NGẢI
NGẢI (CÂY) : Các cây mang tên ngải có hình dáng rất khác nhau và thuộc họ cây khác nhau, nên khó có thể nói được vì sao các cây này đều tên là ngải, nhưng phổ biến là ngải họ cúc, ngải họ gừng.
– NGẢI HỌ CÚC : Họ Ngải (danh pháp khoa học: Artemisia) là một chi lớn thuộc họ Cúc (Asteraceae), đa dạng với khoảng 480 loài, thường có mùi tinh dầu đặc trưng và ưa thích môi trường sống khô hoặc bán khô. Lá của chúng thường có lông trắng, tương tự như lá dương xỉ. Một số loài nổi tiếng trong chi này bao gồm ngải cứu, ngải đắng, ngải Nhật, ngải đen, và ngải dại.
– – Ngải cứu còn có tên là cây thuốc cứu, gải diệp, cúc cỏ dại, rau ngải cứu, cây ngải cứu ven sông, cây ngải dại, nhả ngải (Tày), quả sú (Hmông), ngỏi (Dao), cỏ linh li (Thái), ngải điệp (miền Nam). Cây có nhiều tác dụng như chữa hàn khí, đau bụng, kinh nguyệt không đều, cầm máu …

– – Ngải cứu tím, ngải cứu tía hay ngải rừng

– – Ngải dại, ngải hoang có nhiều đặc điểm và cùng loài với cây ngải cứu nhưng lại là một loại cây hoàn toàn khác biệt, điểm khác biệt lớn nhất là mặt trên lá cây ngải dại màu lục nhạt, mặt dưới ít lông màu xám nhạt. Trong khi lá ngải cứu mặt trên màu sẫm đen còn mặt dưới phủ đầy lông trắng, mịn như nhung. Mùi của lá cây ngải dại vò ra cũng hắc hơn so với ngải cứu. Cây ngải dại giúp giải nhiệt, đau đầu, cảm cúm, tiêu viêm, đặc biệt viêm da cơ địa, chữa u bướu, ung thư, điều hoà kinh nguyệt ….

– – Ngải đắng

– – Ngải Nhật còn gọi là ngải cứu rừng, ngải mẫu hao.

– NGẢI HỌ GỪNG
– – Ngải tiên là cây họ gừng
– – – Cây ngải tiên trắng (cây bạch điệp): Đây là loại cây được sử dụng phổ biến nhất trong các bài thuốc để chữa bệnh.

– – – Cây ngải tiên hoa đỏ: Là cây ngải tiên có hoa màu đỏ, sống ở những nơi có vùng núi cao vừa khoảng 500 mét đến 600 mét như Hòa Bình…
– – – Cây ngải tiên hoa vàng: Cây có hoa màu vàng, thân và rễ màu đỏ, được tìm thấy nhiều ở các vùng núi phía Bắc nước ta.
– – – Cây ngải tiên lông hoa trắng: Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng và Kon Tum.
– – – Cây ngải tiên lá bắc rộng: Cây có lá to hơn nhiều so với các loại khác, tìm thấy nhiều ở Sa Pa và có hình dáng rất giống với cây bạch điệp.
– – Ngải đen, ngải nàng thăm, ngải nàng thâm
– – – Nàng thăm hoa tím
– – – Nàng thăm hoa tía
– – – Nàng thăm hoa vàng
– – Ngải xanh, ngải mặt trời hay gừng gió

– – Ngải tím còn gọi là nghệ đen, nghệ tím, tam nại, nga truật, bồng truật. Tên khoa học Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe, thuộc họ gừng (Zingiberaceae) : Cây giống như cây gừng nhưng củ màu đen tím

– – Ngải hoa đỏ hay dong riềng đỏ

– – Ngải trắng
– – Ngải sậy là cây họ gừng
– – – Ngải sậy vàng
– – – Ngải sậy tím
– – Ngải hổ
– – – Thanh Hổ,
– – – Bạch Hổ
– – – Huỳnh Hổ
– – – Hắc Hổ
– – – Xích Hổ .
– NGẢI HỌ KHÁC
– – Ngải ấn, ngải quắn, ngải xoắn, ngải tổ
– – Ngải cau :
– – Ngải nàng mơn, ngải nàng hồng, huệ mưa, tóc tiên …
– – Ngải dấm hay ngải thơm, thanh hao lá hẹp, thanh cao rồng (danh pháp khoa học Artemisia dracunculus, với dracunculus nghĩa là “tiểu long”) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
– – Ngải tây
– – Ngải tượng (bình vôi)
NGẢI (SẢN PHẨM LÀM TỪ NGẢI)
– Bánh ngải là một đặc sản của người Tày vùng Lạng Sơn, được làm từ lá ngải cứu kết hợp với gạo nếp và các loại nhân như đậu xanh, vừng, lạc.
– Trà ngải
– Rượu ngải
– Hương ngải
– Thuốc ngải
– Bùa ngải
NGẢI (BÙA)
– Bùa ngài
– Nuôi ngải
– Luyện ngải
– Trục ngải
– Giải ngải
– Nghĩa ngải
– Vườn ngải
– Tổ ngải
– Ngải tổ
– Cây ngải để làm bùa ngải : Cây ngải (bùa) cơ bản là cây bình thường nhưng được trồng và luyện bởi pháp sư, và sử dụng theo khía cạnh năng lượng và tinh thần của cây, hơn là khía cạnh vật chất của cái cây
– – – Huyết ngải (ngải ăn máu)
– – – Huyết ngải độc thần tướng : ăn máu và ăn cả động vật sống
– – – Phù phấn ngải : Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, được gọi là “Phù phấn ngải” vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách, nó sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển). Sau khi nuôi trồng, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện bằng các quyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong, trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, cách luyện này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ, thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
– – – Bạch đại ngải : Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây, phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: “Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải…”. Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ có thể giúp con người cải tử hoàn sinh. Những pháp sư chạy theo vụ lợi cá nhân thường luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để “lừa tình”. Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh.
– – – Mê tâm ngải : Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
– – – Huyết nhân ngải. Nó mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu. Tương truyền, loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này, phải đọc thần chú, luyện để nó hội đủ khí âm dương trong hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ giúp nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.
– – – Mai hoa xà vương ngải : là một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được, đó là loại Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở mới có tên như vậy. Mai hoa xà vương ngải nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải chết, người luyện phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn trên vùng núi cao thoáng mát.
– – – Ngải hổ
NGẢI (CÔNG DỤNG) : Các cây ngải tuy rất khác nhau nhưng đều có tác dụng TIÊU như tiêu hoá, tiêu u, bướu, ung thư, tiêu các điểm tắc khí, bế khí, trướng khí & khôi phục luồng vận hành của khí
– Tiêu hoá, tiêu đầy hơi, trướng bụng, chữa khó tiêu
– Tiêu hàn khí,
– Tiêu bế khí, thông tắc khí,
– Tiêu u gồm u máu (là búi máu tắc nghẽn do tăng sinh), u mỡ (là khối mỡ thừa, tắc nghẽn do tăng sinh, mà không tiêu được), u thịt (là khối thịt tắc nghẽn do tăng sinh, mà không tiêu được),…
– Tiêu bướu với bướu là một khối u, hiện trên bề mặt da, do cả sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong cơ thể và bế khí dịch : bướu cổ (cường giáp), bướu lưng
– Tiêu ung, với ung là u bị viêm, mà không tiêu được
– Tiêu ung thư là u ác tính, viêm nhiễm, không tiêu được mà lây lan
NGẢI (ĐỊA DANH)
– Làng Hương Ngải, thuộc xã An Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội, nổi tiếng với nghề trồng và sản xuất ngải cứu, đặc biệt là nhang ngải cứu.
– Làng Ngải Khê nằm bên bờ sông Kim Ngưu, xưa có tên là trang Ngải Khê thuộc tổng Già Cầu, nay thuộc xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
– Ngải Thầu (Lào Cai)
NGẢI (HỌ TÊN)
NGẢI (SỰ TÍCH)
– SỰ TÍCH NGẢI CỨU :
Câu chuyện kể về một thời rất xa xưa, ở một vùng nọ có một người con gái nhan sắc kiều diễm, thân hình thắt đáy lưng ong khiến bao người mê đắm có tên Kim Tuyến. Từ nhỏ nàng đã hẹn ước với chàng kỵ sĩ gần nhà, khi lớn lên 2 người kết hôn và chung sống hạnh phúc với nhau.
Vào một ngày nọ, có 1 vị quan đi du xuân ngắm cảnh, thấy Kim Tuyến đứng trong vườn nhà chăm sóc cây cối liền sinh lòng chiếm đoạt. Vị quan này ngày đêm mơ tưởng và muốn cướp nàng về nhà làm lẽ dù biết nàng đã lập gia đình. Để sát hại chàng kỵ sĩ chồng của Kim Tuyến, vị quan vu cho chàng tội bắn chết ngựa quý. Nếu chàng trai muốn được tha tội phải nộp một đoạn dây thừng bên bằng tro cỏ, nếu không sẽ bị đày đi biệt xứ. Dù biết là bị ám hại, nhưng là dân thường không thể cãi lại quan trên, chàng kỵ sĩ ngậm ngùi đi về nhà.
Khi về tới nhà, chàng liền thuật lại chuyện với Kim Tuyến, vốn là người thông minh, hiểu được dã tâm của viên quan nọ, nàng lấy làm bức xúc. Nàng liền ra vườn hái rất nhiều cây ngải cứu rồi đem phơi cho héo khô, sau đó nàng bện chúng thành một đoạn dây thừng rồi đặt lên mâm đồng. Xong xuôi nàng cho đốt cháy từ từ, đến khi cháy hết thành tro thì mang lên nộp cho quan. Thấy được tình nghĩa và sự mưu trí của 2 vợ chồng, vị quan không thể làm gì khác đành tha cho chàng kỵ sĩ.
Chính vì sự kiện cứu được vợ chồng khỏi sự chia ly, người đời đặt tên cho loài cây này là ngải cứu. Từ đó người dân còn phát hiện được nhiều công dụng của loài cây này, nhất là khi phơi khô rồi đốt cháy.
– NGẢI TIÊU BƯỚU (Truyện Giếng Việt, Lĩnh Nam Chích Quái)
Khoảng tiết Nguyên Tiêu tháng giêng, dân chúng tới thăm đền này, có người cúng một cặp bình pha lê, tiên nữ Ma Cô cầm lên tay ngắm nghía, lỡ rơi xuống đất đánh vỡ, bị người ta bắt phạt đền. Ma Cô mặc áo rách, mọi người không biết là tiên, nên đánh đập tàn nhẫn. Thôi Vỹ thấy vậy động lòng thương, bèn cởi áo đền, Ma Cô được tha. Ma Cô hỏi Vỹ ở đâu, Vỹ kể lại lai lịch của cha. Ma Cô lúc ấy mới biết là con quan Thôi Ngự sử, mừng rỡ nói với Vỹ rằng: “Nay tôi không có gì báo đáp, sau này tất sẽ tạ ơn”. Rồi đưa cho Vỹ một bó lá ngải mà nói: “Giữ cẩn thận vật này, đừng để rời khỏi mình, sau này thấy ai có bướu , đem cứu cho lành, tất sẽ được phú quý”.
Vỹ nhận lấy, chưa biết đó là thuốc tiên. Ngày kia, đi đến nhà người bạn thân là đạo sĩ Ứng Huyền, Huyền có cái bướu trên đầu. Vỹ nói: “Tôi có bó lá ngải, có thể trị được bịnh này”. Huyền nhờ chữa cho. Vỹ bèn dùng lá ngải ra dùng, bướu lập tức tiêu tan, Huyền nói: “Đây là thuốc tiên, ta nay không có vật gì báo đáp, xin lấy ơn khác đền lại. Ta quen một vị quí nhân cũng mắc bệnh này, thường nói rằng ai chữa được thì sẽ chia cho hết cả gia tài mà không tiếc, ông hãy tới đó chữa”.
Huyền đưa Vỹ tới nhà Nhâm Ngao chữa bệnh, bướu liền tiêu tan. Ngao cả mừng, nuôi Vỹ làm con nuôi, mở trường cho Vỹ học. Vỹ là người thông minh, thích gảy đàn. Con gái Ngao là Phương Dung thấy Vỹ thì phải lòng, bèn cùng tư thông. Con trai Ngao là Nhâm Phu biết chuyện, muốn giết Vỹ, đem Vỹ tế thần Xương Cuồng, bèn dỗ rằng: “Cuối năm phải lễ thần Xương Cuồng mà chưa có người làm đồ lễ cúng. Hôm nay không nên đi ra ngoài, nên ẩn vào phòng để tránh”. Vỹ vô tình nghe theo, Nhâm Phu bèn khóa cửa buồng. Phương Dung biết ý, ngầm lấy dao đưa cho Vỹ, Vỹ đào ngạch mà ra. Ban đêm, Vỹ lẻn đi, muốn tới nương tựa nhà Ứng Huyền.
Đi gấp lên trên núi, Vỹ lỡ chân rơi xuống hang sâu, chung quanh đều là vách đá, không có bậc lên. Ở trên có một hòn đá, thạch nhũ rủ xuống bàn đá, có một con rắn trắng mình dài trăm trượng, mào vàng, miệng đỏ, râu đỏ, vảy trắng, dưới cổ có cái bướu, trên trán có dòng chữ vàng đề “Ngọc Kinh Tử Xà”. Rắn ra ăn thạch nhũ, để lại bàn đá trống không, thấy Vỹ ở trong hang thì định nuốt. Vỹ kinh sợ, sụp lạy mà nói: “Tôi đi tránh nạn, rơi xuống dưới hang này, không có gì ăn, đói dạ nên phải ăn vụng, thực là đắc tội. Nay thấy dưới cổ ngài có cái bướu thịt, tôi có lá ngải để trị bệnh này, xin khoan tha cho tôi để tôi thi thố tài mọn”. Rắn ngẩng đầu xin cứu. Bỗng thấy ánh lửa sáng, một mảnh than rơi xuống hang. Vỹ lấy lửa mà cứu, bướu lập tức tiêu tan. Rắn quẫy mình tới trước mặt Vỹ như có ý bảo Vỹ cưỡi lên lưng. Vỹ cưỡi lên, rắn bèn tức thì đưa Vỹ ra khỏi hang. Đúng canh một thì lên tới cửa hang, nhìn không thấy ai qua lại, rắn bèn vẫy đuôi bảo Vỹ xuống, sau đó rắn lại trở vào trong hang.
—o—o—o—
NGÁI
NGÁI (CÂY)
– Cây ngái là cây sung ngái hay cây sung dại
NGÁI (TÍNH TỪ)
– Ngái ngủ : chưa hết buồn ngủ hoặc chưa tỉnh táo hẳn sau khi vừa ngủ dậy.
NGÁI (MÙI)
– Ngai ngái : mùi của ngải