Ca dao, tục ngữ về tiêu tiền

Loading

Ca dao tục ngữ về chi tiêu và tiêu tiền

– Tiêu tiền như rác

– Tiêu tiền như nước

– Bánh tráng đem bán chợ chiều
Hai ngày không hết tiền tiêu chẳng còn

– Cây cao lá nhỏ chiền chiền
Non ăn già bán lấy tiền mà tiêu

Cây gì?

– Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư

– Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư

CA DAO TỤC NGỮ VỀ TIỀN

– Tiền nào của ấy

– Tiền chì hai mặt

– Tiền dư thóc mục

– Ho ra bạc, khạc ra tiền

– Ngồi đống thóc, móc đống tiền

– Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

– Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau

– Tiền vào như nước

– Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi

– Thấy tiền tối mắt

– Trăm ơn không bằng hơn tiền

– Tiền buộc dải yếm bo bo
Trao cho thầy bói rước lo vào mình

– Mười quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng

– Ông tiền ông thóc, ông cóc gì ai!

– Có tiền chó hóa kỳ lân
Không tiền kỳ lân hóa chó

– Ai che con mắt bậu đi,
Bậu coi đồng bạc, đồng chì như nhau.

Đò đưa một chuyến năm tiền

Đưa luôn hai chuyến trả liền một quan

– Đồng tiền không phấn không hồ
Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người

– Đò đưa một chuyến ba tiền
Bớ cô bán bột xuống thuyền tôi đưa

– Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống

– Có tiền chén chú chén anh
Hết tiền đủng đỉnh ra tình không vui.

– Quần chằm áo vá là tiên
Quần trơn áo mỏng nhưng tiền đi vay

– Đôi ta đã trót hẹn hò
Đẹp duyên cứ lấy chớ lo bạc tiền

– Thương anh không tính bạc tiền
Hun nhau một cái chết liền cũng vui

– Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau

– Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền

– Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng
Mất tiền mua thúng thì đụng cho mòn

– Anh thương em thương lụn, thương bại, thương dại, thương điên
Anh cầm một tiền anh nói rằng một quan
Tấm lưới chồng anh phơi dọc phơi ngang
Phơi đi phơi lại cốt chờ nàng đi qua

– Gạo chợ một tiền mười thưng
Mẹ con nhịn đói vì chưng không tiền

– Trèo lên cây bưởi hái bòng
Đưa dao ta gọt xem lòng ngọt chua
Bòng em không ngọt không chua
Tiền trăm bạc núi chưa mua được bòng

Ngẩn ngơ như chú bán gà

Tiền rưỡi chẳng bán, bán ba mươi đồng

– Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng

– Tiền buôn tiền bán thì để trong nhà
Tiền cờ tiền bạc thì ra ngoài đường

– Ai chồng, ai vợ mặc ai
Bao giờ ra bản, ra bài hẵng hay
Bao giờ tiền cưới trao tay
Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng

===

TIÊU TIỀN NHƯ NƯỚC & TIÊU TIỀN NHƯ RÁC

Nhiều người cho rằng “tiêu tiền như nước” và “tiêu tiền như rác” đều là tiêu tiền hoang phí, nhưng chả có căn cứ gì để nói thế.

Như nước là như thế nào ?
– Nước rỉ ra khỏi khe đá
– Nước suối chảy róc rách mùa cạn
– Nước sông chảy ào ào mùa lũ
– Nước mưa phùn bay
– Nước mưa rào rơi từng giọt,
– Nước mưa bão quất tới tấp
– Nước đại dương mệnh mông
– Nước hồ to, hồ nhỏ
– Nước đầm lầy, nước ao, nước vũng bùn
– Nước sương mai, sương muối
– Nước tuyết, nước băng
– Nước bay hơi dưới nắng

Như rác là như thế nào ?
– Nguồn tạo rác
– – – Rác xả định kỳ khỏi cơ thể con người, động vật, cây cối như lá rụng, hoa rơi, tóc rụng, ghét bẩn trên da …
– – – Rác tách ra khỏi thức ăn khi chế biến thực phẩm như rễ cây, cành già, lá úa khi nhặt rau, vỏ trứng khi đập trứng, nước gạo khi vo gạo …
– – – Rác bao gói như hộp, bao ni lông, giấy gói…xả ra khỏi sản phẩm khi sử dụng sản phẩm lần đầu
– Nơi nhận rác
– – – Rác ở thùng rác, túi rác, xe rác
– – – Rác trong nhà, rác ngoài đường,
– – – Rác ở bãi rác, ở hố rác …

Dù chúng ta chưa biết “tiêu tiền như nước” và “tiêu tiền như rác” cụ thể ra sao, điều chúng ta chắc chắn là hai cách tiêu tiền này khác hẳn nhau.

Tiêu tiền là hành động đưa tiền ra khỏi ví để cân bằng với một tiêu dùng
– Tiêu tiền mua hàng để là đưa tiền ra khỏi ví của mình để lấy về cho mình một hàng hoá, như gạo, thịt, quần áo, nhà, xe …
– Tiêu tiền mua dịch vụ là đưa tiền ra khỏi ví của mình để lấy về cho mình một dịch vụ như điện, nước, vệ sinh, du lịch, học tập, chăm sóc y tế, bảo hiểm …

Tiêu tiền có hai loại
– Đưa tiền ra khỏi ví để lấy về cho mình cái gì đó : Đây là tiêu tiền trước, tiêu dùng sau
– Đưa tiền ra khỏi vì để cân bằng với cái thứ mà mình đã lấy về cho mình trước đó rồi : Đây là tiêu dùng trước, tiêu tiền sau.

Ví dụ : Hàng ngày chúng ta đều đi chợ, mua đồ về nấu cơm. Đó là tiêu tiền trước và tiêu dùng sau. Hàng tháng chúng ta đều tiêu dùng điện, nước trước và trả tiền sau. Điện thoại thì có thể trả trước hoặc trả sau.

Có những mối quan hệ giữa tiêu dùng và tiêu tiền vô cùng phức tạp
– Tiêu tiền để gửi cho bố mẹ … : Tiêu tiền hàng hoá và dịch vụ là lấy dịch vụ hàng hoá về. Hai trường hợp này khá rõ ràng, còn tiêu tiền để gửi bố mẹ thì lấy về cái gì ? Khi con cái còn nhỏ, bố mẹ đã tiêu bao nhiêu tiền cho con, bây giờ con lớn, mới gửi lại cha mẹ một chút tiền, đừng muốn lấy thêm từ bố mẹ cái gì nữa.
– Tiêu tiền để mừng tuổi, tiêu tiền để mừng đám cưới : các quan hệ xã hội cũng là một dạng dịch vụ, đòi hỏi những người tham gia quan hệ phải cùng nhau nuôi dưỡng quan hệ. Tiền mừng là một ví dụ của nuôi dưỡng quan hệ bằng cách tiêu tiền, theo đó dịp này thì mình mừng người này cái này, người khác dịp khác mừng cho mình cái khác ..
– Tiêu tiền để làm từ thiện : Tiêu tiền từ thiện thì lấy về cái gì ? Điều này khó nói lắm. Có người thấy mình đã nhận nhiều từ xã hội như nhận từ cha mẹ, nên muốn cho đi. Có người làm từ thiện như một cách xây dựng quan hệ xã hội…

Bình thường khi xả rác chúng ta lấy cái gì tương ứng về và cái đó có xứng đáng không ?
– Rác sinh hoạt hàng ngày đổ đi để có nhà cửa và không khí trong nhà trong lành. Nếu không xả được rác, người trong nhà sẽ bị … ngộ độc một cách nào đó.
– Rác thân thể như lông rụng, tóc rung, da bong, mồ hôi, gỉ mắt … và sản phẩm bài tiết như khí CO2, phân và nước tiểu. Nếu không xả ra khỏi cơ thể sẽ gây tắc nghẽn, ngộ độc, mẩn ngứa, khó chịu, thậm chí là chết. Ví dụ : CO2 là rác của việc sử dụng O2. Hơi thở xả CO2 đi sau hơi thở vào mang theo O2. Việc xả là bắt buộc nếu không chúng ta sẽ chết.

“Tiêu tiền như rác” có thể là
– Tiền như rác, nghĩa là hành động bỏ tiền ra để lấy về một thứ không tiêu dùng được, cần được xả bỏ như rác
– Tiêu tiền như đổ rác, nghĩa là tiêu tiền để xả như tiêu tiền để xả stress …

“Ném tiền qua cửa sổ” có lẽ giống với sự tiêu xài hoang phí hơn, và chúng ta nói chung không đổ nước và ném rác ra cửa sổ. Khi ném tiền qua cửa sổ chúng ta không mong chờ có cái gì bay ngược từ cửa sổ lại để cân bằng với tiền ném ra, nhưng chắc chắn có một nguyên nhân đi trước, để dẫn đến hậu quả ném tiền qua cửa sổ.

 

Chia sẻ:
Scroll to Top