NHẤT ÔNG ĐẾM CÁT & BẢY ÔNG TRỤ TRỜI

Loading

“Đếm cát” là một thuận ngữ chỉ một việc không khả thi.

Thấy anh ra vẻ học trò
Lại đây em hỏi con cò mấy lông?
– Em về đếm cát bờ sông
Đếm coi mấy hạt anh nói lông con cò

—o—

Chàng khoe chàng lắm văn chương
Đố chàng biết cỏ bên đường bấy nhiêu
– Em về đếm cát bình hương
Bình hương bao nhiêu cát thì cỏ bên đường bấy nhiêu

Cát bờ sông không đếm nổi, mà cát bình hương cũng không đếm nổi. Tuy nhiên có một vị thần đếm được cát và đó là vị thần đứng đầu trong các vị thần kiến tạo.

Nhất Ông đếm cát
Nhì Ông tát bể
Ba Ông kể sao
Bốn Ông đào sông
Năm Ông trông câu
Sáu Ông xây rú
Bảy Ông trụ trời

Có nơi hát rằng :

Ông đếm cát
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trông câu
Ông xây rú
Ông trụ trời
Ông cời cua
Ông lùa chim
Ông tìm sâu
Ông xâu cá.

Ông đếm cát đứng đầu trong bảy vị thần khai thiên lập địa hay còn gọi là Thần sáng thế. Các vị thần sau đó là thần vận thế.

THẦN THOẠI VỀ THẦN TRỤ TRỜI

Ông Trụ trời là vị thần thứ bảy trong bảy vị thần sáng thế. Sự tích về thần như sau.

Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội trời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp. Nơi trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Vì thế, cột trụ trời bây giờ không còn nữa, còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển sâu hồ rộng.

Vết tích của cột trời vẫn còn ở núi Yên Phụ hay An Phụ (Kim Môn, Hải Dương).

Quần thể An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
– Dãy núi Yên Phụ hay núi An Phụ dài gần 20km thuộc huyện Kinh Môn được coi là nơi huyền bí bậc nhất tỉnh Hải Dương với đường hầm lớn, dài hàng chục km, và trên núi có Chùa Cao thờ An Sinh Vương Trần Liễu (cha của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).
– Động Kinh Chủ hay động Dương Nham (Nam thiên đệ lục động) nay nằm ở vùng đất làng Dương Nham, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Quần thể núi này có nhiều ngọn như An Phụ, Lĩnh Đông, Hàm Rồng, núi Tượng … và nhiều ngọn đã bị nổ mìn phá hoại rất nghiêm trọng. Có thể ông Trụ Trời rồi cũng trở thành ộng Cát Bụi.

Quay trở lại với bảy vị thần kiến tạo
– Ông đếm cát : liên quan đến lượng tử với cát là hạt lượng tử, và đồng hồ cát là một dụng cụ đếm cát, mà cũng là dụng cụ đếm thời gian.
– Ông tát bể : liên quan đến sóng của trường lượng tử, với bể chính là trường lượng tử
– Ông kể sao : liên quan đến vận hành các nguyên tố cơ bản với sao là các nguyên tố cơ bản
– Ông đào sông : liên quan đến các luồng vận hành cơ bản mang tính đất
– Ông trông câu : liên quan đến các luồng vận hành cơ bản mang tính đất
– Ông xây rú : rú là núi có rừng già, liên quan đến kiến thiết các cấu trúc cơ bản với rú là các nơi hội tụ các luồng vận hành cơ bản theo chu kỳ
– Ông trụ trời : liên quan đến cây sự sống, là Thần Nông hay Tản Viên

Chia sẻ:
Scroll to Top