NÚI THIÊNG NƯỚC VIỆT : BA VÌ & TAM ĐẢO

Loading

NÚI THIÊNG : BA VÌ & TAM ĐẢO

TẢN VIÊN – NÚI NHẤT CAO

Tản Viên là ngọn núi trung tâm và cao nhất của dãy núi Ba Vì. Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên.
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất thanh, nhất lịch là tiên trên đời
—o—
Nhất cao là núi Tản Viên
Bình yên vạn sự là tiên trên đời
Tản Viên luôn được coi là đỉnh núi cao nhất của nước ta.
– Cao nhất về mặt vật lý, vì trục của núi đâm về phía tâm Trái đất và đỉnh núi về mặt năng lượng đi lên các tầng khí quyển.
– Cao nhất về mặt tinh thần vì đây là nơi ngự của vị Tứ Bất Tử thứ nhất của người Việt, thánh Tản.
—o—o—o—

NÚI TẢN VIÊN – SÔNG NHỊ HÀ

Đồng xanh sông Nhị chạy dài
Mây quang non Tản chiếu ngời Thăng Long
—o—
Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ
—o—
Khăn anh nàng lấy vá vai
Bây giờ nàng đã nghe ai dỗ dành?
Chẳng nên, tháo chỉ lấy mụn trả anh
Để anh đem bán lấy hai trăm vàng
Một trăm anh đưa cho nàng
Còn một trăm nữa để quàng cây đa
Chứ em không nhớ lời thề nguyện với ta
Sông có Nhị Hà, núi có Tản Viên
Bây giờ nàng ở thế sao nên?
Tôi khấn Nam Tào, Bắc Đẩu biên tên rành rành
Đã yêu anh, thời quyết với anh
Nhà tre, rui nứa , lợp tranh vững vàng
Chớ tham nhà gỗ bức bàn
Gỗ lim chẳng có, làm xoàng gỗ vông
Chỉ nhọc mình thôi lại luống công
Ðến khi gỗ mục, lại nằm nhà tre
Còn duyên anh bảo chẳng nghe!
Núi Tản Viên là cặp đôi với sông Nhị Hà, tạo nên biểu tượng sông núi của nước Việt.
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường
Vũng Thuỷ Tiên, cửa Vường là ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Luộc và sông Hồng, nay gọi là ngã ba Phương Trà. Thuỷ Tiên nhất sâu vì nó thông với tầng nước sâu nhất của Trái đất, nghĩa là nó cùng tầng với đáy của tản Viên, cũng vi Tản Viên có đáy sâu như vậy mà nó là núi cao nhất của nước Việt. Cửa Vường là một cửa sông Hồng nên bài ca dao này vẫn nói về cặp đôi Tản Viên – Nhi Hà.
Ai qua núi Tản sông Đà
Ghé qua Tu Vũ mặn mà tình thương
Tu Vũ là một xã thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam, nằm ở chân núi Tản, bên bờ sông Đà. Thanh Thuỷ có nguồn suối khoáng nước nóng, vì có cổng thông với tầng nham thạch của vỏ Trái đất hoặc tầng lửa tâm Trái Đất. Tu Vũ có mặn mà tình thương, nghĩa là ở đây có mạch biển, mà nằm bên trên tầng nham thạch này, còn tầng suối mà nằm dưới tầng nham thạch này có vị ngọt thì liên quan đến vũng Thuỷ Tiên nói trong bài ca dao bên trên.
Bao giờ đổ núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên nghĩa chàng
—o—
Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ăn con tép mại dạ càng long đong
Chim sầu cất cánh bay rông
Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
Chàng đừng trách em ăn ở bất nghì
Cha cầm mẹ giữ chẳng đi được nào
Chàng đi vực thẳm non cao
Em mong tìm vào đến núi Tản Viên
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch thiếp mới quên lời chàng
Một số bài ca dao ghép núi Tản Viên với sông Tô Lịch, mà có thể coi là một nhánh của sông Hồng chảy ở đất Thăng Long.
—o—o—o—

TẢN VIÊN – THÁNH SINH

– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.
—o—
Hỏi : Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đáp : Núi đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có Thánh Sinh
Núi thắt cổ bồng là núi xoè hai đầu và thắt giữa, như hình cái trống bồng.
Núi Tản Viên có thánh sinh là Thánh Tản, vì
– Thánh Tản sinh ở vùng núi Tản Viên
– Tản Viên là Thánh Sinh đối xứng với Thánh Hoá
Bộ Thánh Hoá Sinh gồm
– Thánh Sinh là Tản Viên ở dãy núi Ba Vì & Thánh Hoá là Diêm Vương ở dãy núi Tam Đảo
– Thánh Mẫu sinh & Mẫu hoá : Bên dãy núi Tam Đảo và bên dãy núi Yên Tử đều có đền thờ Mẫu Sinh và Mẫu Hoá
Tản Viên là một trong bốn vua cha trong đạo Mẫu, là
– Tản Viên
– Ngọc Hoàng
– Long Vương
– Diêm Vương
Tản Viên là người đứng đầu Tứ Thánh Bất Tử, gồm có
– Tản Viên : Thánh Sinh
– Phù Đổng : Thánh Gióng, hoá thánh ở núi Sóc. Đây là một vị Thánh Hoá.
– Chử Đồng Tử : Thánh Chử, hoá thánh ở đầm Dạ Trạch, nên ở đó có đền Hoá Dạ Trạch. Đây cũng là một vị Thánh Hoá.
– Liễu Hạnh : Thánh Mẫu giáng sinh 3 lần, lập gia đình, có con, rồi hoá, cho nên gọi là giáng hoá 3 lần. Liễu Hạnh là mẫu Hoá Sinh.
Tản Viên là con cả của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Truyện núi Tản Viên trong “Lĩnh Nam chích quái” kể Sơn Thánh có tên là Hương Lang, là người con cả trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi.
Cuộc đời của Tản Viên Sơn Thánh qua các sự tích và địa danh
– Ngọc phả của sách Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ là ngọc phả ghi chi tiết nhất cuộc đời của Tản Viên còn tìm thấy. Làng La Phù nay ở huyện Thanh Thủy của Phú Thọ nơi có Đình La Phù thờ Tản Viên Sơn Thánh cùng với Động Đình Tang Ma Thánh Mẫu họ Phan và chùa Tang Ma. Bãi dâu gai (Tang Ma) hay bãi Trường Sa bên bờ sông Đà của làng La Phù là nơi cha Lạc Long và mẹ Âu Cơ đã gặp gỡ nhau.
– Tản Viên sinh ra ở động Lăng Sương, nay ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ. Đền Lăng Sơng : gắn với truyền thuyết bà mẹ họ Đinh (Đinh Thị Đen) đi cấy ruộng, gặp rồng vàng phun nước, đứng trên bàn đá mà sinh hạ Nguyễn Tuấn (Sơn Thánh) bên giếng. Lúc bà sinh nở, có hổ đến ngậm đá chèn bụng để giúp đỡ đẻ. Bà mẹ Thánh Tản sau trở thành bà chúa Thượng Ngàn cai quản Sơn Lâm Nhạc phủ. Mẹ Âu Cơ quê cũng ở động Lăng Sương
– Sơn Tinh lên núi chặt cây gặp Thái Bạch Kim Tinh và được tần ban cho chiếc gậy đầu sinh – đầu tử và dậy cho pháp thần chú để cứu đời.
– Sau đó, Ngài lại cứu sống một con rắn, nguyên là con Long Vương, bị trẻ chăn trâu đuổi đánh. Vì thế Sơn Tinh được Long Vương ở bể Nam Hải tặng cho một cuốn thiên thư, có thể ước và xem hiểu thấu mọi việc trên trời dưới đất. Tang Ma là nơi Tản Viên Sơn Thánh đã cứu sống con rắn thần, con của Long Vương.
– Ngày được cho đất bởi mẹ nuôi Ma Thị Cao Sơn, bà là Mẫu Địa
– Tản Viên là vua cha Nhạc Phủ, có ngũ cung trong đó Đền Và Đông Cung là nổi tiếng hơn cả
– Ngài lấy con gái của vua Hùng Vương thứ 18. Sự kiện này liên quan đến sự tích Sơn Tinh & Thuỷ Tinh
– Ngài không nhận ngôi vua mà giúp vua Hùng đánh giặc Thục Phán
– Sau đó ngài làm trung gian chuyển giao quyền giao quyền lực từ Vua Hùng sang cho Thục An Dương Vương, người xây thành Cổ Loa
– Con gái của ngài là La Bình Công Chúa
—o—o—o—

BA VÌ – NÚI NHẤT CAO

Nhất cao là núi Ba Vì
Nhất lịch, nhất sắc kinh kì Thăng Long
Ba Vì, nơi có đỉnh Tản Viên là dãy núi thiêng của nước Việt.
Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì
Vùng Sơn Tây xứ đoài rất nắng nhưng trên núi Ba Vì thường xuyên có mây che phủ như cái tán ô.
—o—o—o—

BA VÌ – BA NÚI CHỤM LẠI

Ba Vì có 3 đỉnh núi nổi bật vơi độ cao gần bằng nhau
– Đỉnh Vua cao 1.296m; cao thứ 1 trong dãy núi Ba Vì.
– Đỉnh Tản Viên cao 1.227m, cao thứ 2 trong dãy núi Ba Vì.
– Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m, cao thứ 3 trong dãy núi Ba Vì.
Tản Viên là núi cao nhất nước Việt, bởi vì độ cao của núi không tính từ mặt đất mà tính từ chân núi, mà nằm sâu ở trong lòng đất.
Bộ ba núi này tạo nên bộ Đầu nhau là
– Đỉnh Vua : Ông Công
– Đỉnh Tản Viên : Ông Táo
– Đỉnh Ngọc Hoa : Bà Thi
—o—o—o—

BA VÌ – BA CÂY CHỤM LẠI

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Ba cây chụm lại tạo nên hòn núi cao là 3 đỉnh núi của Ba Vì.
Tại sao Tam Đảo cũng có ba đỉnh mà không ứng với câu ca dao này ? Bởi vì trong 4 vua cha, chỉ có duy nhất Tản Viên là vua cha Thượng Ngàn và Tản Viên là một cái cây sự sống.
—o—o—o—

BA VÌ – BA VÌ SAO

Bố vợ là vớ cọc chèo
Mẹ vợ là bèo trôi sông
Chàng rể là ông Ba Vì
Tên Ba Vì nghĩa là ba vì sao, là Tản Viên, Cao Sơn & Quý Minh. Ba vị này đều được gọi là ông Ba Vì.
—o—o—o—

BA VÌ – VẠN CÂY

Em về thưa với mẹ cha
Mua gỗ sông Bứa làm nhà sông Thao
Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi Ba Vì biết vạn nào cây
Em hiền lấy được anh đây
—o—
Em nay buôn chỉ bán tơ
Buôn ngọn sông Bờ, bán ngọn sông Thao
Nước sông Thao biết bao giờ cạn?
Núi Ba Vì biết vạn nào cây!
Núi Ba Vì nhiều cây không phải vì núi rộng và cây mọc dầy đặc mà vì Thánh Tản là vị vua cha giữ cây sự sống.
Vạn cây nghĩa Vạn Tuế. Nếu Tản Viên liên quan đến một vì sao thì sao ấy là sao Mộc hay sao Thái Tuế.
—o—o—o—

BA VÌ – BIỂN ĐÔNG

Yêu lắm làm chi
Nhớ lắm làm chi
Khi xưa anh nói đổ núi Ba Vì
Bể Đông cạn nước anh cũng nằm kề bên em
Ai xui anh cắt đường duyên
Để em chịu nỗi đắm thuyền bên sông
Núi Ba Vì cao nhất được ghép cặp đôi với biển Đông. Ba Vì đại diện cho đất và biển Đông đại diện cho nước. Ba Vì đại điện cho cha xứ sở và biển Đông đại diện cho mẹ xứ sở của Bách Việt.
—o—o—o—

BA VÌ – MẪU HOÁ SINH

Trời sinh ra núi Ba Vì
Còn như đôi vú ai thì sinh ra?
– Vú em bác mẹ sinh thành
Mỗi ngày một lớn do tay anh vun trồng.
Vì Tản Viên, Ba Vì là núi Thánh Sinh, mà sinh đi cùng với dưỡng, cho nên mới có bài ca dao này. Trên núi Ba Vì có đền thờ bà Ma Thi Cao Sơn, đôi vú đại diên cho mẹ nuôi. Đất đai của Tán Viên do mẹ nuôi tặng bao gồm núi Tản Viên. Mẹ nuôi của Tán Viên là mẫu Địa. Đôi vú đại diện cho tính dưỡng nuôi.
Em như hòn núi Ba Vì
Rộng thì bốn biển, hẹp thì trôn kim
– Anh như con chim con con
Ngày dạo chơi bốn biển, tối về non hắn nằm
Anh thương em đứt ruột con tằm
Quyết xe săn mũi chỉ để xỏ nhằm cái trôn kim
Bài ca dao này nói về tương tác của bộ phận sinh dục nam và nữ, liên quan đến tình dục và sinh sản. Ở các bài ca dao khác, Ba Vì được gắn với Thánh Tản, đỉnh Tản Viên mang tính nam và tinh thần, thì trong bài này Ba Vì được ví với người con gái và thân thể. Trong ba đỉnh của Ba Vì, ngoài hai đỉnh Tản Viên và đỉnh Vua mang tính dương, Ngọc Hoa là đỉnh núi mang tính âm, liên quan nhất đến trạng thái âm của Ba Vì mà được mô tả trong bài ca dao này.
—o—o—o—o—o—o—o—

QUẦN THỂ NÚI TAM ĐẢO

Tam Đảo là dãy núi đá trầm tích hình thành từ hoạt động của núi lửa, kéo dài từ Bắc xuống Nam, gồm nhiều khối núi.
– Khối núi Tam Đảo chính
– Ba khối núi nằm ở ngoại biên
– – – Khối núi Độc Tôn có đỉnh cao nhất Hàm Lợn
– – – Khối núi Sóc có đỉnh cao nhất là đỉnh Vệ Linh
– – – Khối núi Cốc của khu hồ núi Cốc, mà nay nằm ở phía Đông của Tam Đảo nếu theo truyền thuyết sông Công núi Cốc cũng được cho là nằm ở chân núi Tam Đảo
Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kỳ này hát lên
Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Ðà, Tam Ðảo cũng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba kỳ
Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài
Sở cầu như ý ai ơi
Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng ba
Tam Đảo là vùng biển hồ, nên được xếp chung với Sông Lô, sông Đà, để cùng quay đầu về đền Hùng, vào ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 âm lịch.
Cơ bản cả dãy núi Tam Đảo gồm Tam Đảo, Độc Tôn, núi Sóc và núi Cốc đều nằm trên biển hồ.
Về xứ sở, Tam Đảo thuộc
– Xứ sở Tản Viên là xứ sở mẫu Thượng Ngàn
– Xứ sở Long Vương vì là biển hồ
Hợp nhất hai xứ sở này ở tầng sâu hơn là xứ sở của Diêm Vương và mẫu Địa.
—o—o—o—
NÚI TAM ĐẢO
Tam Đảo là ba đỉnh núi nằm ở khối núi phía Bắc của hệ thống núi Tam Đảo, mà cao nhô lên trên biển mây bồng bềnh, như ba hòn đảo. Ba ngọn núi này là
– núi Thạch Bàn (1.388m)
– núi Thiên Thị (1.375m)
– núi Phù Nghĩa (1.400m)
Ba ngọn núi này cũng tạo nên bộ Đầu nhau y như bên núi Ba Vì
– Thạch Bàn : Ông Công
– Thiên Thị : Bà Thị
– Phù Nghĩa : Ông Táo
Biểu tượng của Tam Đảo là cá cóc Tam Đảo. Khác với cóc, loài này có đuôi nên được gọi là cá, khác với cá loài này có chân. Kết quả nó được gọi là cá cóc.
Cá cóc Tam Đảo là một loài đặc chủng chỉ có ở Tam Đảo, nó trông giống con thằn lằn lửa hay con Rồng lửa
– Bụng nó đỏ như con cóc tía
– Lưng nó đen như con cóc đen
Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn
Độ cao núi tính theo mực nước biển là
– Ba đỉnh của núi Ba Vì, cao khoảng 1200m,
– Ba đỉnh của núi Tam Đảo cao khoảng 1400m
– Đỉnh cao nhất của núi Độc Tôn cao 400m.
Người xưa tính độ cao núi theo cấu trúc toàn bộ ngọn núi, từ chân núi mà có thể ở rất sâu dưới lòng đất đến đỉnh núi. Theo cách tính này thì ba dãy núi này đều có chân ở siêu sâu, nghĩa là núi siêu cao.
Vị thánh gắn với Tam Đảo là Thánh Mẫu Thượng Ngàn, tên thật là Tiêu Dao, vợ của Lang Liêu, vua Hùng Vương thứ 7, mà được vua Hùng Vương thứ 6 truyền ngôi do làm ra bánh chưng, loại bánh để cúng giỗ tổ tiên. Hai vợ chồng Lang Liêu – Tiêu Dao đều tham gia vào cuộc chiến chống giặc Ân vào thời vua Hùng Vương thứ 6.
Truyện kể rằng, núi rừng Tam Đảo xưa đã sinh ra một người con gái tên là Ngọc Tiêu, tóc nàng dài mượt như dòng suối e ấp, môi nàng hồng đỏ như hồ xanh, da nàng trắng như mây trời của Tam Đảo. Giặc Ân tràn đến cướp phá nước ta. Vua Hùng cho sứ giả truyền loa kêu gọi mọi người chống giặc. Nàng tiên ở Tam Đảo cũng gia nhập dưới cờ của chàng Lang Liêu. Sau khi đánh phá tan giặc được Ân, nàng lại trở về với núi Tam Đảo.
Vua Hùng đã già, muốn tìm người tài trong số các con mình để truyền ngôi. Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh giầy tượng trưng của trời đất, và được nối ngôi vua. Đến ngày lập hoàng hậu chàng bỗng thấy nhớ da diết người con gái xinh đẹp đã cùng mình đánh giặc Ân thuở nào. Nhà vua trẻ tìm lên vùng núi Tam Đảo mong gặp lại. Nhà vua đón nàng về cung làm lễ cưới. Nàng được tôn là bà chúa Thượng Ngàn của núi rừng Tam Đảo và được lập đền thờ.
Theo thần tích ở đền Tam Đảo, bà họ Lăng tên là Tiêu, còn gọi là Cẩm Giang, người thôn Đông Lộ vốn do khí núi linh thiêng mà sinh ra, không phải người thường, thoắt ẩn, thoắt hiện thiêng liêng khắp mọi nơi. Thời phong kiến sắc phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương.
—o—o—o—

NÚI SÓC

Núi Sóc, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh là ngọn núi lớn đầu tiên của dãy Tam Đảo về phía đông nam, nằm trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Sóc là một từ Hán Việt cổ.
– Về không gian, Sóc có nghĩa là phương bắc.
– Về thời gian, Sóc là ngày mùng 1 tính theo tuần trăng.
So với kinh thành Thăng Long xưa, các phương liên quan đến Tứ Bất Tử như sau
– Đỉnh núi Sóc nằm gần như theo hướng chính Bắc so với Kinh thành Thăng Long xưa, và đây là nơi hoá của Thánh Gióng
– Đỉnh núi Tản Viên nằm ở phía Tây, xứ Đoài
– Cụm di tích Chử Đồng Tử nằm ở xứ Đông
– Liễu Hạnh liên quan đến xứ Sơn Nam
Thánh Gióng được Long Vương cử đến để giúp vua Hùng Vương thứ 6 đánh giặc Ân. Khi đánh thắng giặc, ngài cùng ngựa hoá về trời tại núi Sóc. Vì núi Sóc cũng chính là núi Mã, nên núi này chính là con ngựa sắt năm xưa của ngài.
Vì Thánh Gióng được Long Vương cử xuống để đánh giặc Ân thời vua Hùng Vương thứ VI, nên khi hoá, ông phải trở về xứ sở Long Vương.
Câu hỏi là tại sao núi Sóc lại là cánh cửa dẫn đến xứ sở của Long Vương ?
—o—o—o—

NÚI ĐỘC TÔN

Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn
Độc Tôn là tên một khối núi gồm nhiều đỉnh nằm giữa dãy Tam Đảo, tính từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc là ba đỉnh núi cao khoảng 1400m, phía Nam là đỉnh Vệ Linh, dãy Độc Tôn nằm giữa. Dãy núi Độc Tôn có nhiều đỉnh trong đó Hàm Lợn là đỉnh cao nhất.
Trong bài ca dao này,
– Ba Vì của xứ sở của Tản Viên, vua cha Thượng Ngàn, biểu tượng cái cây là nhất cao
– Độc Tôn cao nhì, trong đó Độc Tôn là xưng danh của Ngọc Hoàng, biểu tượng là con hồ
– Tam Đảo cao thứ ba, là xứ sở vua cha Diêm Vương
Núi Độc Tôn gắn với một nhân vật lịch sử tên là Quận Hẻo. Ông là người làng Tiên Sơn, huyện Yên Lạc, trấn Sơn Tây, nay thuộc Phố Tiên, Phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam. Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, một thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài lớn vào giữa thế kỷ 18 đã xây đồn luỹ trên núi Tam Đảo và sau đó là núi Độc Tôn cho cuộc khởi nghĩa chống chúa Trịnh. Sau ông bị bắt và bị chúa Trịnh Doanh xử tử hình, cùng với quân He người Hải Phòng.
Núi Độc Tôn đứng mặt trời nhưng không phải là mặt trời trung tâm, ông chúa Sơn Lâm mà là mặt trời phân ly, bạch hổ.
Núi đá đắp ở bên trái lối vào đền Ngọc Sơn mà trên đó có cắm cây bút Tả Thiên Thanh, cũng gọi là Độc Tôn. Bức phù điêu bên trái lối vào đền Ngọc Sơn cùng phía với núi Độc Tôn là Bạch Hổ, còn bức phù điêu bên phải lối vào đền Ngọc Sơn là Thanh Long. Bạch Hổ được đứng phía Bắc & phía Tây của Thăng Long trong khi Thanh Long đứng phía Nam & phía Đông của Thăng Long.
—o—o—o—

NÚI THÁI DƯƠNG.

Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc
Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi
Câu ca dao trên cho thấy tính hoả của Độc Tôn và núi Sóc
– Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc : Đây là hoả đất, hoả thổ
– Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi : Đây là hoả trời, hoả khí
Núi Sóc và Núi Độc Tôn nằm sát bên nhau tạo thành Thái Dương. Thái Dương là trạng thái hợp nhất của Long Vương và Ngọc Hoàng theo mặt trời. Biểu tượng là con cóc mặt trời hay Cóc tía.
—o—o—o—o—o—o—o—

NÚI CỐC ở THÁI NGUYÊN

Ở phía Đông của Tam Đảo có quần thể hồ Núi Cốc và sông Công, biểu tương của tỉnh Thái Nguyên. Sông Công núi Cốc vẫn nằm trong quần thể Tam Đảo.
Sự tích sông Công núi Cốc & hồ Núi Cốc
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang. Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn “phòng không cô quạnh”. Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay, nhưng nàng Công chưa biết ưng ai.
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn “Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau”.
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Các điểm liên quan đến sự tích đều rất rõ ràng
– Núi Cốc
– Hồ núi Cốc
– Sông Công chảy từ hồ núi Cốc xuống ngã ba sông với sông Cầu (cảng Hoà Bình)
– Chè Tân Cương vùng nam hồ núi Cốc
– Mỏ than núi Hồng vùng bắc hồ núi Cốc
Tuy nhiên tích này xảy ra ở vùng
– Sông Đáy : hiện nay lại nằm tận bên sông phía Ba Vì, ở Tam Đảo chỉ có sông Phó Đáy, liệu sông Phó Đáy và sông Đáy có chung gốc hay không, điều này chưa biết
– Sông Gâm : hiện nay là phụ lưu sông Lô
Trong tích này, Chàng Cốc và Nàng Công chết vì chia cắt âm dương, trở thành các vị thánh hoá. Chàng Cốc và Nàng Công chính là ông Công và bà Công trong bộ đầu nhau gồm có ông Công ông Táo, bà Thị
Ông Công là Thái Dương, mặt trời. Bà Thị là Thái âm là Mặt trăng.
Người ta thường nói là công cốc, nghĩa là công sức không đem lại kết quả. Công cốc cũng là chìa khoá chuyển hoá từ thổ thành khí, từ thân thể về tinh thần, do âm dương phân tách.
Hồ núi Cốc là nơi gặp nhau giữa sông Công và núi Cốc là nơi sinh ra
– Mỏ than núi Hồng ở phía Bắc của hồ
– Chè Tân Cương ở phía Nam của hồ
Khi sinh ra được mỏ than và chè, hồ núi Cốc đạo diện cho âm dương hợp nhất, tạo ra năng lương Sinh.
Núi Cốc mang năng lượng ông Công khi kết hợp với bà Thị ra hai trạng thái
– Núi Cốc với sông Công, ra biểu tượng sông Công núi Cốc, là âm dương ở thái cực phân tách, là bộ năng lượng Hoá
– Núi Cốc đi với hồ, ra hồ Núi Cốc, là âm dương ở thái cực hợp nhất, là bộ năng lượng Sinh
Sông Công – Núi Cốc là biểu tượng của Thái Nguyên. Thái Nguyên là Thái Dương và Thái Âm ở trạng thái nguyên. nghĩa là đầy đủ vừa phân tách, vừa hợp nhất, tạo ra cả năng lực sinh và năng lực hoá.
Biểu tượng của Thái Nguyên là con cóc đen nằm trên mặt trăng, gọi là Thiềm. Cốc là con cóc đen ở trong nước hoặc con cóc đen là cái cốc bằng đất chứa nước.
—o—o—o—
NÚI THÁI SƠN – QUẦN THỂ NÚI NGOẠI BIÊN CỦA TAM ĐẢO
– NÚI THÁI SƠN – ÔNG CÔNG – CON CÓC
Khu cóc đen – cóc mặt trăng (thiềm) – Thái Nguyên
– Núi Cốc
– Hồ núi Cốc
– Mỏ than núi Hồng
– Đồi chè Tân Cương
– Bến cảng Hoà Bình – sông Công giao sông Cầu
Khu cóc tía – cóc mặt trời – Thái Dương
– Núi Độc Tôn : Đỉnh Hàm Lợn – Ngọc Hoàng
– Núi Sóc : Đỉnh Vệ Linh – Long Vương
Kết hợp Thái Dương và Thái Dương ta được Thái Sơn
– Thái Nguyên : mặt trăng – con cóc đen – thiềm
– Thái Dương : mặt trời – con cóc tía
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong đó
– Núi Thái Sơn là núi của ông Công, là hợp nhất của Long Vương và Ngọc Hoàng theo cả Mặt trăng và Mặt trời.
– Nước trong nguồn là bà Công là sự hợp nhất của Mặt trăng và Trái đất.
—o—o—o—o—o—o—o—
BỘ NÚI CỦA XỨ ĐOÀI
Bộ núi của xứ Đoài có cấu trúc sau
Núi Ba Vì (Hữu ngạn sông Hồng – Bờ Tây)
– Ba đỉnh : Tản Viên – núi Vua – núi Ngọc Hoa
– Ba thánh : Tản Viên – Cao Sơn – Quý Minh
– Xứ sở vua cha Tản Viên
Núi Tam Đảo (Tả ngạn sông Hồng – Bờ Đông)
– Ba đỉnh hợp nhất – Xứ sở Tản Viên (xứ sở mẫu Thượng Ngàn) & xứ sở Long Vương (vì là biển hồ)
– – – Thạch Bàn
– – – Thiên Thị
– – – Phù Nghĩa
– Ba đỉnh phân tách
– – – Núi Cốc : Xứ sở Long Vương & Ngọc Hoàng (ông Công)
– – – Núi Độc Tôn : Xứ sở Ngọc Hoàng
– – – Núi Sóc : Xứ sở Long Vương
Quần thể núi Tam Đảo thuộc xứ sờ Diêm Vương và Mẫu Địa, vì Mẫu Địa là mẫu duy nhất có thể hợp nhất được vùng đất thuộc xứ sở của các ba vua cha xứ sở còn lại.

NƯỚC THIÊNG CỦA NÚI THIÊNG

SUỐI CÁI & SÔNG CÁI
Ở đâu có núi thiêng, ở đó có nước thiêng. Nước thiêng nhất là nước của sông Cái và suối Cái.
—o—o—o—
TAM ĐẢO
Nếu Tam Đảo và Ba Vì là hai dãy núi thiêng của nước Việt thì
– Trên núi Tam Đảo có suối Cái chảy ra hồ núi Cốc
– Trên núi Ba Vì có suối Cái, gần khu vực đền bà Ma Thị Cao Sơn
– Giữa Tam Đảo và Ba Vì là sông Cái sông Hồng.
Hệ thống sông, suối, hồ, đầm của Tam Đảo vô cùng phong phú, chứng tỏ đây thực sự là vùng biển hồ, mà Tam Đảo chỉ là ba hòn đảo nổi lên.
SÔNG
1. Phó Đáy – thông với sông Hồng
2. Sông Phan – thông với sông Hồng
3. Sông Tranh
4. Sông Cánh (đầm Vạc)
5. Sông Cà Lồ – thông với sông Hồng & sông Cầu
6. Sông Công – thông với hồ núi Cốc và sông Cầu
SUỐI
1. Suối Cái
2. Suối Cửa Tử
3. Suối Đá Trắng
4. Suối Đá Cổng
5. Suối Bombom
6. Suối Kẹm
7. Suối Đát Đắng
Các suối này đều chảy về phía Bắc hồ Núi Cốc, qua khu đầm lầy của huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Có câu ca dao về vùng đất này
Những người lải nhải lai nhai,
Không ở Vũ Nhai cũng ở Đại Từ.
Những người lử khử lừ khừ,
Không ở Đại Từ cũng ở Vũ Nhai
ĐẦM
– Đầm Vạc
– Hệ thống đầm Đại Từ
HỒ
– Hồ núi Cốc
– Hồ Đại Lải – Hồ Thanh Cao – Hồ Đồng Đò – Hồ Chỏm Núi – Hồ Hàm Lợn – Hồ Cầu Bãi (Núi Độc Tôn)
– Hồ Cầu Cà – Hồ Phù Nghĩa – Hồ Đồng Quan – Hồ Đồng Đẽn – Hồ Đền Thượng – Hồ Dược Thượng – Hồ Khánh Thạn Trì (núi Sóc)
– Hồ Làng Hà – Hồ Xạ Hương – Hồ Đồng Cầu – Hồ Suối Lạnh – Hồ Nước Hai (phía Nam Tam Đảo)
– Hồ chứa nước Vĩnh Ninh – Phân Lân – Ninh Lai (phía Tây Tam Đảo)
– Hồ Cam Lênh – Hồ Trại Gà – Hồ Gò Miếu – Hồ Núi Tán – Hồ Thành Lập – Hồ Đoàn Uỷ – Hồ Vai Bành (phía Đông Tam Đảo)
THÁC
– Thác Tân Dân
– Thác Vĩnh Ninh
– Thác Bạc
– Thác Ba Ao
—o—o—o—
BA VÌ
Hệ thống sông, suối, hồ, đầm của Ba Vì phân rõ ra thành các khu
– khu trung tâm là núi
– ngoại biên ở gần chân núi là hồ
– ngoại biên xa hơn nữa là đầm
– ngoại biên ngoài cùng là sông
SUỐI
– Suối Cái
SÔNG :
– Sông Đà
– Sông Tích
– Sông Hồng
HỒ
– Hồ Đồng Mô
– Hồ Xuân Khanh
– Hồ Suối Hai
– Hồ Suối Bơn
– Hồ Cua
– Hồ Ao Vua
– Hồ Yên Thịnh
– Hồ Thạch Sa
– Hồ Cẩm Quý
ĐẦM
– Đầm Dương
– Đầm Long
ĐẬP
– Đập Vống
– Đập Mít
– Đập Đồng
Chia sẻ:
Scroll to Top