BÁNH TRÔI BÁNH CHAY & SỰ TRÔI CHẢY CỦA TÍNH NỮ

Loading

Bánh trôi bánh chay là bánh trôi bánh chảy. Trôi chảy là tinh thần của Tết tháng Ba âm lịch, tạo nên bài vè ngược nổi tiếng
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông,
Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười,
Con gà, be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào,
Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò,
Cỏ năn, cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi bắt diều hâu,
Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
Tháng ba trôi chảy đến mức đảo ngược trật tự thông thường mà vẫn cứ thuận, vẫn cứ xuôi.
Trôi là chảy theo luồng có sẵn của môi trường. Trôi là trạng thái chảy vì giữ được tĩnh, trạng thái có nhờ giữ được không.
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây trôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây
Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
Đường mía lau càng lâu càng ngát
Xôi nếp mật ngào ngạt hương say
Ba hương lây lất tháng ngày
Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi
Mẹ già như áng mây trôi
Như sương trên cỏ, như lời hát ru
Lời hát ru vi vu trong gió
Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan
Mây trôi lãng đãng trên ngàn
Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.
Để đạt được trạng thái trôi, một đối tượng cần về 0, cân bằng với môi trường, là một với môi trường, đứng yên với môi trường, nghĩa là không có chênh lệch thế năng với môi trường, thì đối tượng sẽ hoà được vào với động năng của môi trường, trôi theo được các dòng chảy của môi trường.
Chảy là vận hành nương theo chênh lệch thế năng với môi trường. Thế năng một cách tự nhiên chuyển thành động năng, làm đối tượng có khả năng chảy theo chiều làm giảm thế năng dần cho đến khi bằng 0. Ở điểm thế năng bằng 0, đối tượng đưng yên, là một với môi trường và có thể trôi theo dòng chảy của môi trường.
Trôi nối tiếp chảy, chảy đi cùng với trôi thành trôi chảy và chảy trôi.
Một cái lá khô rơi lãng đãng trên cây xuống mặt nước, cái lá đã chảy theo thế năng. Cái lá đậu trên mặt nước, là một với mặt nước, nước chảy theo hướng nào và chảy đến đâu thì cái lá trôi theo đến đó.
Toàn bộ vận hành trôi chảy của cái lá thực hiện được là vì cái lá đủ nhẹ để nương được theo môi trường.
Môi trường đồng thời có rất nhiều dòng chảy trong các không thời gian khác nhau dẫn đến các khái niệm như
– Mỵ nương : tên con gái của các vua Hùng
– Man nương : tên của Phật Tổ Man Nương của hệ thống Tứ Pháp
– Hồng nương : nương và chuyển nương đồng thời nhiều luồng
Nương là năng lực cân bằng, hoà nhập, là một tự nhiên với môi trường. Đây là một đặc trưng của tính nữ, tính thuỷ.
Trôi/Chôi mang tính âm, tính thuỷ và mềm mại nhất so với các âm còn lại trong cùng bộ âm, mà dương hơn nhất nhiều
– Trôi/Chôi : Thuỷ
– Trội/Chội : Thổ
– Trối/Chối : Kim
– Trồi/Chồi : Mộc
– Trổi/Chổi : Khí
– Trỗi/Chỗi : Hoả
Chay/Tray có nghĩa là nguyên liệu nền ví dụ phở chỉ có bánh phở và nước dùng, không có thịt là phở chay, bánh chưng chay là bánh chưng chỉ có gạo và đỗ, không có thịt, thậm chí chỉ có gạo không có cả đỗ. Trong bộ âm của mình, Chay/Tray cũng mang tính âm nhất so với bốn em Cháy/Chạy/Chảy/Chày mà dương hơn rất nhiều
– Chay/Tray : Kim
– Cháy/Tráy : Lửa
– Chạy/Trạy : Khí
– Chảy/Trảy : Nước
– Chày/Trày : Thổ
– Chãy/Trãy : Mộc
Mùng 3/3 là Tết bánh trôi bánh chay, một loại bánh thường được ví với người phu nữ.
Mùng 3/3 là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh, vì thánh Mẫu của các thánh Mẫu.
Tháng tám giỗ cha
Tháng ba giỗ mẹ
Chia sẻ:
Scroll to Top