THỊ NẠI NGHĨA LÀ GÌ ?

Loading

THỊ NẠI NGHĨA LÀ GÌ ?

===
Cầu Thị Nại là cây cầu bắc qua đầm Thị Nại. Đây là một trong các cây cầu vượt biển dài nhất và đẹp nhất của Việt Nam.

ĐẦM THỊ NẠI

 

Đầm Thị Nại là đầm lớn nhất Bình Định, nằm ở phía bắc thành phố Quy Nhơn.
Đầm Thị Nải nơi là hợp lưu của hai con sông
– Sông Côn : đầu nguồn là sông Say, giữa là sông Hà Giao, hạ lưu ra biển chia nhiều nhánh trong đó có sông Cái Bình Định và sông Đập Đá
– Sông Hà Thanh
Cửa Thị Nại là cửa đổ ra biển của đầm Thị Nại. Đầm Thị Nại là đầm nước mặn, vì nó thông ra biển qua cửa Thị Nải. Tuy đây là một vịnh nước mặn do thông ra biển, nhưng các loài thuỷ sản ở đây không phải là sinh vật biển mà chủ yếu là tôm, cua, cá nước ngọt và nước lợ, do đây là vùng cửa sông.
Có thể nói đầm Thị Nại là danh thắng bậc nhất của Bình Định, đi vào ca dao, tục ngữ và thi ca.
Quy Nhơn có tháp Chòi Mòi
Có đầm Thị Nại chạy dài biển Đông
—o—
Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh
—o—
Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
—o—
Biển Thị Nại ùn ùn sóng giận
Đá Phương Mai khăng khắng lòng trung
Nước non là nước non chung
Rửa thù non nước ta cùng phải lo
Thuyền nhỏ, gió to
Anh đừng e ngại
Em chèo, anh lái
Cuối bãi đầu ghềnh
Quản gì sóng gió lênh đênh
Ngọn rau tấc đất, miễn đền ơn nhau

THÀNH THỊ NẠI

 

Tòa thành trấn giữ cho kinh đô Đồ Bàn của vương quốc Champa xưa, có tên gọi là thành Thị Nại. Có thể nói thành Thị Nại là vành đai bên ngoài về phía Đông của thành Đồ Bàn. Sau này thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn đều đóng thành ở Thị Nại, cho đến khi nước ta bị Pháp chiếm và thành này thất thủ.

SỰ KIỆN LỊCH SỬ

 

Do vị trí cửa biển chiến lược nên tại đầm Thị Nại đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và trận chiến quan trọng
– Uy Minh vương Lý Nhật Quang con của Lý Thái Tổ đem thủy binh vào cửa Thị Nại, đóng binh dưới núi Phương Mai, được vua Chiêm Thành ngự giá nghênh kiến. Lý Nhật Quang là vị thánh lớn của xứ Nghệ, xứ nổi tiếng về các bậc Thánh.
– Ngày 3 tháng 4 năm 1069, thủy quân Đại Việt do Lý Thánh Tông đánh vào cửa Thi Nại, đây là cửa ngõ vào thủ đô Chà Bàn (Vijaya) của Chế Củ còn gọi là thành Đồ Bàn, sau đó đổ bộ ở ven bờ vũng Nước mặn.
– Trận Thị Nại (1283) : Trận chiến diễn ra vào tháng 2 năm 1283 giữa Chăm Pa và nhà Nguyên. Năm Giáp Thân (1284), vua nhà Nguyên sai con là Thoát Hoan cùng các tướng Toa Đô và Ô Mã Nhi sang đánh Chiêm Thành. Thoát Hoan chia binh làm hai đạo. Một đạo đi đường bộ qua ải Nam Quan. Một đạo đi đường thủy kéo thẳng vào cửa Thị Nại, do Toa Đô chỉ huy. Toa Đô đánh mãi không được, phải bỏ Thị Nại theo đường bộ ra Nghệ An. Đến đây bị quân Đại Việt đánh phải chạy ra bắc.
– Tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377), Trần Duệ Tông cho quân tiến vào cửa Thị Nại và kéo lên đánh thành Đồ Bàn. Quân Chiêm do vua Chế Bồng Nga chỉ huy đã phục kích tiêu diệt gần hết tướng sỹ Việt. Trần Duệ Tông tử trận, và trở thành vi vua duy nhất trong lịch sử Việt tử trận tại chiến trường.
– Năm Quý Mùi (1403), vua Hồ Hán Thương, con trai vua Hồ Quý Ly sai đại tướng quân Phạm Nguyên Khôi đem 20 vạn quân thủy bộ vào Thị Nại để vây đánh Đồ Bàn, nhưng thua trận.
– Năm Canh Thìn (1470), vua Lê Thánh Tông thân chinh cầm 20 vạn tinh binh vào đánh Thị Nại. Quân Chiêm Thành chống giữ kịch liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ Thị Nại, rút quân về giữ thành Đồ Bàn. Quân Đại Việt hạ thành Đồ Bàn, giết 40.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành.
– Trận Thị Nại (1801): Trận thủy chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh vào năm 1801. Trước đó hai bên giao chiến rất nhiều lần ở khu vực này.
NẠI NGHĨA LÀ GÌ ?
Chúng ta hãy thử tìm hiểu về cái tên Thị Nại qua chữ Nạị
Nại nghĩa là cách làm (know-how), làm sao (how-come ?), làm thế nào (how-to-do ?). Nói chung “nại” là How
– Nhẫn nại : Kiên nhẫn trải nghiệm và quan sát cho đến khi hiểu được và kiên nhẫn làm các cách khác nhau cho đến khi làm được. Nhẫn đi với bộ nhân, và người nhẫn nại chắc chắn là người có nhân, người vững hình, người chắc thân, người có cung đất như người tuổi Sửu. Nhẫn vừa có sự chủ động vừa có sự bị động.
– Khiếu nại : Khiếu nại ngược với nhẫn nại, là không chấp nhận, không tự hiểu, không tự làm, mà đòi hỏi thằng khác phải dừng việc của nó lại để giải thích cho mình hiểu và dừng thằng khác lại để bắt nó làm theo cách mình muốn. Khiếu là chim khiếu, khiếu là khứu trong khứu giác, cho nên khiếu có tính khí, tính thanh âm. Người nhẫn nại thì nói chung không khiếu nại mà người khiếu nại thì nói chung không nhẫn nại.
– Bãi nại : Chẳng thèm làm, dù biết làm hay không biết làm, dù được bảo làm hay không được bảo làm, chẳng thèm hỏi cách làm dù không biết cách làm. Nếu như khiếu nại là phản ứng với đối tượng mà chúng ta không chấp nhận, thì bãi nại là ngừng chủ động tự mình xoay xở, ngừng bị động chấp nhận đối tượng, nhưng cũng không chống đối, mà bỏ mặc. Giờ trưa là giờ bãi nại hàng ngày.
– Nại Hà là cây cầu bắc qua sông Vong Xuyên, tạo nên dòng chảy của vong hồn, ở dưới Diêm Phủ, Âm Phủ.
– Nậu nại : Bình Định và Phú Yên là xứ Nẫu, hay xứ của những người làm nghề, của dân đầu nậu. Trong ngôn ngữ của xứ Nẫu, nậu nại là người làm nghề muối.
Nậu nại tui dại như trâu
Trưa tròn con bóng vác đầu ra phơi
Nậu nại dại lắm ai ơi
Trời nắng không núp, lại phơi ra đồng
“Nậu nại” là người làm nghề muối trên cánh đồng muối, người làm nghề muối là diêm dân, cánh đồng muối là diêm điền, với diêm ở trong chữ Diêm Phủ, Diêm Vương.
Nậu nại phải làm việc trong nắng biển gay gắt, đặc biệt là nắng giữa trưa. Trưa là thời gian bãi nại, hay thời gian không làm việc.
Vì ban ngày là thời gian của công việc, của Ngọc Hoàng, nên Chính Ngọ, thời gian không làm việc của ban ngày là thời khắc xuất hiện rõ nét nhất của Diêm Vương ở ban ngày. Với bản chất nghề nghiệp của mình, diêm dân chắc chắn sẽ có sự gần gũi với Diêm Vương và Thị Nại.
THỊ NẠI LÀ AI ?
Thị là tên gọi người phụ nữ như là Thị Kính, Thị Màu hay nàng Tô Thị.
Thị Nại nghĩa là Ms How, Ms Know-How-To-Do All, Ms Do-it-All, là nói cách khác là Bà Bách nghệ, vị nữ tổ của các nghề thủ công, hay Cửu Thiên Huyền Nữ.
Thị Nại là phối ngẫu của Diêm Vương, chủ nhân của Diêm Phủ.
Cửu Thiên Huyền Nữ có khả năng trấn áp, trừ tà, đơn giản là bà đứng ở Diêm Phủ, đối xứng Thập Đại Diêm Vương. Cửu Thiên Huyền Nữ định ra vào ngày 30 tết, vẽ hình cung tên trên sân trong gia đình để trừ tà ma.
Thị Nại được biết đến là đức Diêu Trì Địa Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu hay đơn giản là Mẹ Diêu Trì. Mẹ Diêu Trì thường được mô tả trong bộ áo đen pha ánh kim vàng, đứng trên Trái đất.
Đen là tử chỉ trạng thái ẩn giấu hay không bình thường, không công khai như Ma, Đêm và Điên. Đinh Thị Điên và Ma Thị Cao Sơn, mẹ đẻ và mẹ nuôi của Tản Viên Sơn Thánh đều là Mẫu Địa.
Diêu Trì là tên thị trấn nằm ngay gần gần đầm Thị Nại. Nước sông Hà Thanh chảy ra đầm Thị Nại khi đến thị trấn Diêu Trì, đã chia thành hai nhánh là thượng và hạ trước khi đổ ra đầm Thị Nại. Dọc theo con sông này có cầu Đôi và Tháp Đôi nổi tiếng mà đã đi vào ca dao của Bình Định.
Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi
Dễ chi nhân nghĩa mà rời được sao?
Đầm Thị Nại nhận nước sông Hà Thanh phía Nam và sông Kôn phía Bắc. Theo nhánh bắc, có vùng Tiên Trì. Tiên Trì lại là Thi Nai và Diêu Trì là Thị Nại. Chữ Trì ở đây nghĩa là đầm.
Ở Bình Định, Thị Nại còn được biết đến là Bà Nước Mặn, Bà Đầm Lầy ngập mặn. Chùa bà nước Mặn thờ Thiên Hậu. Thiên Hậu vẫn là hoá thân của Mẫu Địa như là bà Hậu Thổ.
Chùa Bà Nước Mặn còn thờ bà Thai Sanh Thánh Mẫu, và ban thờ tượng 12 bà mụ ôm con. Thị Nại, Mẫu Địa và tất cả hoá thân của ngài luôn được coi là nữ thần bản mệnh, mà gắn với bản thân. Cách kết nối tốt nhất với Mẫu Địa chính là có bản thân.
Ở chùa bà Nước mặn và lễ hội chùa bà Nước mặn, bạn sẽ được cảm nhận một sắc thái rất riêng có của Thị Nại, Mẫu Địa xứ Nẫu.
– Tiếng đồn chàng hay chữ
Tài ngang tú cử
Lại đây em hỏi thử đôi câu:
Ngọt ngay nước chảy dưới cầu
Gọi cầu Nước Mặn bởi đâu hỡi chàng?
– Thật thà là thói hồng nhan
Ăn xuôi nói ngược thế gian lạ gì,
Mặn chằng nước vũng Đề Gi
Gọi đầm Nước Ngọt lẽ gì hỡi em?
BỘ CHỮ ĐI CÙNG NẠI : NAI – NÁI – NÀI – NẢI – NÃI
NAI
– “Nai” nằm trong bộ chữ “Nại”, với nghĩa là không biết làm, chưa biết làm, chưa có đủ trải nghiệm thực tế để biết cách làm hoặc để làm được
“Nai dạc móng chó le lưỡi”
“Nai vẹt móng chó cũng lè lưỡi”
– Nai là con nai, thân to, mềm, cổ và cẳng đều dài và thon
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
Ạnh Hươu đi qua chợ Đồng Nai, qua bến Nghé anh thành ông Hổ luôn. Câu này nói về bốn vua cha và vận hành hạt cơ bản tương ứng
– Hươu : Diêm Vương, proton
– Đồng Nai : Tản Viên, photon
– Bến Nghé : Long Vương, votron
– Nhai thịt bò : Ngọc Hoàng, neutron
– Nai là loại bình bụng to, cổ dài và thon
“Tránh thằng một nai, gặp thằng hai lọ”
“Ông có cái giò, bà thò nai rượu”
– Người “giả nai” là người giả vờ không biết, chứ không phải người giả vờ làm con nai, dù trông con nai cũng rất có vẻ ngây thơ.
– Nai là buộc bao tải.
– “Nai lưng ra làm việc”, “nai lưng ra kiếm tiền” là buộc lưng vào việc, như gánh bao tải nặng bằng lưng, ý nói là người dùng sức thân thể để làm việc và tự tích luỹ kinh nghiệm, hơn là dùng kỹ năng, kiến thức
Thị Nại thường là người mẹ, người bà, người giàu trải nghiệm, người chín chắn, trong khi Thị Nai là người phụ nữ tươi trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm và chưa sinh con.
– Thị Nại là đàn bà, người mẹ, người giàu trải nghiệm, người bao dung, mẫu, đứng vùng chậu, vùng mông, vùng thân dưới
– Thi Nai là con gái, người con, người em, người trẻ, người đi theo tính cá nhân, người đứng vùng đầu, hộp sọ
– Thị Nại, Thị Nai là đàn bà, con gái trọn vẹn cả thân thể, tinh thần, vừa ngây thơ vừa chín chắn
Thị Nai và Thị Nại là hai khía cạnh khác nhau, có thể bổ sung và chuyển hoá của Mẫu Địa, bởi vì mọi Mẫu đều có tính lưỡng nghi.
– Thị Nai, hay được biết đến trong đạo Mẫu là Cô Chín, màu hồng tính mộc.
– Thị Nại, hay Bà Bách Nghệ được biết đến là Cửu Thiên Huyền Nữ, màu vàng kim.
Tấm và Cám khi còn trẻ, trải qua tranh đấu, chuyển hoá đến tận cùng chết đi sống lại chính là lưỡng nghi của Thị Nai. Chỉ khi Tấm trưởng thành trở thành quả thị rụng xuống bị bà và Cám đi đến tận cùng để rút về cái đầu ngâm mắm, là cái đầu ngâm trong đầm nước mặn, đầm máu xương thì lúc này Tấm Cám hợp nhất và chuyển thành Thị Nại.
Thị Nai và Thi Nai là một phần của biểu tượng của OMI School of Wisdom, Meditation & Healing là quả cầu màu hồng chứa kim tự tháp bốn cạnh màu vàng kim xoay tròn tượng trưng cho Đất – Nước – Khí – Lửa.
NÁI
Nái là tên chỉ các con cái của các loài vật có tính thổ như lợn và trâu.
Lợn nai là lợn sữa, chưa có khả năng sinh sản, còn lợn có khả năng sinh sản là lợn nái. Trâu nai là trâu bé, chưa có khả năng sinh sản, gọi là con nghé.
Lợn bột thì thịt ăn ngon
Lợn nái nuôi đẻ lợn con cũng lời
Giàu lợn nái, lãi gà con
Lợn nước nái, gái cửa buồng
Giàu nuôi lợn nái
Lụn bại nuôi bồ câu
Ruộng sâu không bằng trâu nái
Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng

NÀI

“Nài” là cố bắt người khác làm cái gì đó cho mình bằng được, với lý do người ta là “nại”, còn mình chỉ là “nai” hoặc mình “giả nai”
– Vật nài : là cái vật dùng để nài, là cái buộc chân vào nhau để trèo cây thân thẳng và trơn như cau và dừa, tuy có vẻ rất bất tiện nhưng làm tăng ma sát, tăng tính tiếp xúc, tăng tính tiếp đất cho người ở độ cao, người còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trèo cây
Thương nhau chẳng được nhờ nhau,
Khác chi con trẻ trèo cau đứt nài
Yêu nhau mà chẳng được nhau
Cũng bằng trèo nửa cây cau đứt nài
– Vật nài do đó cũng là chỉ một cách nài người khác, mà mang tính đeo bám, bằng cách hành động cụ thể và hạ mình như bám dính đến chân người khác không cho họ bỏ đi
Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu
– Nài nỉ
– Chẳng nài, không nài
Xoài giòn, mít dẻo, thị dai
Làm thân trâu ngựa chẳng nài gian lao
– Nài ngựa, nài voi
Sông sâu anh cắm sào dài
Con voi trắc nết, thằng nài phải khôn
Sông sâu anh cắm sào dài
Con voi trắc nết, thằng nài phải khôn
Nếu như Thị Nai là mẫu Địa thì Thằng Nài chính là hiện thân của Diêm Vương.
Liếc dọc thằng trọc rụng rời
Liếc ngang ông hoàng bủn rủn
Liếc ngay thằng nài chết héo
Liếc xéo thằng vẹo chết khô
Bốn câu này thực ra là mô tả bốn ông vua cha, bốn hạt cơ bản và các trạng thái dương tương ứng
– Liếc dọc thằng trọc rụng rời : Long Vương, votron
– Liếc ngang ông hoàng bủn rủn : Ngọc Hoàng, neutron
– Liếc ngay thằng nài chết héo : Diêm Vương, proton
– Liếc xéo thằng vẹo chết khô : Tản Viên, photon

NẢI

– Nải chuối
Sá chi một nải chuối xanh
Năm bảy người giành cho mủ dính tay
– Mủ dính tay anh chùi đọt cỏ
Đã thương nàng không bỏ được đâu
—o—
Lọng vàng che nải chuối xanh
Tiếc con chim phượng đậu cành tre khô
—o—
Cô dâu chú rể
Đội rế lên đầu
Đi qua đầu cầu
Đánh rơi nải chuối
Cô dâu chết đuối
Chú rể khóc nhè
Tè tè tè tè
Cô dâu vào bếp
Ăn vụng cơm nếp
Chú rể vào bếp
Đánh chết cô dâu!

NÃI

Nãi là từ chung để chỉ đàn bà, mang tính thân thể, tính đất.
Nực cười chữ nãi là bèn,
Mất tiền mà có ai khen chi mình.
—o—o—o—
BỘ NAI (đất) – BỘ MAI (khí)
Đầm Thị Nại được chắn ở phía đông bởi núi Phương Mai
Bộ Nai – Nái – Nài – Nải – Nại – Nãi đối xứng với bộ Mai – Mái – Mài – Mải – Mại – Mãi, với bộ Nại là bộ đất còn bộ Mai là bộ Khí, ứng với bộ chuyển hoá màu của Mẫu Địa
– Nai (non) – Mai (sớm) – Xanh
– Nái (trâu nái, lợn nái) – Mái (gà mái, chim mái) – Đỏ
– Nài (nài nỉ, vật nài thằng khác, nài ngựa) – Mài (tự mài dũa mình, mài dũa thằng khác) – Tím
– Nải (nải chuối) – Mải (mải mê) – Vàng
– Nại (Thị Nại – bản mệnh, sinh mệnh, bản thân, sinh thân) – Mại (mại là bán, cho, phát ra, phát mại, mại dâm – bán thân vì sinh mệnh) – Hồng
– Nãi (trọn vẹn, đầy đủ, mọi trạng thái) – Mãi (mãi mãi, mãi là mua, thu về) – Nâu
Tổng hợp bộ này theo tính đất và nước sẽ ra hai mầu cuối cùng
– Đất – Đen : Mẫu Địa có màu đen, như tượng Thiên Y A Na, Bà chúa núi Sam, bà Đen, Trần Thị Dung, Dương Vân Nga
– Nước – Trắng : Mẫu Thoải có màu trắng
Mẫu Thượng Ngàn là các màu trong âm sắc đen hay âm màu nóng, Mẫu Thượng Ngàn là các màu trong âm sắc trắng hay âm màu lạnh.
Chu trình vân hành của đất nước, của tính nữ qua 7 nốt nhạc chính là quãng 8 , qua 7 sắc màu chính là sắc huyền
– Xanh – Đỏ – Tím – Vàng – Hồng – Nâu – Trắng
– Đồ – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si
Tổng hợp của sắc huyền và quãng tám lại là Mẫu Địa.
Chia sẻ:
Scroll to Top