BIỂU TƯỢNG NGỰA TRONG DÂN GIAN : BỘ NGỰA NAM

Loading

NGỰA ÔNG ĂN CỎ BỒ ĐỀ
—o—o—o—
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề
Cho ngựa ông ăn
Đây là một bài đồng dao quen thuộc gắn với một trò chơi thiếu nhi mà đứa trẻ làm ông cưỡi ngựa và một đứa trẻ làm ngựa của ông.
Cỏ bồ đề có thể hiểu theo hai nghĩa
– Cỏ bồ đề là tên gọi của cỏ ý dĩ, cỏ bo bo, mọc ở mô đất hoang, bờ mương hay dọc triền đê. Cỏ bồ đề thuộc họ lúa.
– Cỏ ở địa danh Bồ Đề
Có nhiều địa danh Bồ Đề
Dinh Bồ Đề thời Lê, nay ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội : Tương truyền năm 1427, khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn qua sông Nhị Hà (Sông Hồng) tiến đánh thành Đông Quan (Hà Nội) mà đang bị chiếm đóng bởi nhà Minh, ông cho đóng quân và dựng dinh ở một xã ven sông Hồng. Trong dinh có hai cây bồ đề nên dinh được gọi là dinh Bồ Đề (Hai cây bồ đề nay không còn nhưng địa danh Bồ Đề vẫn còn). Hàng ngày ông lên tháp cao để quan sát quân địch bên trong thành Đông Quan, cùng các tướng bàn kế hoạch tiêu diệt địch. Nhân dân cắt cỏ mọc xung quanh dinh Bồ Đề cho ngựa của nghĩa quân ăn, cỏ đó gọi cỏ Bồ Đề. Bến sông mà nghĩa quân dùng để vượt qua sông là bến Phú Viên, nay ở làng Phú Viên ở chân cầu Long Biên, bên tả ngạn sông Hồng. Sách vở cũng ghi chép lại là thờ Lê trẻ con ở phố Cầu Đông đã hát bài đồng dao này.
Theo tích này thì ngựa ông là ngựa của Lê Lợi.
Xóm Bồ Đề, xã Quần Anh, Hải Hậu, Hà Nam : Vào thế kỷ 15 có ba ông gọi là Phó Ba tướng quân đời nhà Lê đã có công khai phá đất hoang lập ra xóm làng lấy tên Bồ Đề. Mỗi khi các ông cưỡi ngựa về thăm dân làng, bà con vui mừng giục nhau cắt cỏ cho ngựa các ông ăn.
Theo tích này thì ngựa ông là ngựa của ông Phó Ba tướng.
Trên khu Gò Lăng, cạnh nhà ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng có cây bồ đề cao to, anh em Tây Sơn mỗi lần về quê ngoại thường buộc ngựa tại đây, nên dân gian trong vùng có câu : Nhong nhong ngựa ông lại về. Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Theo tích này thì ngựa ông là ngựa của ông Tây Sơn
Để hiểu được thực sự ngựa ông ăn cỏ Bồ Đề là gì, chúng ta cần xếp lại cả bộ ngựa nam theo cấu trúc thể vía.
BỘ NGỰA NON, NGỰA THẰNG – THIẾU NIÊN (TUỔI DẠY THÌ)
Ngựa non háu đá
—o—
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò
Đường ngay không chạy, chạy dò đường quanh
Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò : Ngựa ô thường là ngựa đực khoẻ, phù hợp để cưỡi ngựa đường dài, trong khi đó bò là vật nuôi để giết thịt. Làm đúng như thế là chạy đường ngay, còn ngược lại là dò đường quanh.
Tình trạng “ngựa ô chẳng cưỡi cưỡi bò”, đối xứng với “ngựa non háu đá”.
– “Ngựa non háu đá” : lấy vận hành đạp cấu trúc, xảy ra với nam khí hoả
– “Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò” : lấy cấu trúc đè vận hành, xảy ra với nam thổ hoả
—o—o—o—
BỘ NGỰA TÍA
Ngựa tía là ngựa trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngựa non sang ngựa ô.
Con ngựa tía ăn quanh Đèo Cả
Bóng trăng rằm sắp ngả về Đông
Chẳng thà giục ngựa về không
Chẳng thèm cướp vợ tranh chồng người ta
Đèo Cả là ngọn đèo nằm giữa Phú Yên và Nha Trang. Đèo Cả là biểu tượng của yên ngựa và cũng là biểu tượng của một cấu trúc chuyển tiếp.
Trăng rằm là giữa tháng, sắp ngả về Đông là trăng rằm đi hết giai đoạn thống nhất cấu trúc, sắp chuyển sang giai đoạn đa dạng vận hành.
Ngựa tía ăn quanh đèo Cả là ngựa đang yên ổn ở giai đoạn chuyển tiếp giữa các chu kỳ vận hành, chưa đến ngưỡng phát triển đầy đủ âm dương để đi xa kết đôi như ngựa ô.
—o—
Anh như ngựa tía nhà quan
Em như trâu, nghé lạc đàn bơ vơ
Anh như chỉ thắm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng thơi
Giếng thơi gàu múc lưng chừng
Dẫu là vụng liệu xin đừng trách dây
Ngựa tía nhà quan là ngựa trụ cấu trúc không gian, ngựa đứng, chứ không phải ngựa chạy đường trường.
Trâu nghé lạc đàn và giếng múc lưng trừng là tình trạng đất nước đang có sự tích tụ và chuyển hoá dang dở.
Trong tình trạng này hai người không thể kết đôi.
—o—o—o—
BỘ NGỰA ANH, NGỰA CHỒNG – TUỔI THANH NIÊN
Ngựa ô trổ mã thành rồng
Anh đây trổ mã thành chồng của em.
Ngưa ô trổ mã thành rồng là ngưa long mã, thiên về vận hành sóng âm, mang tính mộc.
—o—
Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh
Ngựa ô đưa nàng về dinh là ngựa của chú rể đưa cô dâu về dinh, là nhà chú rể. Dinh, kiệu vàng, khớp bạc đều là các cấu trúc ánh sáng, mang tính kim.
—o—o—o—
NGỰA ÔNG CAI, ÔNG NGHÈ – TUỔI TRUNG NIÊN
Làng ta mười tám ông nghè
Ông cưỡi ngựa tía, ông che tàn vàng
Làng ta mười tám ông nghè : Thông thường vài làng mới có một nghè, trong khi ở đây một làng có mười tám nghè, đã vậy ông thì cưỡi ngựa tía, nghĩa là đen chưa tới, ông che tàn vàng, nghĩa là vàng tàn lụi. Năng lượng của giai đoạn chuyển tiếp rất phân tán.
—o—
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
Xoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè
Trâu ai lại buộc bụi tre ông thầy
Bài này nói về các sự lắp ghép không phù hợp xảy ra vào giai đoạn chuyển tiếp
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai : Ngựa dành cho người đi công việc, đi chinh chiến, không dành cho ông Cai là ông quan ngồi một chỗ, để người khác phải đến tâu trình.
Xoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè : Bà Nghè là vợ ông Nghè, không phải là vợ phú ông mà có hột xoàn đeo tai
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè : Ông Nghè suốt ngày đèn sách không dùng đến ngựa
Trâu ai lại buộc bụi tre ông thầy : Ông thày làm nghề dạy học cũng không dùng đến trâu, mà gắn bó với người nông dân
Ngựa tía tuổi trung niên và ngựa tía tuổi thanh niên đều là ngựa trong giai đoạn chuyển tiếp, trước khi sang một trạng thái cao trào mới.
—o—o—o—
NGỰA SẮT CỦA THÁNH GIÓNG
Nhớ xưa đương thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nổi ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi ngà ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời
Ngựa thánh cao hơn ngựa ông một bậc. Thánh Gióng là một vị thánh bảo vệ xứ sở. Ngựa thành Gióng là dòng máu xứ sở.
—o—o—o—
NGỰA ÔNG ĂN CỎ BỒ ĐỀ
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Ngưa ông ăn có Bổ Đề tương đương với ngưa sắt Thánh Gióng. Cỏ Bồ Đề có tính mộc, ngựa sắt có tính Kim. Thanh Gióng có tính vận hành chuyển hoá, Ngựa ông có tính trụ. Ngưa ông cũng là ngựa xứ sở.
—o—
BỘ NGỰA NAM & CẤU TRÚC THỂ VÍA
Bộ vía bên nam
– Hào quang :
– – – Bộ Thượng : Thượng Trí – Thượng Cảm – Thượng Phách
– – – Bộ Trung : Bộ trung thể được thống nhất từ 3 thành 1 nghĩa là Trung Trí – Trung Cảm – Trung Phách là 1.
– – – Bộ Hạ : Hạ Trí – Hạ Cảm – Hạ Phách
– Âm cung :
– – – Bộ Trí : Thượng Trí – Trung Trí – Hạ Trí
– – – Bộ Cảm : Bộ cảm được thống nhất từ 3 thành 1 nghĩa là Thượng Cảm – Trung Cảm – Hạ Phách là 1.
– – – Bộ Hạ : Thượng Phách – Trung Phách – Hạ Phách
Vì ngựa là bộ khí huyết của thể vía nên có thể đối chiếu bộ ngựa nam với bộ vía nam
– Ngựa Ông ăn cỏ Bồ Đề : Thượng Trí
– Ngựa ông Nghè : Trung Trí
– Ngựa tía ăn quanh đèo Cả : Hạ Trí
– Ngựa sắt của Thánh Gióng : Thượng Phách
– Ngựa ông Cai : Trung Phách
– Ngựa tía nhà Quan : Hạ Phách
– Ngựa ô : Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm
Bộ hào quang
– Bộ Thượng : Ngựa Ông ăn cỏ Bồ Đề : Thượng Trí – Ngựa sắt của Thánh Gióng : Thượng Phách
– Bộ Trung : Ngựa ông Nghè : Trung Trí – Ngựa ông Cai : Trung Phách
– Bộ Hạ : Ngựa tía ăn quanh đèo Cả : Hạ Trí – Ngựa tía nhà Quan : Hạ Phách
– Ngựa ô : Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm
—o—o—o—
Tranh Đồng Hồ : Mã Đáo Thành Công
Chia sẻ:
Scroll to Top