Đối chọi trong ca dao tục ngữ thể hiện hai xu thế
– Sống theo lề thói, lề luật, đạo lý xã hội, nguyên tắc chung, xu thế đám đông : xin gọi chung là bọn lề
– Sống theo lề lối cá nhân và theo tính cá thể của mình : xin gọi chung là bọn lể
Xin đưa vài dụ
– Câu trên theo lề
hay
– Câu dưới theo lể
Lề : Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
hay
Lể : Ở bầu thì tròn ở ống thì dài
—
Lề : Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
hay
Lể : Ai ăn mặn, nấy khát nước
—
Lề : Ma chê, cưới trách
hay
Lể : Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy
—
Lề : Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe mẹ trăm đường con hư
hay
Lể : Con hơn cha là nhà có phúc.
—
Lề : Không thày đố mày làm nên
hay
Lể : Tay trắng làm nên
—
Lề : Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy, học hành cho hay
hay
Lể : Lắm thầy nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng
—
– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
hay
– Ai ù ai cạc ta chơi.
Thú ta ta biết, việc trời trời hay
—
– Quen nhau từ thuở hàn vi
Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
hay
– Lúc ăn chơi ở đâu cũng thấy bạn
Lúc hoạn nạn gọi bạn chẳng thấy đâu.
Một số trường hợp hai câu đối nhau nhưng đều là lề hoặc đều là lể
Hai lối sống ngược nhau, nhưng đều là lề, đều là lề lối, đều là quán tính
– Giàu vì bạn, sang vì vợ
– Giàu đổi bạn, sang đổi vợ.
Vì hai lối sống ấy đôi khi cho ra những kết quả hoàn toàn trái ngược, nên câu hỏi là liệu ta có tìm được các câu ca dao tục ngữ đúng cho cả hai.
Một số ít trường hợp có những câu đúng cho cả hai trường phái lề và lể. Đây là những câu rất quan trọng vì nó cho thấy những nguyên lý căn bản sâu hơn là những câu chỉ đúng cho một đối tượng. Ví dụ
– Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở : chọn theo nguyên tắc chơi với nhà giàu, chơi với người có học, chơi với đứa gần nhà hay chơi theo cảm tính cá nhân vẫn là chọn
– Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiểu
Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thày