Bánh chì là một loại bánh miền Trung, giống như bánh dầy của miền Bắc. Nhiều nơi vẫn còn giữ lệ làm bánh chì dâng lên tổ tiên mỗi khi giỗ chạp.
—o—o—o—
LÀNG NGHỀ BÀNH CHÌ
Bánh Chì Cẩm Phổ :
– Các cổ sử như Ô Châu cận lục của Dương Văn An, Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết, Cẩm Phổ là một trong những làng cổ đầu tiên được thiết lập trên đất Quảng Trị. Lúc trước làng có tên là Bào Phổ, mãi đến thời vua Đồng Khánh triều Nguyễn làng mới đổi tên thành Cẩm Phổ. Ngày nay Cẩm Phổ thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng Cẩm Phổ có địa thế phong thủy độc đáo, và sông Cánh Hòm đẹp như một bức tranh thủy mặc. Những cồn đất xa gần đó đây gắn liền với câu chuyện lịch sử làng, rằng khi mới sơ khởi dân nơi đây đã chứng kiến một đàn hạc trăm con đến bay lượn tìm chỗ đậu. Nhưng chỉ có 99 cái cồn nên đàn hạc bỏ đi mất, sau này người làng đã hiệp lực đắp thêm một cồn đất nữa gọi là cồn Hạc.
– Từ hàng trăm năm về trước, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình tại Quảng Trị, tùy theo mỗi vùng lại làm ra các loại bánh cổ truyền để dâng cúng ông bà tổ tiên và mời khách bạn đến chúc Tết. Như ở huyện Gio Linh, trước dây vào dịp Tết cổ truyền thì đồng bào làng Hà Trung hay làm bánh in, làng Gio Mai làm bánh thuẫn, làng Nhĩ Thượng làm bánh học, làng Cẩm Phổ làm bánh chì.
– Người dân làng Cẩm Phổ vẫn thường ca tụng món bánh chì của quê mình bằng câu thơ: “Mời cô, mời cậu, mời dì/ Về thăm Cẩm Phổ thưởng thức món bánh chì nếp Lân”.
—o—o—o—
CA DAO TỤC NGỮ VỀ BÀNH CHÌ
Bánh ít đi, bánh chì lại
(Bánh ít đi, bánh quy lại)
Bánh ít thì tiêu hao dần, tán mát đi, còn bánh chì thì lại thu về, quy lại
Bánh ú trao đi bánh chì trao lại
Bánh sáp trao đi, bánh chì đáp lại
Ngoài ra dân gian còn có câu
Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.
Bánh đúc đưa đi, bánh chì đưa lại;
(Bánh đúc trao qua, bánh đa trao lại)
Bánh đúc khi ăn thì bẻ từng miếng hay cắn từng miếng, vì bánh giòn, còn bánh chì rất dai, nên cắn miếng bánh không dứt khoát được như vậy mà cứ giằng co qua lại.
Câu đố về bánh chì, bánh dầy cũng đưa ra đặc điểm này của bánh
Bì bà bì bạch trắng bạch như cò
Ôm lưng bóp vú kéo co giữa đường
Là bánh gì? Bánh dầy hoặc bánh chì
—o—o—o—
TÊN BÁNH : CHÌ hoặc TRÌ
Tên bánh CHÌ hoăc TRÌ liên quan đến việc quy lại, trao lai, đáp lại, ném lại như ca dao, tục ngữ về bánh chì
CHỮ CHÌ
– CHÌ (DANH TỪ : NGUYÊN TỐ) : kim loại màu xám, nặng và tương đối mềm so với các kim loại thông thường : cầu chì, đạn chì, hòn chì
Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì chẳng đúc nên đồng nên chiêng
—
Nhẹ như bấc, nặng như chì
—
Vàng mười bạc bảy thau ba,
Đồng đen trinh tiết lại pha lộn chì
—o—
– CHÌ (DANH TỪ : TIỀN) : Tiền chì
Tiền trinh đổ lẫn tiền vàng
Để trong khăn gói đố nàng biết chi?
– Tiền trinh đổ lẫn tiền chì
Để trong khăn gói đố gì hởi anh?
—
Lì lì như tiền chì hai mặt.
—o—
– CHÌ (DANH TỪ : VẬT CHẤT) : Than chì
– – – Cái chì, bút chì là bút có ruột bằng than đá, khi viết phải miết ngòi bút trên giấy để vết chì ở lại.
—o—
– CHÌ (TÍNH TỪ : SẮC MÀU) : màu chì đen xám bạc
Mặt bủng da chì
—
Tóc quắn môi chì
—
Da đen, mặt rỗ, chân chì,
Đuôi dài thậm thượt, mình thì những gai
Là cái gì? Cái chài vãi cá
—
Gà chân chì
—
– CHÌ (TÍNH TỪ : THANH ÂM) : Tiếng chì, tiếng chì triết
Tiếng bấc tiếng chì
—
Tiếng nặng bằng bấc, tiếng chì bằng bông
—o—
– CHÌ (TÍNH TỪ : TINH THẦN) : Lì lợm, ngang bướng
—o—
– CHÌ (DANH TỪ : ĐỒ VẬT) : Con chì, hòn chì là vật đúc bằng chì cỡ bằng ngón tay út, có lỗ nhỏ ở giữa để xỏ nhợ câu hoặc nhợ chài đặng trằn xuống đáy nước:
Câu sông thì phải có chì
Có vợ phải giữ, không thì nó bung;
—
Đặng cả chài lẫn chì
—
Mất cả chì lẫn chài
—
Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại.
—o—o—o—
CHỮ TRÌ
– TRÌ (ĐỘNG TỪ) : Giằng lại, lôi lại, níu và giựt mạnh lại
Anh bước cẳng ra đi, con Tám nó níu, con Chín nó trì;
Ớ Mười ơi! Sao em để vậy, còn gì áo anh?
– – – chủ trì
– – – bù trì, độ trì, phù trì, hộ trì
– – – duy trì, kiên trì
– – – trì khu, trì trục, bôn trì : theo đuổi, rong duổi
– – – lăng trì
– – – diên trì, khiên trì,
Phù hộ độ trì
—o—
– TRÌ (TÍNH TỪ) : Chậm
– – – Mạch trì (mạch máu chảy chậm)
– – – Trù trì,
– – – Trì độn, trì hoãn, trì trệ
—o—
– TRÌ (DANH TỪ) : Ao nước, hào nước bao quanh cấu trúc hoả thổ
– – – Thành trì
– – – Mặc trì
– – – Nghiễn trì : nghiên mưc
– – – Đan trì : sân nhà vua hoặc bệ lò
—o—
– TRÌ (DANH TỪ) : Một tên gọi khác của dân tộc Bru Vân Kiều
—o—
– TRÌ (NHÂN VẬT) :
– – – Mẫu Diêu Trì : Dao Trì Kim Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Điêu Trì Địa Mẫu
—o—
– TRÌ (ĐỊA DANH) :
– – – Huyện Thanh Trì, đầm Thanh Trì
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
—
Huyện Thanh Trì kia làng Thịnh Liệt
Đồn cá rô Đầm Sét là ngon
Bấy lâu cạn nước trơ bùn
Biết rằng hương vị có còn như xưa
—
Mấy ông quan huyện Thanh Trì
Khéo khôn: mỡ lấy, xương bì ông không
Lỗ lãi ông đắn sâu nông
Được lời ông lấy, lễ không thèm nhìn
Kiện cáo vài lạng làm tin
Của cái ông vét, ông tìm ở dân
Việc phạt ông bảo là ân
Ân quan mà xuống, manh áo dân chẳng còn
—
Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miếng bì thì chê
—
Kể chơi một huyện Thanh Trì
Mọc thì gạo xáo, Láng thì trồng rau
Đình Gừng bán cá đội đầu
Định Công đan gối, Lủ Cầu bánh trong
—
Làng Mui thì bán củi đồng
Nam Dư mía mật giàu lòng ăn chơi
Thanh Trì buôn bán mọi nơi
Đồng Nhân, Thúy Ái là nơi chăn tằm
Làng Mơ thì bán rượu tăm
Sở Lờ cua ốc quanh năm đủ đời.
– – – Phường Liên Trì, phố Liên Trì
– – – Phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn
– – – Phương Trì, Đan Phượng, Hà Nội
– – – Làng Vân Trì, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội :
– – – – Đầm Vân Trì :
– – – – Đình Vân Trì thờ tướng lĩnh của Hai Bà Trưng là Đống Vĩnh và Thái Giới Đại Vương, hiện có các di tích tưởng niệm nằm rải rác ở các thôn Vân Trì và Viện Nội.
—o—