CÂY NGÔ ĐỒNG

Loading

Gắn với đồng có ba cây nổi tiếng là
– Cây lúa
– Cây cỏ
– Cây ngô đồng
Cây cỏ là cây nền, thì bình dị, cây ngô đồng thân cao thẳng thì sang quý, thậm chí huyền bí vì gắn với phượng hoàng, cây lúa là cây lương thực của bữa cơm hàng ngày.
TÊN
Ngô đồng
Tơ đồng
Trôm đơn
Bo rừng, bo xanh
HÌNH THÁI
Cây gỗ nhỏ lâu năm, thân hình cao thẳng. Một cây trưởng thành có thể cao đếm 16 m, đường kính thân cây có thể đến 30 cm. Vỏ thân cây nhẵn có màu xanh lá cây. Lá đơn mọc cách, phiến lá xẻ thùy chân vịt nông 3-5 thùy. Kích thước lá dài 15–30 cm. Hoa đơn tính cùng gốc, tràng hoa màu trắng hoặc vàng, mùa hoa vào tháng 7. Quả dạng kiên, hình trái xoan.
NƠI SỐNG
Ngô đồng nguyên xuất miền nam Trung Quốc tới bắc Việt Nam, được trồng rộng rãi ở châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Cây ưa đất ẩm, thành phần cơ giới của đất từ sét đến pha cát, đất chua, trung tính đến kiềm. Ánh sáng từ toàn phần đến bị che bóng một phần.
CÔNG DỤNG
Cây cảnh quan vì thân thẳng, tán xanh
Vỏ cây cho sợi.
Gỗ ngô đồng có tính truyền âm tốt, được dùng để chế tạo một số loại nhạc cụ truyền thống phương đông như thất huyền cầm, đàn tranh, tỳ bà, v.v.
Ngoài ra gỗ ngô đồng còn được dùng đóng một số đố gia dụng nhỏ khác.
Lá cây được dùng với liều lượng nhỏ trong y học chữa bệnh trĩ, loét.
Lá cây phơi khô còn được cuộn lại sử dụng hút thay thể cho thuốc lá.
Hạt sử dụng trong điều chế thuốc kháng histamine, hạt cho dầu và có thể ăn được nếu biết cách chế biến.
NGÔ ĐỒNG TRONG VĂN HOÁ
Trong văn hóa Đông Á, cây ngô đồng có hình ảnh thiêng liêng rất quan trọng, nó được tương truyền là nơi ở mà phượng hoàng ưa thích.
Vua Phục Hy thấy phượng hoàng đậu lên cây ngô đồng thì biết đây là cây quý, hấp thụ được tinh hoa trời đất nên sai người đốn lấy gỗ làm nhạc khí. Chia cây là 3 đoạn để phân thiên địa nhân, đoạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng, duy đoạn giữa thì tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Đem ra giữa sông ngâm 72 ngày đêm rồi vớt lên phơi khô, giao cho thợ khéo là Lưu Tử Kỳ làm nhạc khí, gọi là Dao cầm với ý nghĩa là đàn của cung Dao Trì, nơi Tây Vương mẫu ngự.
Khi Dao cầm vang lên, tình cảm mê đắm của người nghe được kích thích, và cả chim chóc, muông thú đều nhảy múa theo điệu nhạc. Ngay cả hổ cũng im lặng để lắng nghe, vượn cũng ngừng hót vang.
Trong truyện tích Bá Nha và Tử Kỳ, cây ngô đồng được xem như là cây vương giả, là vua của các loài cây mang điềm lành đế vương và mang đến phúc lành.
Cây còn có linh tính của phượng hoàng, cho nên có thể gọi được phượng hoàng đến gần.
CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HOÀNG THÀNH HUẾ
Theo Sách Đại Nam nhất thống chí, vua Minh Mạng sai biền binh lên các dãy núi rừng để tìm, đem trồng ở các góc điện trong Hoàng thành. Từ những cây đầu tiên được mang về trồng ở điện Cần Chánh, đã có nhiều cây được nhân ra, được trồng mới ở nhiều lăng tẩm, đền đài. Hiện nay đã có những cây ngô đồng ở sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu thuộc Đại Nội Huế, trong đó có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18 m, đường kính tối thiểu là 0,7 m.
Ngoài ra, cây ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức)…
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ngô đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa (vào tháng 3 đến tháng 5 hằng năm. Lộng lẫy ngô đồng đơm hoa ở Hoàng thành Huế – Ảnh 5. Lúc đó, ngô đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian
Vua Minh Mạng đã cho khắc hình cây ngô đồng lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.
NGÔ ĐỒNG TRONG CA DAO
Đôi ta gặp được nhau đây
Khác chi chim phượng gặp cây ngô đồng
Phụng hoàng từ giã cây ngô
Để cho sáo sậu, chim cò nghỉ ngơi
Còn gì nay đợi mai trông
Nhạn kia chắp cánh theo rồng lên mây
Trách ai làm nên đó lại xa đây
Như con chim phượng xa cây ngô đồng
Chiều chiều ra đứng lầu tây
Thấy cô gánh nước tưới cây ngô đồng
Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng.
Cây ngô đồng cành cao cành thấp,
Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang.
Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng,
Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng.
Từ ngày anh gặp mặt nàng,
Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ.
Duyên đôi ta là ngãi đôi ta
Sớm bâng khuâng nhớ chiều tà lại trông
Ước gì lòng được như lòng
Như chim loan phượng ngô đồng sánh đôi
Bây giờ ta lại gặp ta
Sẽ xin Nguyệt lão, trăng già xe dây
Xe vào như gió, như mây
Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng
Duyên đôi ta là ngãi đôi ta
Sớm bâng khuâng nhớ chiều tà lại trông
Ước gì lòng được như lòng
Như chim loan phượng ngô đồng sánh đôi
Bây giờ ta lại gặp ta
Sẽ xin Nguyệt lão, trăng già xe dây
Xe vào như gió, như mây
Như chim loan phượng đậu cây ngô đồng
Vào chùa thắp một tuần hương
Miệng khấn, tay vái bốn phương chùa này
Chùa này có một ông thầy
Có hòn đá tảng, có cây ngô đồng
Kể từ ngày mua bán Thanh Hà
Xuống lên Xuân Mỹ lại qua cửa Đầm
Ôm đàn gảy tiếng tri âm
Thấy ai tang chế trong lòng xót xa
Lạy trời cho bướm nó gặp ba
Mây chim loan phượng lại qua ngô đồng.
Trèo lên trái núi Thiên Thai,
Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây.
Đôi ta được gặp nhau đây,
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng.
Lại đây em hỏi câu này:
Phượng hoàng đứng đấy, nào cây ngô đồng?
Thuyền quyên sớm biết anh hùng
Liễu tây vắng vẻ đào đông đợi chờ
Ra vào mấy lúc ngẩn ngơ
Nghĩ gần sao lại bây giờ nên xa
Mong cho bướm ở gần hoa
Muốn cho sum họp một nhà trúc mai
Đàn tranh sánh với đàn cầm
Một đây, một đấy đáng trăm lạng vàng
Còn đang tạc đá ghi vàng
Ngô đồng nỡ bỏ phượng hoàng ngẩn ngơ
Mấy năm em cũng xin chờ
Cầm bằng tóc bạc như tơ cũng đành
Đêm qua dồn dập mưa mau
Gió rung cành ngọc cho đau lá vàng
Trách chàng phụ ngãi tham vàng
Ngô đồng nỡ để phượng hoàng ngẩn ngơ
Biết nhau từ bấy đến giờ
Đã có bướm đậu thì chừa sâu ra
Chia sẻ:
Scroll to Top