Mùa an cư kiết hạ

Loading

Vào cuối tháng ba, khi dẫn lớp thiền Vipassana nâng cao, mình đã đi qua bài an thân, phần hương mạc. Hương mạc là một trường âm thanh khí thuỷ toàn thân có hình dáng y như là hình dáng con người của chúng ta
– Bên ngoài là toàn bộ làn da (mạc da, ngoại bì)
– Bên trong là hệ thống niêm mạc (nội bì) gồm
– – – mạc tiêu hoá (lợi qua mạc ruột đến hậu môn)
– – – mạc hô hấp (từ mạc mũi vào đến mạc phế nang)
– – – mạc bài tiết (từ mạc thận, đến mạc niệu quản, niệu đạo)
– – – mạc sinh dục (mạc của đường sinh dục trong đến đường sinh dục ngoài)
– Giữa hai lớp mạc nội bì và ngoại bì là
– – – mạc máu (gồm mạc hệ tuần hoàn, mạc hệ bạch huyết, mạc hệ não thất và mạc xoang tĩnh mạch)
– – – mạc xương khớp
– – – mạc cơ
– – – mạc tạng
– – – mạc tuyến
Lần đầu tiên mình hiểu được ý nghĩa Hương mạc trong tên của mình.
Trường hương mạc trên quy mô toàn trái đất chính là trường phong thuỷ xứ sở. Đi từ một trường hương mạc này sang một trường hương mạc khác thì là đi từ xứ này sang xứ khác. Mỗi khi hơi thở trời đất trong trường một hương mạc thì trời sẽ đổi gió, và việc đổi gió diễn ra đều đặn và lặp lại được gọi là gió mùa.
Gió mùa tiêu biểu của tháng ba là rét nàng Bân.
Ba tháng xuân ứng với ba đợt rét là chu kỳ an thân.
Tháng giêng rét đài,
Tháng hai rét lộc,
Tháng ba rét nàng Bân
Sự tích Nàng Bân may áo cho chồng và câu “Rét tháng ba bà già chết cóng” đều liên quan đến an thân.
Hôm nay là mùng 3 tháng 4 âm lịch, mình chạy được bài nàng Bân, nghĩa là mình đang bị chậm nhịp an thân.
Sau mùa an thân là đến mùa “an cư kiết hạ”, còn được gọi là “an cư kiết vũ”, “kiết túc an cư” hay “an kỳ tâm, an kỳ thân” vì liên quan đến truyền thống Phật Giáo an cư tu tập không di chuyển trong ba tháng mùa mưa.
Mùa mưa ở từng nơi khác nhau, nếu lấy theo lịch miền Bắc, thì an cư kiết hạ sẽ bắt đầu sau ngày Phật đản và kéo dài ba tháng.
Có một số câu tục ngũ, thành ngữ, ca dao về mưa tháng tư
Mưa tháng tư, hư đất
Mưa tháng ba, hoa đất
Mồng tám tháng tư không mưa
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi
Mồng tám tháng tư có mưa
Mẹ con sắm sửa cày bừa làm ăn
Có một số câu tục ngũ, thành ngữ, ca dao liên quan đến truyền thống Phật giáo tháng tư
Con ơi con hãy nhớ ghi
Tháng tư giỗ Bụt thì đi lễ chùa
Con ơi mẹ bảo con nghe
Tháng tư giỗ Bụt, cúng chè đậu xanh
Bụt là Buddha, chính là đức Phật
Vào ngày cuối cùng của tháng ba âm lịch, một bạn học sinh cũng theo mình đi được bài an hương và bài an vị, là hai cấp của an thân với giai điệu bài Rồng rắn lên mây. Thấy tình hình bên bạn học sinh này đang rất gấp, mình thông báo cho lớp học Vipassana nâng cao để học sinh chuẩn bị tinh thần một đợt chạy xô chốt lớp thiền này, nhưng lạ thay sau bạn học sinh này lại, các buổi học sau vẫn diễn ra đều đều, chẳng thấy bạn học sinh nào đi được bài thiền chốt. Đến sáng nay mình vẫn dạy lý thuyết bình thường, nhưng đến phần thực hành thiền nhạc bắt đầu nổi lên và các bạn học sinh bỏ bài thiền được hướng dẫn mà chạy vượt cấp sang luôn bài thiền an vị. Nghĩa là ở các buổi khác, học sinh vẫn đang chậm so với nhịp khí tiết, nhịp mùa, nhưng còn đuối nên chưa tăng tốc được như ba bạn đã đi bài an vị.
Với lớp Vipassana
– Lớp cơ bản, hôm nay là ngày khai giảng và lớp kéo dài đúng 12 tuần, nghĩa là trùng hoàn toàn với đợt an cư kiết hạ.
– Lớp nâng cao, đây là thời điểm chốt an thân, để chuyển sang an cư, mà cụ thể là an ban thờ và an nhà.
Chia sẻ:
Scroll to Top