BỘ TIÊU – TIỀU – TIẾU – TIỂU – TIỆU – TIỂU

Loading

Để hiểu Tết Nguyên Tiêu chúng ta cần hiểu về âm tiêu, và các từ âm cùng gốc của bộ này.

Tiêu

  • tiêu (tính từ) : dễ tiêu – khó tiêu, không tiêu
  • tiêu : âm – hình
    • tiêu âm :
      • tiêu cực : tiêu cực làm mất sóng vì muốn có sóng phải có cực
      • tiêu (nhạc cụ)
        • tiêu, động tiêu, có khi được gọi là thiều hay quyển
        • sáo tiêu : sáo và tiêu đều là các nhạc cụ truyền thống để thổi và làm từ tre trúc
        • ống tiêu : ống tiêu khác ống sáo vì ông tiêu có nhiều khấc, nhiều đốt, trên một đoạn ngắn, nên phải dùng loại trúc gần gốc hơn, nói cách khác là nguyên gốc hơn
          • http://nguyendinhnghia.net/LFlute/html/dongtieu.htm
          • https://dotchuoinon.com/2015/08/04/nhac-cu-co-truyen-vn-tieu/
        • thổi tiêu : khác thổi sáo và tạo ra âm cũng khác, sáo có sáo dọc, sáo ngang và sáo chéo, còn tiêu nói chung chỉ có thổi dọc, nên dễ nhầm với sáo dọc
    • tiêu hình, tiêu lượng
      • tiêu thổ,
      • tiêu tiền, tiền tiêu,
      • tiêu điều, tiêu hao
      • tiêu tan, tiêu mất, tiêu hết, tiêu biến, tiêu ma
      • mất tiêu, hết tiêu
      • hoa tiêu, cọc tiêu, tiêu điểm
      • tiêu đề
  • tiêu không gian – thời gian
    • tiêu thời gian
      • tiêu khiển
      • tiêu dao
    • tiêu không gian
      • tiêu khối
      • tiêu ung, tiêu nhọt
      • tiêu lũ
      • tiêu không
      • tiền tiêu : tiền tiêu của tổ quốc (đối xứng với hậu phương, hậu cứ)
      • cắm tiêu
      • cọc tiêu : cắm cọc tiêu
      • hoa tiêu
      • tiêu điểm
      • tiêu bản
      • tiêu bảng
  • tiêu (nguyên tố)
    • tiêu (thổ) :
      • tiêu (mất tính thổ)
        • tiêu thổ kháng chiến
        • tiêu tùng : tiêu tùng cả đám
        • tiêu khối : tiêu u, tiêu ung, tiêu nhọt
        • tiêu trung
        • tiêu biến
        • tiêu hoá
        • tiêu cả đám
      • tiêu (bằng tính thổ)
        • tiêu bản : kho tiêu bản
        • tiêu bảng
        • hoa tiêu
        • tiêu hoá thức ăn :
          • tiêu cơm, tiêu thịt, tiêu rượu (giã rượu)
          • cầu tiêu, nhà tiêu, đi tiêu
        • tiêu thụ (vật chất)
        • tiêu dùng (vật chất)
        • tiêu dụng (vật chất)
    • tiêu (khí)
      • tiêu (mất) tính khí
        • tiêu khí
      • tiêu bằng tính khí
        • thổi tiêu
        • tiêu không
        • tiêu mất, mất tiêu
        • tiêu hết, hết tiêu
        • tiêu tan, tiêu tán
        • tiêu vong, tiêu ma
        • tiêu đời, tiêu mạng
        • tiêu điều, tiêu hao
        • tiêu xài,
        • tiêu phí, tiêu hoang,
        • tiêu dè, tiêu vặt,
        • tiền tiêu, tiêu tiền
    • tiêu (mộc)
      • tiêu (mất) tính mộc
        • tiêu đốt
        • tiêu cơm, tiêu thịt
      • tiêu bằng tính mộc
        • tiêu (cây)
          • cây tiêu : cây hồ tiêu, cây tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt
            • giống tiêu : tiêu đen, tiêu trắng
            • tiêu xanh, tiêu chín, tiêu rang
            • tiêu quả/quả tiêu, hạt tiêu/tiêu hạt, tiêu sọ, tiêu bột
            • muối tiêu : tóc muối tiêu

        • cây tiêu : cây chuối
          • quả chuối tiêu,
          • tàu tiêu (tàu là chuối)
        • cây tiêu : một giống cây ngải
        • cây tiêu, ống tiêu là nhạc cụ làm từ tre trúc
        • nêu tiêu (ngọn cây nêu),
        • tiêu cây (ngọn cây)
        • hoa tiêu : người đứng ở đầu tàu để tìm đường cho tàu
    • tiêu kim :
      • tiêu tính kim : nấu kim loại cho chảy
        • tiêu tiền
      • tiêu bằng tính kim, tiêu với tính kim :
    • tiêu hoả :
      • tiêu (mất) tính hoả
        • tiêu đời
        • tiêu mạng
        • tiêu độc
        • tiêu tai
        • tiêu hạn
      • tiêu (bằng, với) tính hoả
        • tiêu hàn
        • hoả tiêu : đốt cho khô, cho bỏng, cho cháy —> chuyển âm thành hoả thiêu
        • tiêu huỷ
        • tiêu diệt
        • tiêu trừ
        • tiêu cực
        • tiêu điểm, tiêu huyệt
        • tiêu cự : của thấu kính
        • tiêu đích 
        • tiêu chí
        • mục tiêu
        • diêm tiêu
        • bó tiêu : bó đuốc
    • tiêu thuỷ
      • tiêu bằng tính thuỷ
        • tiêu chảy
        • tưới tiêu
      • tiêu (mất) tính thuỷ
        • tiêu nước
        • tiêu úng
        • tiêu lũ
        • tiêu dịch
        • tiêu dao
        • tiêu diêu
        • tiêu sầu
        • tiêu khiển : tiêu trạng thái điều khiển và bị điều khiển
        • tiêu cực : khi có cực âm dương, thì mới có sóng, có vân hành, có xúc cảm, tiêu cực gây rất sóng, hay sóng bị lịm dần
  • tiêu – địa danh
    • Tiêu Tương : sông Tiêu Tương ở Bắc Ninh, gắn với sự tích tiếng sáo Trương Chi
    • Tiêu Sơn : núi Tiêu Sơn, Bắc Ninh, nơi có chùa Tiêu

Biến âm

  • iêu/yêu
    • yêu ma, yêu tinh, yêu quái
    • yêu thương, yêu đương, yêu quý, tình yêu
  • têu : đầu têu (giống như đầu nêu hay ngọn cây)
  • liêu : liêu trai, cô liêu, tịch liêu, liêu xiêu, lang liêu
  • thiêu

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

TIÊU

Dinh, hư, tiêu, trưởng

TIÊU, TIÊU TIỀN, TIỀN TIÊU, CHI TIÊU

– Tiêu tiền như rác

– Tiêu tiền như nước

– Bánh tráng đem bán chợ chiều
Hai ngày không hết tiền tiêu chẳng còn

– Cây cao lá nhỏ chiền chiền
Non ăn già bán lấy tiền mà tiêu

Cây gì?

– Sáng nay đi chợ tất niên
Em đây cầm một quan tiền trong tay
Sắm mua cũng khá đủ đầy
Nào cau, nào thuốc, trái cây, thịt thà
Độc bình mua để cắm hoa
Hột dưa, bánh mứt, rượu trà, giấy bông
Tính hoài mà cũng chẳng thông
Còn ba trăm sáu chục đồng tiền dư

– Vội chi, em cứ thư thư
Anh đây sẽ tính chừ chừ cho em
Sáu mươi đồng tính một tiền
Mà ba trăm sáu chục đồng nguyên vẫn còn
Vị chi em mới tiêu xong
Cho hột dưa, bánh mứt, giấy bông, rượu, trà
Trái cây, cau, thuốc, thịt thà
Độc bình cùng với hương hoa là bốn tiền
Ba trăm sáu chục đồng nguyên
Tính ra chính thị sáu tiền còn dư

TIÊU PHA

– Nền nhà nước đổ chảy vào
Làm ăn phát đạt đón chào ngợi ca
Nền nhà nước đổ chảy ra
Làm ăn kha khá tiêu pha bội phần
Nền nhà bằng phẳng như cân
Đề phòng con cháu ái ân tư tình

TIÊU ĐIỀU

– Rừng U Minh có tiếng muỗi nhiều
Sông Bến Hải tiêu điều nước non

– Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Từ nơi bãi biển qua đến buổi chợ chiều
Nuôi con chồng vợ hẩm hiu
Nhà tranh một mái tiêu điều nắng mưa

TIÊU DIÊU

– Không cánh mà bay mới lạ đời
Ðã từng vượt biển lại qua khơi
Tiêu diêu thế giới ngàn muôn dặm
Lịch lãm xưa nay dễ mấy người

Là gì?

TIÊU HAO

Da non mà bọc lấy xương
Lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương
Đêm năm canh tiêu hao mình thiếp
Nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa

Là gì?
TIÊU MINH
– Ra khơi xem cá ông voi
Vào hang bắt muỗi xem loài tiêu minh
Cũng tâm cũng tính cũng tình
Cũng vùng vẫy đủ cũng sinh nuôi vừa
Muôn vàng trong một Hóa cơ
Chớ đem nông nổi mà ngờ cao xa.

HẾT TIÊU

– Nghề rèn đỏ lửa còn tiền
Nguội lò tắt lửa phụt đèn hết tiêu

TIÊU HẾT

– Tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa đời còn nguyên

– Chớ tham vàng phụ nghĩa ai ơi
Vàng rồi tiêu hết, nghĩa tôi vẫn còn

– Gió lên rồi căng buồm cho sướng
Gác chèo lên ta nướng khô khoai
Nhậu cho tiêu hết mấy chai
Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo

MẤT TIÊU

– Thầy Hai! Xuống hò một giác cho vui,
Để vài năm nữa làm sui khó hò
– Câu hò tôi để ngoài gò
Tôi không đậy nắp, nó bò mất tiêu.

– Lâu ngày đụ cái khỏe ra
Mặt mày trẻ lại, cái già mất tiêu

ỐNG TIÊU, SAO TIÊU

– Con gái bên Đông lấy chồng bên Tống
Tay cầm dùi trống miệng thổi ống tiêu
Lòng dặn lòng ai dỗ đừng xiêu
Ví như Kim Trọng, Thúy Kiều thuở xưa

– Chồng người thổi sáo thổi tiêu
Chồng em ngồi bếp húp riêu bỏng mồm

– Phận em sao lắm dở dang
Cầm tiêu tiêu gãy, cầm đàn đứt dây

ĂN TIÊU

– Ăn đều tiêu sòng

– Ăn tiêu sòng phẳng

CẦU TIÊU

– Bà chằn lửa
Sửa cầu tiêu
Ba giờ chiều
Đứt dây thiều
Lọt cầu tiêu
Ăn bún riêu
Nhớ người yêu

– Bắng nhắng như nhặng vào chuồng tiêu

CHUỐI TIÊU

– Ai đem con két vô vườn
Cho nên con két ăn buồng chuối tiêu

CÂY TIÊU, HẠT TIÊU

– Tháng giêng trồng trúc
Tháng lục trồng tiêu

– Nhổ bìm nhổ lộn dây tiêu
Trách ai ở bạc bỏ liều vợ con

– Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo hát bội, mẹ liều con hư

– Mẹ già cuốc đất trồng tiêu
Con đi lang xạo, mẹ liều con hư

– Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người

– Hạt tiêu nó bé nó cay
Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền

– Em có chồng về xứ Bạc Liêu
Để anh ở lại như tiêu nát nghiền

– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu

– Đi đâu cũng nhớ Thu Xà
Nhớ mùi cá bống mặn mà hương tiêu.

Bậu chê ta, bậu lấy ông câu

Bậu ăn cá bống chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lạng thịt để dành mà ăn

– Kho tiêu cá bống thêm giòn
Trã đất sợ bể, nồi đồng sợ kêu
Tay bưng cá bống kho tiêu
Bao nhiêu cay đó, bấy nhiêu ân tình

– Cá bống kho tiêu
Cá thiều nấu ngọt

– Ví dầu cá lóc nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm

– Bà già đeo bị hạt tiêu
Sống bao nhiêu tuổi nhiều điều đắng cay

– Nàng dâu khôn lanh, nấu canh cho ngọt
Canh sôi hớt bọt, thêm ớt rắc tiêu
Mẹ chồng cay đắng đủ điều
Mẹ ghét cứ ghét, chồng chiều cũng vui

– Ăn tiêu nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi bên đám hẹ nhớ mùi rau răm
Hỡi người quân tử trăm năm
Quay tơ có nhớ mối tằm hay không?

– Khoan khoan mổ ruột con gà
Bí đao xắt nhỏ, tiêu cà bỏ vô

– Anh về làm rể dưới Đăng
Ăn cơm bát bịt, tôm rằn kho tiêu

– Có nam có nữ thời mới nên xuân
Có nên thì nói rằng nên
Chẳng nên sao để đấy quên đây đừng
Làm chi cho dạ ngập ngừng
Đã có cà cuống thì đừng hạt tiêu

– Chồng em là lái buôn tiêu
Ði lên đi xuống Trà Nhiêu, Kim Bồng

Ai về nhớ quế Trà My

Nhớ tiêu Tiên Phước, nhớ mì Hội An.

– Đàn bà góa như cá nấu canh
Đã có bỏ hành, còn thêm tiêu ớt

– Chiều chiều con quạ lợp nhà
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh
Chèo bẻo bẻ bí nấu canh
Chìa vôi đi chợ mua hành mua tiêu

Cá trê nướng, nước mắm gừng

Canh rau tập tàng, cá bống kho tiêu
Cơm khuya, cơm sáng, cơm chiều
Cơm bao nhiêu hạt, bấy nhiêu nồng nàn

– Tay bưng dĩa muối, chén tương
Tương chua muối chát, nhớ thương nghĩa chàng
Bạn có gặp nhà ngói, nhà sàn
Nhớ hồi áo rách lang thang chưa tề
Bạn có gặp nơi hàng lụa phủ phê
Nhớ hồi áo rách xưa tê không mình
Ăn tiêu nhớ tới mùi hành
Bạn có ăn nem gà, chả vịt, cũng nhớ rau canh thuở nào

– Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chốt hạt tiêu
Đổ niêu cứt gà
Đổ phải nhà nào
Nhà nấy phải chịu

MUỐI TIÊU

– Thấy cô tóc tựa muối tiêu
Da anh dưa khú, anh theo cô mình

CÁ LĂNG TIÊU

– Anh đi lưới quát, lưới mành
Cá lăng tiêu, bạc má để dành cho em

THUỐC TIÊU

– Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ

CHÀY ĐÂM TIÊU

Bà ôi, tôi nói bà hay
Thằng nhỏ nó vác cái chày đâm tiêu

Là cây gì?
Chày đâm tiêu là chày day huyệt đạo
CỐI ĐÂM TIÊU

– Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hũ bán ve
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu

Cối đâm tiêu là cối nhỏ để giã những thứ nhỏ như tiêu bằng chày

Tiểu

  • Tiểu (người)
    • Chú tiểu là người ít tuổi mới đi vào chùa tu (so sánh với nhà sư, đại sư, ni sư, sư bác, sư bá, chân sư, minh sư) – Đại Sư
    • Tiểu nhân – Quân tử
    • Tiểu thư – Công tử
    • Tiểu sinh
    • Tiểu thiếp
    • Tiểu tử
    • Tiểu phú – Đại phú
  • Tiểu (tiết khí)
    • Tiểu thử – Đại thử
    • Tiểu tuyết – Đại tuyết
    • Tiểu hàn – Đại hàn
  • Tiểu tiện – Đại tiện
    • tiểu có đường, tiểu ra máu …
    • đi tiểu
    • nước tiểu
    • bệnh tiểu đường
  • Tiểu
    • Tiểu cảnh – Đại cảnh
    • Tiểu vi – Đại vi
    • Tiểu xảo
    • Tiểu tiết – Đại cục
    • Tiểu tâm – Rộng lượng
    • Tiểu lượng – Đại lượng
  • Tiểu : Hộp bằng sành để dựng cốt người chết khi cải táng.

Biến âm

  • iểu/yểu : chết yếu, sống yếu, yểu mệnh, yểu thọ

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

TIỂU NHÂN

– Tiểu nhân quen thói phô bày
Những điều xấu của kẻ này người kia

– Thiên vô sinh,
Địa vô sinh,
Vô dạng vô hình,
Đại nhân khai khẩu,
Tiểu nhân kinh
(Trời không sinh,
Đất không sinh,
Không dạng, không hình;
Người lớn nhắc đến,
Trẻ con kinh sợ)

Là gì?

– Xem tướng ngó dạng anh hào
Suy ra nét ở khác nào tiểu nhân

– Ba năm quân tử trồng tre
Mười năm uốn gậy, đánh què tiểu nhân

Quân tử ứ hự thì đau

Tiểu nhân vác đá đánh đầu như không

– Lạ gì cái thói tiểu nhân
Ăn bám buổi sáng, ăn bần buổi trưa

– Cây khô một lá bốn năm cành
Đường đi khúc khuỷu nhọc tay anh
Gặp kẻ tiểu nhân buồn chẳng nói
Chờ người quân tử mới dương danh

– Mình dài chịu tiếng bất trung
Lánh tay quân tử, bạn cùng tiểu nhân

Là gì?

Lỗ này là lỗ của tuiTiểu nhân, quân tử đều chui đầu vào

Là cái gì?

Chẳng thèm ăn gỏi cá mè

Chẳng thèm chơi với những bè tiểu nhân

– Quân tử ẩn hình,
Tiểu nhân lộ tướng
– Nói năng quân tử
Cư xử tiểu nhân
– Quân tử lắm lông chân
Tiểu nhân nhiều lông rốn
– Quân tử lông chân,
Tiểu nhân lông ngực- Quân tử lông chân,
Tiểu nhân lông nách- Đói cơm hơn kẻ no rau
Khó mà quân tử hơn giàu tiểu nhơn

TIỂU SINH

– Dạy con từ thuở tiểu sinh
Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi
Học cho cách vật trí tri
Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông

TIỂU THIẾP

– Tánh tui rị rị muốn làm chị hiền thê
Không thèm làm tiểu thiếp, chúng chê bạn cười

TIỂU PHÚ

– Đại phú do thiên
Tiểu phú do cần

– Trăm năm như cõi trời chung
Trăm nghề cũng phải có công mới thành
Cứ trong gia nghiệp nhà mình
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn
Chữ rằng: “tiểu phú do cần
Còn như đại phú là phần do thiên
Đừng trễ nải chớ ghét ghen
Còn như lộc nước có phen dồi dào

TIỂU TÂM

– Tướng đi chân bước hai hàng
Nàng thì rộng lượng, còn chàng tiểu tâm

TIỂU ĐẦU

– Tiểu đầu, lục túc, đại phúc, vô y,
Năng ẩm huyết, bất năng ẩm tửu.
(Đầu nhỏ, sáu chân, bụng to, không áo,
Hay uống máu, không hay uống rượu).

Là con gì?

TIỂU GIANG

– Đại giang Đông Giàng,
Tiểu giang Lai Hạ

TIỂU VI

– Đại vi đài vi các, tiểu vi đống vi lương
Anh chẳng tham rộng ruộng lớn vườn
Tham vì nhơn ngãi cũng thường mà thôi

CHÔN TIỂU

– Người chôn tiểu, cặc chôn hòm

– Anh kia người thì nhom nhom
Người chôn tiểu, cặc chôn hòm mà kinh!

– Thiếp sắm cho chàng cái tiểu hoa chanh
Đôi đầu chữ thọ, xung quanh hoa hồi
Lạy chàng tam tứ lạy chàng ôi
Chàng đà thiệt phận, cho thiếp tôi đi lấy chồng!

CHÚ TIỂU

– Người ta đi giáo tiền, giáo gạo
Tiểu tôi đi giáo áo, giáo nồi
Nhà nào công đức thì thôi
Nhà nào đi vắng tiểu tôi giáo bò

– Hỡi ơi chú tiểu trên chùa
Chú tu sao chú bỏ bùa cho tôi
Cả ngày thơ thẩn bồi hồi
Không yên trong dạ, đứng ngồi sao đây

– Sư tu đâu, tiểu tôi tu đấy
Oản với chuối ta cùng ăn chung
Rục tùng xòe, ta rung não bạt
Dốc một lòng, thế phát đi tu

Trên chùa có tiểu mười ba,

Sư ông mười bốn, vãi già mười lăm,
Muốn cho một tháng đôi rằm,
Trước là lễ phật, sau thăm vãi già.

– Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho

– Tiểu tôi tiểu kính, tiểu hiền
Bao nhiêu chùa chiền, tiểu đốt, tiểu đi
Thịt chó tiểu đánh tì tì
Bao nhiêu chỗ lội tiểu thì cắm chông
Nam mô xứ Bắc, xứ Đông
Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi

TIỂU THỬ

– Tua rua đi rắc mạ mùa
Tiểu thử đi bừa, cày ruộng rất sâu
Hàn lộ lúa trổ bằng đầu
Lập đông ta quyết về mau gặt mùa.

Tiều
  • Tiều
    • Chú tiều, ông tiều
    • Tiều phu
    • Ngư – Tiều – Canh – Mục
  • Tiều
    • Tiều tuỵ

Biến âm của

  • tiều —> tườu
  • tiều —> liều

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

– Ông tiều hái củi non Du
Bò nhọt đốt đít chổng khu kêu trời

– Tiếc cây củi quế êm rìu
Rừng nhiều thú dữ nên tiều xa non

– Tôi ở hòn Khoai đi về hòn Đá Bạc
Tôi trương buồm chạy lạc tới Hòn Nhum
Thấy lão tiều đốn củi lum khum
Tôi hỏi ông lão chớ não nùng tại ai?

Ớ cô Hai ơi, sao cô không nói không rằng

Lòng tui thương tưởng cô bằng hay không?
Hay là cô chưa muốn có chồng
Nói cho tui biết đợi trông làm gì
Trách lòng cho con gái nữ nhi
Đời chừ lựa chọn làm chi cho nhiều
Buổi xưa kia vinh hiển còn biêu
Trai hoàng nam đi cưới con gái ông tiều trên non
Hay là cô bụng dạ lòng son
Nói cho tui biết chiều lòng ông mai
Hễ mà cô nói đừng sai
Trầu mâm, rượu hũ, tui cậy ông mai tới nhà

Tiễu
  • tuần tiễu
  • tiễu trừ, tiễu diệt
  • tiễu phỉ

Biến âm

  • Tiểu –> Tễu : chú Tễu trong múa rối và một số nghệ thuật trình diễn dân gian
Tiệu
  • tiệu —> tiện
    • con tiện
    • ti tiện (nghĩa như tiểu)
    • tiểu tiện (nghĩa như tiểu)
    • bất tiện, cho tiện, để tiện, tiện lợi, tiện ích
  • tiệu —> liệu
    • lo liệu
  • tiệu —> niệu
    • tiết niệu
Tiếu
  • tiếu lâm
    • tiếu –> tếu : tếu táo, tếu nhỉ, tếu quá, tếu thật
    • tiếu —> tấu : tấu hài
  • đàm tiếu
  • hàm tiếu
  • Đia danh : Làng Tiếu, làng Tiếu Mai

Ca dao, tục ngữ

HÀM TIẾU

– Tôi xin các bác giãn ra
Để tôi đối địch với ba cô này
Một cô má đỏ hây hây
Một cô trắng muốt cổ tay nõn nà
Một cô mặt ngọc da ngà
Miệng cười hàm tiếu như hoa đầu mùa

LÀNG TIẾU

– Rau cải Tiếu, nấu nước điếu cũng ngon

ĐÀM TIẾU

– Văn kì thanh bất kiến kì hình
Thế gian đàm tiếu vốn tình anh không

– Đèn hết dầu đèn tắt
Nhang hết nhụy hết thơm
Biểu anh đừng lên xuống đêm hôm
Thế gian đàm tiếu, thế thường cười chê.

– Em có chồng rồi như lúa đổ vào kho
Quân canh lính gác, anh chớ có lần dò tới chi
Anh về bỏ thói ấy đi
Chồng em biết đặng, anh đi ở tù
– Qua cũng biết em như lúa đổ vào kho
Nhưng anh giả đò ăn trộm lần mò xúc chơi
Họa may có được vài hạt cũng sướng cái đời
Chồng em có bắt được, anh ở chơi năm tù
Cho tờ cải giá tha phu
Miệng thế gian đàm tiếu, họ cũng nói vợ thằng tù thuở xưa

 

Chia sẻ:
Scroll to Top