BA VÌ

Loading

Ba Vì là một trong các rừng quốc gia linh thiêng bâc nhất của nước ta nhưng cũng bị tàn phá, để kinh doanh du lịch ở cấp độ khủng khiếp tương tự.
NÚI
Dãy núi trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha: huyện Ba Vì khoảng 3500 ha, thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình khoảng 1500 ha. Đây là những dãy núi nhỏ cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ khi vượt qua sông Đà và dừng bước trước đồng bằng Bắc Bộ. Dãy núi Ba Vì có diện tích nhỏ (khoảng 5000 ha), nhưng khá cao, có độ dốc cao.
Ba đình chính
– Đỉnh Tản Viên còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn, cao 1227m
– Đỉnh Ngọc Hoa cao 1131m đặt theo tên của công chúa con vua Hùng Vương 18 gả cho Sơn Tinh có đền Trung
– Đỉnh Vua cao 1296m, có đền Thượng
Ngoài ra, trong dãy núi này còn có các đỉnh khác như
– Ngọc Lĩnh,
– Tương Miêu,
– U Bò,
– Núi Tre,
– Ghẹ Đùng,
– Trăm Voi.
Ngoài ra còn có các khối núi/đồi, dãy núi/đồi, ngọn núi/đồi nằm ngoài khu vực trung tâm
– Khối núi Viên Nam
– Núi Đá Chẹ,
– Đá Chông (K9)
– Đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì;
– Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà;
– những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì
– Đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn
– Dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn
Những phương kế của Sơn Tinh chặn đường Thuỷ Tinh.
– Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông,
– Thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái,
– Cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò,
SUỐI :
Khối núi Ba Vì, suối chủ yếu ở phía sườn Đông
– Suối Cái sườn Đông Ba Vì, thôn Muồng Voi, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
– – – Suối Cái mẹ 21°03’09.9″N 105°23’32.4″E
– – – Suối Cái con
– Suối Cái Minh Quang Ba Vì : có 2 suối Cái nằm ở 2 sườn núi đối xứng là sườn Đông, là suối Cái mẹ, suối Cái con và sườn Tây, là suối Cái Minh Quang
– Suối Ngọc Hoa, tuyến trecking vườn quốc gia Ba Vì
– Suối Hương có thác Hương 21°04’57.3″N 105°23’21.7″E, thôn Nghe xã Vân Hoà, ở gần đây có giếng Âm Hộ và được gọi là khu đẻ
– Suối Mơ có thác Mơ
– Suối Ngà (khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà) có thác Ngà, thác Cổng trời
– Suối Tiên : khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên
– Suối Rồng (khu du lịch suối Rồng)
– Suối nước khoáng Tản Đà
– Suối Hai : có hồ suối Hai
– Suối Cả : có hồ suối Cả
– Suối Bóp : có hồ suối Bóp
– Suối Mít có hồ suối Mít
– Suối Di
– Suối Mu (núi Viên Nam)
– Suối Ngọc (núi Viên Nam)
THÁC
– Thác Mơ
– Thác Đa, Thác Ông, Thác Bà (khu du lịch Thác Đa)
– Thác Ngà
– Thác Cổng Trời (khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà)
– Thác Hương
– Thác Thăng Thiên (núi Viên Nam)
HỒ
– Hồ Suối Hai
– Hồ Cua (Hồ Tiên Sa)
– Hồ Xuân Khanh
– Hồ Đồng Mô – Ngải Sơn
– Hồ Suối Cả
– Hồ suối Bóp
– Hồ suối Mít
AO
– Ao vua
ĐẦM
– Đầm Long
– Đầm Đượng
– Đầm Mom,
– Đầm Mít,
– Đầm Sui,
GIẾNG
– Giếng Pó Ché (Giếng Âm Hộ) : ở Làng Nghe, xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội, vào trang trại Đồng Quê, lễ Mẫu và xin nước
– Giếng ở đền Lăng Sương, nơi sinh của thánh Tản
– Giếng sữa làng Đường Lâm vẫn thuộc mạch Ba Vì
– Giếng Quan Âm ở đền Trung
SÔNG
– Sông Đà (phía Tây Bắc)
– Sông Tích
– Sông Hồng
SỰ TÍCH SƠN TINH – THUỶ TINH
Quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh.
Đồi đất liên quan đến chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh.
– Đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì;
– Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà;
– những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì
Về sự tích “Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt”. Chuyện xưa kể lại rằng
– Đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng,
– Dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất.
Những phương kế của Sơn Tinh chặn đường Thuỷ Tinh.
– Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông,
– Thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái,
– Cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò,
– Ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng ngòi lặt,
– Lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm Đượng v.v…
Trên bãi chiến trường xưa còn có nhiều dấu tích của Thuỷ Tinh
– suối Di, sông Tích, ngòi Tôm,
– đầm Mom, đầm Mít, đầm Sui,
Các địa danh mang tên Thuỷ quái là những trận đồ tàn binh, bại tướng của Thủy Tinh.
– Sông Tích, ngòi Tôm
– Hồ Cua (hồ Tiên Sa)
– Xóm Rùa, xóm Cá Sấu ở Vân Sơn xã Vân Hòa;
– Thôn Rắn Giải ở Phụ Khang thuộc xã Đường Lâm;
– Thuồng Luồng ở Cầu Hang vùng sông Tích thuộc xã Thanh Mỹ;
– Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên dải sông Đà…
SỰ TÍCH THÁNH TẢN CỦA TỨ BẤT TỬ
Theo
– Ngọc phả cổ chép về Tản Viên Thánh mẫu Quốc mẫu Vua Bà Tam vị Đại vương triều Hùng Nam Việt
– Ngọc phả ba vị Tản Viên Sơn Thánh, Tả Hữu Lưỡng Kiên Thần Cao Sơn, Quý Minh
– Ngọc phả cổ chép về Thần nương họ Phan thời Việt Thường Thị sinh một bầu năm vị thủy quan
– Ngọc phả Tản Viên Sơn Thánh do Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn sửa
SỰ TÍCH CAO BIỀN TRẤN YỂM BA VÌ
Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử Cao Biền (vị tướng kiêm phù thủy) dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm tà triệt long mạch. Nhưng cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.
SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG BÀ ĐÀ & CÁC MƯỜNG
Chuyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất Lạc Sơn xuất hiện một người đàn ông “cao to, vạm vỡ khác thường” nên được gọi là Ông Đùng. Ông đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc thì gặp được một người phụ nữ là Bà Đà. Tuy không cao lớn như ông nhưng cũng khá tương xứng để thành cặp vợ chồng xứng đôi. Họ yêu thương nhau rồi kết duyên vợ chồng.
Đêm “động phòng” trong hang đá làm rung chuyển cả trời đất tạo ra bão táp, mưa sa… Mưa lớn tạo dòng nước chảy ra từ trong hang đã gây ngập cả cánh đồng Mường Vang, Mường Vó (thuộc huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình ngày nay). Nhưng lạ kì thay, kể từ đấy những cánh đồng ở đây luôn trù phú, tốt tươi, mùa màng bội thu. Có thể nói đây là biểu trưng lớn nhất của tín ngưỡng phồn thực với ước mơ bao đời của người nông dân như thóc lúa đầy bồ, gà, lợn đầy chuồng, nhà cửa vang tiếng trẻ thơ. Bởi thế đến ngày nay vẫn còn câu tục ngữ: “Cơm Mường Vó, ló Mường Vang” (ló: lúa).
Địa danh
– Núi Đùng
– Sông Đà
– Lạc Sơn
– Mường Bi
SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG BÀ ĐÙNG ĐÀO SÔNG ĐÀ
Ngày xửa ngày xưa, ở xứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường hay gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lổ.
Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là sông Đà ngày nay.
Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
ĐỀN THỜ
Khu vực quanh núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi đình, đền thờ Thánh Tản Viên – Sơn Tinh như đền Trung, đền Hạ, đền Thượng, đền Đá Đen, đền Vật Lại, đền Măng Sơn, đền Khánh Xuân, đình Yên Nội, đình Tây Đằng, đình Mỗ Lao, đình Quất Động, đình Đông Viên, đình Quan Húc, đình Phú Thứ, đình Thanh Hùng, đình Thụy Phiêu v.v…
Ngũ Cung thờ Tản Viên
– Đông Cung Đền Và
– Tây Cung
– Bắc Cung
Bộ đền thờ núi Ba Vì
– Đền Thượng
– Đền Trung
– Đền Hạ
Bộ đền thờ núi Viên Nam
Bộ đền thờ Mẫu
– Đền Lăng Sương
– Đền Trung
– Đền thờ Ngọc Hoa
Chia sẻ:
Scroll to Top