XỨ SỞ CỦA CÁC VÙNG MIỀN
Chúng ta đã quen thuộc với tên các xứ của nước Việt chạy dọc bờ biển từ miền Bắc xuống miền Trung. Đó là
– Xứ Lạng (Lạng Sơn)
– Xứ Tuyên (Tuyên Quang)
– Thăng Long tứ xứ gồm khu vực trung tâm Hà Nội và tứ xứ xung quanh
– – – Xứ Đoài (Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và một số quận, huyện phía Tây và phía Bắc Hà Nội)
– – – Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Yên)
– – – Xứ Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang và một số huyện phía Đông Bắc Hà Nội như Đông Anh)
– – – Xứ Sơn Nam (Hà Nam, Nam Định, bắc Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên)
– Xứ Thanh (Thanh Hoá & phía nam Ninh Bình)
– Xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh)
– Xứ Huế
– Xứ Quảng (Quảng Nam, Quảng Ngãi)
– Xứ Nẫu (Phú Yên, Bình Định)
– Xứ Phan (Bình Thuận, Ninh Thuận)
Xứ Phan còn tập trung nhiều người Chăm. Tuy nhiên về dân số, thì người Chăm ít hơn hẳn người Kinh, nhưng người Chăm là dân bản xứ và người Chăm ở đây vẫn giữ được truyền thống và phong tục, mà rõ ràng phân biệt họ với người Kinh.
XỨ SỞ CỦA CÁC DÂN TỘC
Chúng ta còn một loại xứ nữa gọi theo tên dân tộc chính cư trú ở đó. Hoàng triều Cương thổ, khu vực địa lý mà người Việt không chiếm đa số, do hoàng đế Bảo Đại nhà Nguyễn xác định, là các xứ chia theo dân tộc
– Tây Nguyên : Xứ Thượng
– – – Đồng Nai Thượng
– – – Lâm Viên
– – – Pleiku
– – – Darlac
– – – Kontum
– Khu Tự trị dân tộc thiểu số ở miền Bắc :
– – – Hòa Bình (Khu Tự trị Mường)
– – – Phong Thổ (Khu tự trị Thái)
– – – Lai Châu (Khu tự trị Thái)
– – – Sơn La (Khu tự trị Thái)
– – – Lào Kay (Khu Tự trị Mèo)
– – – Hà Giang (Khu Tự trị Mèo)
– – – Bắc Kạn (Khu Tự trị Thổ)
– – – Cao Bằng (Khu Tự trị Thổ)
– – – Lạng Sơn (Khu Tự trị Thổ)
– – – Hải Ninh (Khu tự trị Nùng)
– – – Móng Cái (Khu tự trị Nùng)
Hoàng triều Cương thổ chính thức thành lập ngày 15/4/1950 rồi giải thể ngày 11/3/1955.
Xứ Thượng được tạo ra và tồn tại độc lập trước khi có Hoàng triều Cương thổ, như một bàn đạp của Pháp nằm giữa ba nước Đông Dương. Khi Pháp xâm lược nước ta, vùng này bị tác động lớn về tôn giáo, văn hóa, tập quán canh tác…. Lịch sử xa xưa, đây chỉ là một bộ phận của một quốc gia cổ cực kỳ rộng lớn ngày xưa mà nay đã không còn hoặc bị che mờ dấu tích.
Quốc gia bộ lạc hoặc quốc gia phong kiến phân quyền này đã tồn tại cách đây vài nghìn năm. Nó bao trùm miền Nam, miền Nam Trung Bô, miền Trung Trung bộ, Tây Nguyên của Việt Nam ngày nay, Campuchia, Lao sang tận Thái Lan, Malaysia, Myanmar ngày nay. Quốc gia Phù Nam chỉ là một bộ phận nhỏ xuất hiện rất muộn của quốc gia đó, mà đã rộng lớn bao trùm cả miền nam Việt Nam, Khơ me, Thái, Malaysia ngày nay.
Quốc gia tương tự ở phía Bắc là Văn Lang mà biên giới lên đến sông Dương Tử. Thậm chí các bộ tộc Việt của Văn Lang còn đi xa hơn nữa về phương Bắc để định cư trên Hoàng Hà. Cả hai quốc gia cổ rộng lớn ở phía Nam và phía Bắc này ngay từ trước Công nguyên đã trải qua một quá trình phân rã thành các quốc gia nhỏ và các nhóm sắc tộc nhỏ hơn.
Bước vào Công nguyên, ở phía Bắc quá trình tập trung rồi phân rã các quốc gia xen kẽ nhau, mà cuối cùng tạo nên Trung Quốc và các quốc gia xung quanh như ngày nay. Thậm chí đến thời thực dân, biên giới các quốc gia vẫn còn thay đổi rất nhiều. Sau thời kỳ thực dân, các quốc gia tạo ra các biên giới với nhau mà không thực sự giống như trạng thái trước chiến tranh. Việt Nam cũng chỉ là một trường hợp.
Nếu cộng hai quốc gia cổ rộng lớn ở phía Bắc và phía Nam này lại, chúng ta sẽ được Đông Nam Á đích thực rộng lớn bây giờ mà gồm cả phần phía Nam của Trung Quốc. Trung Quốc hiện tại là kết quả của một quá trình bánh trướng lâu dài và đồng hoá lâu dài từ khu vực Trung Nguyên cái lõi của vùng châu thổ sông Hoàng Hà về phía Nam và phía Tây trong suốt Công nguyên. Thực tế trong quá trình quá dài thì không biết ai đồng hoá ai, ai học hỏi ai, ai pha trộn ai nữa. Khi ai đó nói rằng cái phong tục cổ xưa vài nghìn, vài trăm năm này của Trung Quốc, chứ không phải của Bách Việt, của Việt Nam hoặc ngược lại, thì chả biết Trung Quốc, Việt Nam, hay Bạch là đại diện cho cái gì, vì những quốc gia và dân tộc này không ngồi yên cả trăm cả nghìn năm.
Các khu vực tự trị phía Bắc có lịch sử lâu đời xuyên suốt lịch sử phong kiến Việt Nam tính từ Lý Nam Đế đến Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền cho đến Đinh, Lê, Lý, Trần rồi mới đến nhà Nguyễn
– Ví dụ về khu tự trị phía Bắc có trước nhà Nguyễn : Khu tự trị Nùng tồn tại trước khi có Hoàng triều Cương thổ, là Khu tự trị thuộc Bắc Kỳ (1947–1948), sau đó là Khu tự trị thuộc Liên hiệp Pháp (1948–1950). Nhưng lịch sử của xứ Nùng vẫn là một bộ phận tách ra từ quốc gia cổ rộng lớn của Văn Lang.
– Vì dụ về khu vực tự trị phía Bắc kéo dài sau nhà Nguyễn : Đến thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nước ta có 2 vùng lãnh thổ được hưởng quy chế tự trị trong đó có Khu tự trị Thái – Mèo (1955-1962), sau đổi là Khu tự trị Tây Bắc (1962-1975) gồm có ba tỉnh, là Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ (nay là Yên Bái). Xứ Thái Mèo cũng là các bộ phận của quốc gia phong kiến phân quyền đa sắc tộc Văn Lang.
Cái mà Pháp gọi là xứ Đông Dương là vũng lõi của xứ Đông Nam Á gốc này, nhưng đương nhiên Đông Dương không phải tên bản xứ mà chỉ tên Pháp đặt nhằm mục đích phủ nhận gốc gác và che mờ bản chất đô hộ của Pháp lên các quốc gia và dân tộc ở đây. Mặc dù bản chất vẫn là bị xâm lược như toàn bộ Đông Dương, một số vùng được Pháp ưu ái cho tự trị mà thực chất là “chia để trị”, nghĩa là “tao chia mày ra để tao trị mày”. Đấy là cái gốc của Hoàng Triều Cương Thổ mà bề ngoài là nhà Nguyễn xây mà bên trong là do Pháp ép, vì Pháp lúc đó đã xâm lược hết cả vùng Đông Dương rồi.
Nói tóm lại, có thể xếp vùng Tây Nguyên và Tây Bắc theo theo các xứ sắc tộc là
– Xứ Thượng : Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đaklak, Đắc Nông, Giai Lai, Kontum)
– Xứ Nùng : Hải Ninh, Móng Cái
– Xứ Thổ : Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên
– Xứ Mèo : Lào Kay, Hà Giang
– Xứ Thái : Phong Thổ, Lai Châu, Sơn La
– Xứ Mường : Hoà Bình
Có ba điểm lưu ý
– Xứ Thượng không tương ứng với dân tộc Thượng :
– – – Vùng Tây Nguyên gồm rất nhiều sắc tộc với nguồn gốc dân tộc và lãnh thổ khá phức tạp. Thượng là một từ mới được tạo ra, để gọi chung các sắc tộc của vùng này. Nó tạo ra một sự thống nhất bề ngoài cho sự đa dạng chủng tốc ở đây, đồng thời che mờ sự liên hệ gốc rễ sâu sắc của xứ này với xứ khác, cũng như sự liên hệ của các dân tộc thiểu số bản xứ với nhau. Thượng mang tính xứ sở hơn là mang tính sắc tộc và dù sao chăng nữa nó vẫn là tên gọi mới, có tác động của yếu tố ngoại xâm, là thực dân Pháp. Những dân tộc ở vùng Tây Nguyên (Ba Na, Jarai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…, nhóm các dân tộc Khmer Loeu gồm người Tampuan, người Kreung, người Kuy ở Campuchia và người Mro ở Miến Điện và người Katang ở Lào…) có muốn đứng chung trong cái tên người Thượng hay không, hay từng dân tộc vẫn có sự tích, giữ phong tục thể hiện rằng họ chung gốc với người Chăm, người Khơme, người Thái hay người Mèo…. đang sinh sống ở chỗ khác.
– – – Sau khi Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, ông chia vùng đất đánh chiếm được chia làm ba, trong đó chỉ có quốc gia Vịjaya được sát nhập vào Đại Việt, còn một vùng phía Nam vẫn thuộc Chămpa và môt vùng thuộc Tây Nguyên vẫn được tự trị. Vùng đất thuộc Tây Nguyên mà Lê Thánh Tông chia ra, nhưng không sát nhập vào Đại Việt sau này trở thành Thủy Xá – Hỏa Xá, tên gọi trong sử ký của triều Nguyễn để chỉ tiểu quốc Jrai của người Jrai – Eđê trên cao nguyên Pleiku từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 19. Bản chất không phải tự dưng mà Lê Thánh Tông chia được vùng đất ông chiếm ra làm ba như vậy, mà vì ba cái xứ này đã chia ra từ trước, nội bộ đánh lẫn nhau, không chấp nhận tham vọng cai trị của Đồ Bàn (Vijaya). Vijaya sau cuộc chiến với Angkor muốn chiếm Yavana (Yvan) và Pangdurangga. Hai quốc gia kia không thuần phục Vijaya. Nhân cơ hội này, Lê Thánh Tông đánh xuống phía Nam, không gặp kháng cự nào và huỷ diệt Vijaya luôn. Sau khi đánh nhau, ông không sát nhập vùng Tây Nguyên và vùng Khánh Hoà ngày nay vào Đại Việt vì hai vùng này cơ bản để yên cho ông đánh Đồ Bàn.
– Xứ Thổ không tương ứng với dân tộc Thổ
– – – Dân tộc Thổ : Ở vùng núi phía Bắc, người Thổ không phải là một khái niệm rõ ràng như người Thái, người Mường.
– – – – – – Một nhóm người Tày ở vùng núi Bắc bộ trước kia hay được gọi là người Thổ. Người Thổ có thể là người thổ dân trên đất thổ cư nhưng sau đó họ lại thành người thiểu số trên vùng đất của cha ông mình. Người Thổ có thể là người từ nơi khác đến, trở nên đồng hoá với người dân bản địa của vùng đất mà họ định cư mới.
– – – – – – Trước 1945 không có định danh người Thổ, y như không có định danh người Thượng, nói cách khác người Thượng chính là một dạng người Thổ, người dân thổ cư, người dân bản địa, người dân đã định cư rất lâu ở Tây Nguyên hoặc di cư rất lâu đến Tây Nguyên.
– – – – – – Người Thổ hiện nay còn gọi là người Cuối hay người Mọn là một nhóm dân tộc Việt-Mường có vùng cư trú chính ở phần phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam; được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam,và nói tiếng Thổ Cuối một dạng tiếng Việt với nhiều phương ngữ địa Phương.
– – – Xứ Thổ mà tương ứng với một vùng miền gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên. Danh sách này được bổ sung Thái Nguyên và bỏ bớt đi Lạng Sơn so với Hoàng Triều Cương Thổ.
– – – – – – Lạng Sơn vẫn luôn là một xứ truyền thống nhất của cả vùng Đông Bắc nước ta. Điều này vô cùng hiển nhiên khi cái tên xứ Lạng được sử dụng xuyên suốt trong lịch sử của xứ này.
– – – – – – Thái Nguyên bản chất gốc luôn gắn với Bắc Kan để tạo nên xứ Bắc Thái, đồng thời gắn bó sâu sắc với xứ Đoài của Thăng Long. Thái Nguyên chính là cầu nối giữa vùng phía Bắc gồm cả Đông Bắc – Tây Bắc với Thăng Long tứ xứ. Nếu Thái Nguyên bị chia cắt với các vùng phía Bắc và phía Nam, thì Thái Nguyên sẽ không còn nguyên nữa.
– Yên Bái vừa thuộc xứ Thái vừa thuộc xứ Mèo.
Từ các điểm lưu ý trên, chúng ta có
– Các xứ thực sự đi theo sắc tộc chính mà có tính tập trung và thống nhất cao là
– – – Xứ Nùng : Hải Ninh, Móng Cái
– – – Xứ Mèo : Lào Kay, Hà Giang
– – – Xứ Thái : Phong Thổ, Lai Châu, Sơn La
– – – Xứ Mường : Hoà Bình
– Xứ Thượng, Xứ Thổ và Yên Bái được xếp vào nhóm xứ sở đa sắc tộc gắn với một vùng đất.
===
XỨ SỞ CỦA CÁC BÀ CHÚA XỨ
Khu vực miền Nam, xin tạm được gọi là xứ Bà vì ở đây có văn hoá thờ bà Chúa Xứ và thờ các “bà” gắn với từng vùng miền
– Xứ Bà Rịa (Bà Rịa Vũng Tàu)
– Xứ Bà Đen (Tây Ninh)
– Xứ Bà Rá (Bình Phước)
– Xứ Bà chúa núi Sam (An Giang)
– Xứ Bà Điểm (Hóc môn)
– Xứ Bà Chiểu (Gia Định)
Các tỉnh còn lại của Miền Nam, đều thuộc vương quốc Phù Nam cũ, tuy không có các địa danh mang tên bà rõ ràng nhưng vãn thờ bà Chúa Xứ, nên có thể xếp vào nhóm xứ Bà ẩn
– – – Đồng Nai
– – – Đồng Tháp
– – – Long An
– – – Kiên Giang
– – – Hậu Giang
– – – Tiền Giang
– – – Bến Tre
– – – Trà Vinh
– – – Vĩnh Long
– – – Cần Thơ
– – – Sóc Trăng
– – – Bạc Liêu
– – – Cà Mau
– – – Một phần thành phố HCM
Vậy có thể nói Xứ Bà là toàn bộ vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Đồng Nai.
Nha Trang được gọi là xứ Trầm Hương, nhưng đây không thật sự là tên xứ của Khánh Hoà. Khánh Hoà có thờ bà Chúa Xứ Po Nagar, nên xin tạm gọi Khánh Hoà là xứ bà Po Nagar. Có thể nói cả dải đất miền Trung đều thờ bà Chúa Xứ Po Nagar, mà đền chính là Tháp Bà Nha Trang.
===
XỨ NGŨ QUẢNG
Ngũ Quảng đang tạo thành cấu trúc tứ tượng kỳ rõ
– Quảng Ngãi không có tên xứ : Đồng Hới có được gọi là xứ Lệ, xứ Cộn, nhưng đây không thực sự là tên xứ của cả tỉnh Quảng Ngãi
– Quảng Trị không có tên xứ
– Quảng Đức là xứ Huế
– Đà Nẵng không có tên xứ
– Quảng Nam có chung tên xứ Quảng
– Quảng Ngãi có chung tên xứ Quảng
Vì chưa xác định được tên xứ chung, nên tôi tạm gọi đây là xứ Ngũ Quảng
===
Vây chúng ta có các xứ sở sau trên đất nước Việt Nam hiện tại
– Xứ sở theo vùng miền : hiện nay chủ yếu là người Kinh
– – – Xứ Lạng (Lạng Sơn)
– – – Xứ Tuyên (Tuyên Quang)
– – – Thăng Long tứ xứ (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, phía đông nam Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, phía bắc Ninh Bình)
– – – Xứ Thanh (Thanh Hoá & phía nam Ninh Bình)
– – – Xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh)
– – – Xứ Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) trong đó có xứ Huế và xứ Quảng, và các xứ nhỏ hơn nữa là xứ Lệ, xứ Cổn thuộc Quảng Bình và một vài xứ nhỏ thuộc xứ Huế.
– – – Xứ Nẫu (Phú Yên, Bình Định)
– Xứ sở theo sắc tộc chính
– – – Xứ Nùng : Hải Ninh, Móng Cái
– – – Xứ Mèo : Lào Kay, Hà Giang
– – – Xứ Thái : Phong Thổ, Lai Châu, Sơn La
– – – Xứ Mường : Hoà Bình
– – – Xứ Chăm (Xứ Phan) : Ninh Thuận, BÌnh Thuận
– Xứ sở đa sắc tộc
– – – Xứ Thổ (Cao Bằng, Băc Kan, Thái Nguyên, Yên Bái)
– – – Xứ Thượng (Lâm Đồng, Đaklak, Đắc Nông, Gia Lai, Kontum)
– Xứ sở thờ chung một mẹ xứ sở
– – – Xứ Bà Po Nagar (Khánh Hoà)
– – – Xứ Bà (Miền Nam)