Các chu kỳ của vận hành cơ thể

Loading

Chân nam chân chiêu (Chân đăm chân chiêu)

 

“Chân nam chân chiêu” hoặc “Chân đăm chân chiêu” nói về vận hành âm dương của chân
  • Chân nam/đăm là chân bước, chân đi, chân phóng ra, chân động năng
  • Chân chiêu là chân trụ, chân đứng, chân thu về, chân thế năng
Tuỳ bước chân của từng thời điểm mà chân chiêu và chân nam là chân phải hay chân trái, nói cách khác, chân phải hay chân trái đều phải qua các bước vận hành của chân nam và chân chiêu. Khi chúng ta bắt đầu bước, ví dụ từ chân thuận là chân phải
  • Chân phải sẽ bắt đầu chu kỳ bằng chân nam, tiến lên, sau đó rút về thành chân chiêu, đứng yên
  • Chân trái sẽ bắt đầu chu kỳ bằng chân chiêu, đứng yên, sau đó tiến lên thành chân nam
Ý nghĩa của nam và chiêu
  • Chiêu
    • chiêu tập, chiêu trưng, chiêu thu, chiêu đãi (khách), chiêu tìm, chiêu tầm, chiêu mộ (binh sỹ) …
    • chiêu bài, chiều trò
    • ra chiêu, xuất chiêu, triển chiêu, luyện chiêu
    • quái chiêu, tuyệt chiêu, độc chiêu, chiêu hay/dở, chiêu cũ/mới …
    • cô chiêu cậu ấm, chiêu đãi viên
    • chiêu nước, chiêu gạo, chiêu dân, chiêu binh, chiêu quân (chiêu quân khiển tướng), chiêu binh (chiêu binh mộ sỹ, chiêu binh mãi mã, chiêu binh luyện mã)
  • Nam/Đăm có tính tiến, tính bước, tính di, tính toả, tính chuyển, tính biến hoá … theo âm thanh
    • Nam tiến thì bắc định, còn nam định thì bắc tiến
    • Nam giao
    • Người ta muốn làm nhà hướng nam, để vận hành hanh thông
    • Tên đất nước Việt Nam là viết xuống vận hành âm hình, trong khi tên quốc gia Trung Quốc là trụ cấu trúc trung tâm, trụ trong hình tướng.
    • Khó đăm đăm : kiểu phòng thù, cho nên có tính đẩy ra …
  • Chiêu đăm trong Gà gáy chiêu đăm là gà gáy một tràng, đẩy âm ra một tràng, rồi lại dừng, rồi đẩy âm ra một tràng, rồi lại dừng
    • Gà kia mày gáy chiêu đăm
      Để chúa tao nằm, tao ngủ chút nao
  • Đăm chiêu trong “đăm chiêu suy nghĩ” là suy nghĩ rồi bế tắc, rồi suy nghĩ, rồi bế tắc, rồi suy nghĩ, rồi bế tắc …
Như vậy về chân
  • Cấu trúc : Chân trái, chân phải
  • Vận hành :
    • Chân nam, chân chiêu
    • Chân đăm, chân chiêu
    • Chân ướt, chân ráo
    • Chân ướt, chân khô
    • Chân thấp, chân cao
    • Chân bước, chân trụ
    • Chân đi, chân đứng
    • Chân thuận, chân nghịch

Nghĩa là về vận hành

  • Chân nam = chân đăm = chân đi = chân bước = chân cao = chân ướt = chân thuận
  • Chân chiêu = chân đứng = chân trụ = chân thấp = chân ráo = chân khô = chân nghịch (nghịch chiều đi)
Chuyển hoá giữa hai chân
  • Cả hai chân nam là nằm : lúc này chân chiêu bị chuyển hết thành chân nam
  • Cả hai chân chiêu là đứng : lúc này chân nam bị chuyển hết thành chân chiêu
  • Một chân nam một chân chiêu là đi, bò, trườn … : chân chiêu và chân nam liên hoàn, ví dụ chu kỳ chân nam chân chiêu khi đi và đứng
    • Khi dừng thì chu kỳ chân chiêu sẽ thu chu kỳ chân nam vào nó
    • Khi đi thì chu kỳ chân nam sẽ kéo dãn chu kỳ chân chiêu vào dải sóng của nó.
Chân nam đá chân chiêu 
“Chân nam đá chân chiêu” thường được hiểu là chân vận hành đá chân trụ, chân bước đá chân đứng, nghĩa là động năng lại được dùng để phá thế năng. “Chân nam đá chân chiêu” là một loại vận hành mà các pha của chu kỳ chân nam phá các pha của chu kỳ chân chiêu. Cơ bản chúng ta luôn bắt đầu chu kỳ vận hành bằng sự hoà hợp với chân nam bước và chân chiêu trụ, nó giống như là lời nguyện, còn khi chân nam đá chân chiêu, là giống như chúng ta bị nguyền.
“Chân nam đá chân chiêu” tạo dáng đi liêu xiêu cho nên đôi khi người ta đọc nhầm thành “chân nam đá chân xiêu”.

Chân nam đá chân chiêu đối với vận hành dòng máu là hiện tượng anh em trong cùng một nhà đánh giết nhau cho nên có câu “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”. Nếu chân nam đá chân chiêu trở thành vòng lặp lớn thì có khả năng làm huỷ diệt dòng máu. Các vụ chu di tam tộc hay các vụ án động trời của lịch sử dân tộc chúng ta tiêu biểu như vụ Nguyễn Trãi, nhìn qua thì là một vụ án oan, nhưng thực ra là để kết thúc chu kỳ “chân nam đá chân chiêu” của dòng họ, bởi vì nếu không kết thúc thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tuyệt diệt cả dòng họ.

Vì sao có thể có hiện tương này vì nó đi ngược lại với bản năng sinh tồn cơ bản của bất kỳ giống loài nào ? Chu kỳ “chân nam đá chân chiêu” nếu xảy ra thì luôn theo sau hoặc chỉ là một phần của chu kỳ chân chiêu đỡ chân nam. Nhưng nếu chu kỳ này không còn ở trạng thái sóng mà rơi vào trạng thái hạt, nghĩa là khép sóng lại để rơi vào vòng lặp, thì nghĩa là chu kỳ này không kết thúc được, để chuyển sang chu kỳ chân nam đỡ chân chiêu. “Chân nam đá chân chiêu” có thể hiểu là đi vòng tròn, lặp lại quán tính đi, và thu hẹp vòng tròn đến mức hai chu kỳ gặp nhau, và vận hành đi dừng lại, cả hai chân thành một chân. Hai chân thành một chân nghĩa là chết chân, vì không ai đi được với hai chân như nhau cả.

Chu kỳ sống cơ bản như thở hay chu kỳ nhịp tim diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta vậy khi chúng ta còn sống hai chu kỳ này buộc phải là sóng. Khi chúng ta chết hai chu kỳ này chuyển thành hạt, chứ không hề kết thúc bởi vì sống chỉ là một chu kỳ sau sinh và trước chết, và ở hai chu kỳ này ma và bào thai vẫn thở và vẫn có nhịp tim, chỉ có điều là trong trạng thái khác thôi. Cơ bản sự sống nào cũng phải có các nhịp điệu này hết.
Vòng lặp là một cái hạt rất lớn chữ bên trong nó rất nhiều sóng. Cơ bản
– Âm thanh là sóng chứa hạt, hay chuỗi hạt
– Ánh sáng là hạt bọc sóng, hay vòng lặp
Các vận hành và trạng thái về chân
– Thật chân, Giả chân
– Vừa chân, hợp chân,
– Kích chân, Đau chân
– Theo chân, Vướng chân, Quẩn chân
– Nhanh chân, Chậm chân
– Ngang chân, Chéo chân
– Vắt chân
– Đạp chân, chân đạp
– Đá chân, chân đá
– Phóng chân
– Hất chân
– Tung chân
– Trượt chân
– Đứng chân
– Dừng chân
– Chết chân
Cấu trúc chân
– Chân cẳng, cẳng chân
– Kheo chân
– Cổ chân
– Mắt cá chân
– Gót chân
– Ngón chân
– Mũi chân
– Bàn chân : lòng bàn chân, mu bàn chân
Nhân vật
– Huyền Trân công chúa
– Tống Trân – Cúc hoa
– Lê Chân
– Toàn chân
Cổ tích về chân
– Lọ Lem
– Tâm Cám
Các dạng chân
– Chân thành mang tính định, tính hình, nghĩa là chân chiêu, với thành là cấu trúc thì chân nam là vận hành, và nó hoàn toàn không có nghĩa là dối trá hay gì hết, mà chỉ là cái vận hành thì không đứng yên và nhìn rõ như chân thành thôi, ví dụ cửa thành chẳng hạn. 
– Chân tường : Dồn vào chân tường
– Chân tướng là chân chiêu vì nó hiện theo hình tướng
– Chân phương
– Chân hương
– Chân tóc, chân răng
– Chân bàn, chân ghế
Chân ái : chân nam 
– Chân tình : chân nam
– Chân mây : chân nam
– Chân trời
– Chân đất nói chung là chân nam, chân trời nói chân là chân chiêu
– Chân thật
– Chân chất
– Chân lý : Nếu chân lý mang tính định, thì nghịch lý mang tính biến hoá. Nghịch lý luôn tồn tại như phần đối xứng âm của chân lý. Nếu chúng ta coi Trái đất quay quanh Mặt trời là chân lý, nhìn theo cấu trúc hình thì Mặt trời quay quanh Trái đất là nghịch lý thôi, theo vận hành thanh âm. Nếu chúng ta đâu đâu cũng chỉ muốn thấy là ánh sáng và chân lý thì bản thân chúng ta chính là một dạng nghịch lý.
Thành ngữ, tục ngữ
  • Chân ướt chân ráo : chân ướt là chân nam, chân ráo là chân chiêu, vừa mới chân ướt chân ráo là vừa mới vận hành, cho nên chân chiêu cũng ướt
  • Chân thấp chân cao
  • Chân trụ chân bước
  • Chân đi chân đứng
  • Chân đất mắt toét nghĩa là chân đất đi theo âm thanh, không theo hình, cho nên “mắt toét”, người “chân đất mắt toét” là người đi theo nhạc, nhạc từ đất, không đi theo hình từ đầu và từ mắt
  • Chân trời góc bể :
  • Chân chỉ hạt bột : Nghĩa gốc là những tua bằng chỉ màu có kết hạt trang trí, thường được đính vào mép các bức thêu.
  • Lộ rõ chân tướng
  • Dồn vào chân tường
  • Đầu đội trời, chân đạp đất
  • Một chân bước ra ba chân bước vào
  • Chân không bám đất, cật không đến trời
  • Vắt chân chữ ngũ, Vắt chân chữ ngũ đánh củ khoai lang
  • Ba chân bốn cẳng
  • Chân tám cẳng
  • Chân cứng đá mềm
  • Theo chân nối gót
  • Chân đi chữ bát, chân đi hai hàng, chân chàng hảng
  • Lội bùn lấm chân, vọc sơn phù mặt
  • Dẫm chân lên nhau (đối xứng với đan tay)
  • Chết chỏng cẳng, Chết thẳng cẳng (đối xứng với Nhắm mắt xuôi tay)

Ca dao

– Chân mình những lấm mê mê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người
– Hỡi cô má phấn môi son,
Chân đi chữ bát còn toan chê chồng.
Chồng cô cao ngỏng cao ngòng,
Đêm đêm cô với cũng không tới nào.
– Ba toong đi lại nghênh ngang
Chậm chân thì gậy nó phang vỡ đầu
Công việc khoán nặng, khoán cao
Làm mà không được xơi bao mũi giày
Mồm quát tháo chân tay đá tát
Đánh đập rồi cúp phạt hết lương.

– Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất trông mây

Trông mưa, trông gió trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Tay đăm tay chiêu 

“Tay đăm tay chiêu” và “chân nam chân chiêu” đều nói về vận hành âm dương của tay và chân.

Ca dao tục ngữ
– Tay chiêu đập niêu không vỡ, đánh vợ không đau, bẻ cau không đứt
– Chỉ là tay chiêu
Ví dụ về tay đăm tay chiêu
– Đấm bằng cả hai tay : tay đấm là tay đăm, tay thu về là tay chiêu
– Bơi sải : tay ở pha vươn ra xa cơ thể là tay đăm, tay ở pha thu về cơ thể là tay chiêu
– Ôm : dang tay ra là pha đăm, vòng tay ôm lấy là pha chiêu
– Cả hai tay đăm là đẩy bằng cả hai tay, tỳ bằng hai tay và chống bằng cả hai tay
– Cả hai tay chiêu là thu vào cả hai tay, ôm bằng cả hai tay, khoanh tay
– Một tay đăm một tay chiêu là vận hành liên hoàn
Vận hành tay
– Khoanh tay
– Nối tay, nối vòng tay
– Đan tay
– Bắt tay
– Nhắc tay
– Tỳ tay
– Gối tay
– Ấp tay : Đầu gối tay ấp
Chỉ người
– Tay ngang
– Tay chơi
– Tay đua
– Tay cờ
– Tay kiếm
Chỉ bộ phân
– Lá gan
– Lá phổi
Các bộ phân của cái lá
– Cành lá
– Cuống lá
– Thuỳ lá
– Gân lá
– Mép lá
– Mặt lá
– Máu lá
– Đốm lá
Vận hành lá
– Lá xanh
– Lá đỏ
– Lá vàng
– Lá rụng
– Lá nhú
– Lá non
– Lá héo
– Lá già
– Lèo lá
– Hái lá
– Sắc lá
Ca dao tục ngữ
  • Bắt cá hai tay : cá sống trong nước, nơi có vận hành sóng
  • Tay trắng làm nên
  • Tay không mà nổi cơ đồ
  • Tay không bắt giặc
  • Tay đã nhúng chàm
  • Tay làm hàm nhai…, Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ
  • Tay đã thành chai
  • Đầu gối tay ấp,
  • Tay bắt mặt mừng,
  • Tay đứt ruột (dạ) xót,
  • Ném đá dấu tay
  • Vai gánh tay cuốc, vai gánh vai cuốc
  • tay cày tay cuốc,
  • tay xách nách mang,
  • tay chèo tay lái,
  • tay bế tay bồng
  • tay nâng tay hứng
  • khéo tay may miệng,
  • đầu gối tay ấp,
  • chung tay góp sức,
  • quen tay quen việc,
  • tay bẩn nuôi miệng bẩn,
  • gắp lửa bỏ tay người…
  • hai tay buông xuôi
  • Chắp tay nguyện cầu
  • Chết hai tay chắp đít
  • Nhắm mắt xuôi tay
  • ba đầu sáu tay, ba đầu sáu tay mười hai con mắt,
  • mặt choắt bằng hai ngón tay chéo,
  • tay năm tay mười,
  • tay năm miệng mười
  • miệng nói tay làm,
  • tay làm hàm nhai,
  • khéo tay may miệng,
  • tay xách nách mang,
  • tay kiếm tay cờ
  • Chặt tay day trán
  • bắt tận tay day tận cánh, bắt tận tay, day tận trán
  • coi bằng mắt, bắt bằng tay,
  • con đầu gối con cánh tay,
  • khéo hai con mắt vụng hai bàn tay, quý hai con mắt, giàu hai bàn tay

Mặt lòng, mặt mu

Mặt lòng, mặt mu là nói về bàn chân và bàn tay, gồm có

  • mặt lòng của bàn tay, bàn chân
    • mặt lòng của bàn chân là nơi tiếp xúc với đất
    • mặt lòng của bàn tay là nơi cầm, nắm, bóp các vật và xoa các bề mặt
  • mặt mu của bàn tay, bàn chân thường là mặt gồ lên, mặt đỡ cấu trúc, mặt hình, mặt nhìn được

Tay đăm, tay chiêu và chân đăm, chân chiêu liên quan đến vận hành của cả cánh tay, cẳng tay và cả đùi và ống chân, nhưng mặt lòng và mặt mu chỉ liên quan đến bàn tay và bàn chân. Như vậy

  • Chân phải, chân trái, và tay phải, tay trái đều có mặt lòng và mặt mu
  • Chân đăm, chân chiêu và tay đăm, tay chiêu đều có mặt lòng và mặt mu

Mặt lòng và mặt mu là âm dương của cùng một mặt tiếp xúc, nghĩa là mặt mu là nói về cấu trúc, mặt lòng là nói về vận hành của cùng một đối tượng

  • Mặt lòng của đối tượng A là vận hành, liên quan đến thời gian, thanh âm, giai điệu, chu kỳ
  • Mặt mu của đối tượng A là cấu trúc, liên quan đến không gian, hình tướng, sắc thái, cấu trúc,

Mặt là trường tiếp xúc có cả cấu trúc và vận hành của đối tượng

  • Mặt đường (là bề mặt tiếp xúc giữa luồng vận hành và cấu trúc của con đường)
    • mặt lòng đường
  • Mặt người (là mặt tiếp xúc giữa người và người) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt bàn (là mặt tiếp xúc giữa cấu trúc và vận hành của cái bàn) :
    • mặt lòng chính là bề mặt để bầy đồ và nhìn vào bàn
    • mặt mu là mặt gầm bàn
  • Mặt ghế (là mặt tiếp xúc giữa người và ghế) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt hoa (là mặt tiếp xúc giữa người và hoa) : mặt lòng là mặt có nhuỵ hoa – mặt mu có đài hoa và cuống hoa
  • Mặt biển (là mặt tiếp xúc giữa người và biển) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt đất (là mặt tiếp xúc giữa người và đất) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt trăng (là mặt tiếp xúc giữa người và trăng) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt trời (là mặt tiếp xúc giữa người và trời) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt đáy (là mặt tiếp xúc giữa người và đáy) : mặt lòng – mặt mu
  • Mặt sàn (là mặt tiếp xúc giữa người và đáy)
  • Mặt trái
  • Mặt phải
  • Mặt tiền
  • Mặt trước
  • Mặt sau
  • Mặt bên
  • Mặt khác
  • Một mặt
  • Nhiều mặt
  • Bề mặt
  • Trước mặt

Những câu vừa nói về mặt vừa nói về lòng

  • Bằng mặt nhưng không bằng lòng
  • Ban ngày ban mặt (nói như thế này nghĩa là không vừa lòng)
  • Tay bắt, mặt mừng
  • Đánh chuông ra mặt, đánh giặc ra tay,  
  • Đánh tận tay, day tận mặt
  • Ra về tay nắm lấy tay
  • Mặt nhìn lấy mặt, lòng say lấy lòng
  • Trở mặt như (trở) bàn tay

Day/Giơ/Ra tay mặt, đặt tay trái

  • Tay mặt là tay vận hành, tay vận động, tay cầm nắm
  • Tay trái là tay cấu trúc, tay thế năng

Ví dụ

  • Một tay trái bám vào gốc cây và tay mặt với lấy quả cây để hái

Lá mặt lá trái

“Lá mặt lá trái” nếu ứng với tay có 

– lá mặt là lá tiếp xúc, lá vận hành, là có động năng
– lá trái là là cấu trúc, lá thế năng
Lá mặt lá trái dùng cho mọi trường hợp của vận hành, từ vận hành nguyên tử cho đến vận hành tế bào, vận hành hơi thở, nhịp tim, đến vận hành trăng sao, vũ trụ.
Khuôn mặt hay bất kỳ bề mặt nào là lá mặt, nghĩa là sẽ có lá trái
– nếu chu kỳ mặt trăng là là mặt thì chu kỳ mặt trời là lá trái, và ngược lại
– Nếu chúng ta vặn ốc vít vào chiều nào và coi đó lá mặt và tháo ra chiều ngược lại thì chiều đó là lá trái. 
Vấn đề tắc nghẽn thì luôn phải hỗ trợ cho lá trái, chứ không phải cho lá mặt hoặc bắt lá trái hiện hết ra mặt rồi diệt nó, thì càng làm càng chỉ tắc nghẽn thêm.
Lá cây nói chung đều có lá mặt và lá trái
– Lá mặt vận hành với ánh sáng mặt trời, ban ngày, để quang hợp
– Lá trái vận hành với ánh sáng mặt trăng, ban đêm
Lá mặt lá trái không phải mặt trên mặt dưới của cái lá
Mặt trái thường là vấn đề vô cùng phức tạp, không hề đối xứng với mặt phải vì nó sẽ là
– lá mặt của lá trái
– lá trái của lá mặt
Lèo lá chính là liên quan đến tình huống này
Ca dao tục ngữ về chân tay  
  • Mồm miệng đỡ chân tay
  • Chân tay lấm bùn
  • Khôn ngoan hiện ra mặt
    Què quặt hiện chân tay
  • Cái ngủ mày ngủ cho say
    Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
    Bắt được một giỏ cá đầy
    Bán đi mua gạo cho mày nấu ăn
  • Bồ câu trong ổ bay ra,
    Chân tay mềm mại, cổ hoa hột cườm
  • Tháng bảy ông thị đỏ da
    Ông mít chơm chởm, ông da rụng rời
    Ông mít đóng cọc đem phơi
    Ông da rụng rời đỏ cả chân tay
Ca dao tục ngữ về tay chân 
  • Anh em như thể tay chân
  • Tay chân lấm bùn
  • Vướng bận tay chân
  • Tay chân thừa thãi
Ca dao tục ngữ về vận hành tay và chân
  • Khéo chân khéo tay
  • Khoa chân múa tay
  • Thượng cẳng tay hạ cẳng chân
  • Một chân một tay,
  • Luôn chân luôn tay
  • Như chân với tay
  • Tay dùi đục, chân bàn chổi,
  • Tay que rẽ, chân vòng kiềng,
  • Tay sống sậy, chân ống đồng,
  • Tay bắp cày, chân bàn cuốc
  • Tay dùi đục chân bàn chổi
  • Chân lấm tay bùn, chân bùn tay lấm,
  • Tay bùn chân lấm, tay lấm chân bùn
  • Bó chân bó tay
  • Vưỡng tay vướng chân
  • Tay rảnh chân rỗi
  • Chân yếu tay mềm
Tục ngữ về tập vận động chân tay
  • Học ăn, học nói, học gói học mở
Chia sẻ:
Scroll to Top