o—
Rộng đồng cỏ chỉ mọc lan
Phải duyên chồng vợ gian nan không rời
—o—
Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ
Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn
Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muôn
Em thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình
—o—
CỎ CHỈ, CÓ CÚ
Rau dền, rau má mọc riêng
Cỏ chỉ, cỏ cú mọc liền đầy sân
—o—
Giàu như ai thì tôi không biết
Chớ giàu như tôi chừ, ít kẻ muốn vô:
Trong nhà trống rỗng, chỗ mô cũng thấy trời
Trong nhà chẳng thiếu chi đồ chơi
Nàng nàng, bợp bợp mọc thời huyên thuyên
Rau dền, rau má mọc riêng
Cỏ chỉ, cỏ cú mọc liền đầy sân
Trong nhà có sắm một cái giàn
Để năm ba tấm đệm, vài ngàn lá tơi
Lại thêm năm bảy cái nón cời
Vài gùi giẻ rách để chờ thời diện sang
—o—
CỎ GÀ
Bà huyện chết thì khách đầy nhà
Ông huyện chết thì cỏ gà đầy sân.
—o—
CỎ NĂN
Cấy lúa, lúa trổ ra năn
Kẻ trộm gặt mất, con ăn bằng gì?
Con ăn lộc sắn, lộc si
Con ăn bằng gì cho đến tháng năm?
—o—