Một số câu tục ngữ và thành ngữ sau, tuy dùng quen miệng nhưng rất khó hiểu, vì là mật mã của dòng máu Bách Việt
– Con rồng cháu tiên
– Con ông cháu cha
– Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông
– Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
– Con cóc là cậu ông trời
– Bắt cóc bỏ đĩa
Con rồng cháu tiên
Theo sự tích về Bách Việt
– Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông
– – – Đế Minh sinh ra con là Đế Nghi (mẹ là ai không rõ)
– – – Đế Minh đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên (Hương Vân Cái Bồ Tát), sinh ra Lộc Tục.
– Lộc Tục sau xưng vương ở phương Nam, nước Xích Quỷ gọi là Kinh Dương Vương (còn Đế Nghi ở phương Bắc)
– Kinh Dương Vương lấy vợ là Long Nữ, con gái của Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân
– Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, con gái của Đế Lai sinh ra bọc trăm trứng
– Bọc trăm trứng nở ra Bách Việt
“Con rồng cháu tiên” nghĩa là
– Bách Việt là con của cha rồng Lạc Long Quân
– Bách Việt là cháu ngoại của bà tiên Long Nữ
Con cóc là câu ông trời
Người Việt có câu “Con cóc là cậu ông trời”.
Trong huyền sử, 8 ông Tổng Cóc hay Bát Bộ Kim Cương gồm
– Đỗ Xương, Thanh Trì Tai Kim Cương
– Đỗ Tiêu, Tịch Độc Thận Kim Cương
– Đỗ Kỷ, Hoàn Kỳ Cầu Kim Cương
– Đỗ Cương, Bạch Tịnh Thuỷ Kim Cương
– Đỗ Chương, Xích Thanh Hoả Kim Cương
– Đỗ Dũng, Định Trừ Tai Kim Cương
– Đỗ Bích, Tử Hiền Thần Kim Cương
– Đỗ Trọng, Đại Thần Lục Kim Cương
Bát Bộ Kim Cương là
– 8 người em của bà Vụ Tiên
– 8 ông cậu của Kinh Dương Vương
– 8 ông trẻ của Lạc Long Quân
– 8 cụ của Bách Việt
Con cóc là cậu ông trời, nghĩa là Kinh Dương Vương là ông trời.
Đỗ Thị Quý ở giữa
Tám cóc chầu xung quanh
Vụ Tiên múa nhạc nước
Cho bát quái vận hành
—
Mặt trời ở trung tâm
Hệ thái dương là đĩa
Bát Bộ Kim Cương xoay
Tuần hoàn với mặt trời
—
Cóc nhảy một vòng cung
Vào đĩa thành trọng tâm
Thay mặt trời dẫn nhịp
Trong một cung vận hành
—
Ban đêm cóc vào đĩa
Khuất mất ông mặt trời
Ban ngày cóc ra ngoài
Mặt trời lại rực rỡ
—
Ù à rồi ù ập
Bầu trời muốn úp đĩa
Bắc cóc ở bên trong
Để không còn đêm nữa
—
Gần trung tâm nóng quá
Đứng trọng tâm cũng buồn
Ộp ộp cóc gọi mưa
Cho bầu trời sập xuống
—
Cóc cụ cậu ông trời
Cụ già hơn ông trời
Cậu trẻ hơn ông trời
Cóc là gì cóc ơi ?
—
Mặt trời là số 1
Chín chắn 9 thành 10
Bầu trời nửa tán cây
Già thành đa nhiều rễ
—
Đỗ Thị vô số tâm
Vụ Tiên là không số
Tám tuần hoàn vô tận
Tám là hai số không
—
Cóc cụ vẫn ngây thơ
Trăng khuyết mãi chẳng tròn
Tám không lên thành chín
Tuần hoàn về số không
Bắt cóc bỏ đĩa
- thường được coi là một kiểu hành động không hiệu quả nhằm giải quyết một tình thế ngắn hạn.
- có thể coi là một trò chơi : bắt một con cóc bỏ vào đĩa, khi con cóc nhảy ra khỏi đĩa thì nó bị bắt lại,, rồi con cóc lại nhảy ra khỏi đĩa, rồi nó lại lại bắt vào. Trò chơi “bắt cóc bỏ đĩa” có nhịp “lể vào, lể ra, lể vào, lể ra … “, một nhịp điệu có tính sóng của nước. Bắt cóc bỏ đĩa gợi lên những âm điệu sâu xa trong tâm hồn người Việt về bản chất âm thuỷ của mình. Rất nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đu dây … và làn điệu dân gian như quan họ, mô phỏng nhịp điệu lể ra và lể vào để nuôi dưỡng trong tâm hồn người Việt giai điệu tiếng sóng linh hồn.
Nhảy cóc là vận hành đặc trưng của cóc.
- ADN nữ nhảy cóc qua các đời ví dụ ADN nữ có thể truyền từ đời bà sang thẳng đời cháu không hề xuất hiện liền mạch từng đời như ADN nam
- ADN nữ nhảy cóc từ cây dòng họ này sang cây dòng họ khác khi người phụ nữ lấy chồng và sinh con
Hình dung cái đĩa này là đĩa mặt trời, còn con cóc là dòng máu di truyền bên dòng máu mẹ.
- Bắt cóc bỏ đĩa là cho ADN nam bên dòng máu mẹ vào dòng máu con
- Cóc nhảy ra ngoài tách ADN nam bên dòng máu mẹ ra khỏi dòng máu con
Cóc sẽ chia đôi dòng máu bên mẹ thành
– Dòng máu theo họ cha của cóc
– Dòng máu theo họ cha của chị gái cóc
Dòng máu Bách Việt
Bản chất dòng máu quyết đinh ai là dòng dõi Bách Việt, và Bách Việt sống ở đâu thì đó là đất nước Việt. Đất nước Việt không trùng với nước Việt Nam ngày nay và Bách Việt không trùng với các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Tính ngược từ con cháu lên ông bà tổ tiên
1. CON
1.1. Con là Bách Việt
1.2. Con là con của cha và mẹ
1.3. Con là con rồng cháu tiên
2. CÓC
Cóc chia cây dòng họ ở bước 1 thành nhánh
2.1. Cóc cần Trời = Cóc cần Cha = Cóc mang họ Cha
2.1.1. Cóc mang họ Cha đẻ
2.1.2. Cóc mang họ Cha nuôi
2.2. Cóc cần Trời = Cóc bỏ Cha = Cóc mang họ mẹ
2.3. Cóc mang họ cha dượng, vì mẹ đi bước nữa
3. LÀ
3.1. Cóc = Cụ
Cụ = cha của ông = mẹ của ông = cha của bà = mẹ của bà
Đây là cây dòng họ đi theo cả bên nội và bên ngoại của tất cả nhánh của mục 2
3.2. Cóc = Nhảy
3.2.1. Cóc = Nhảy vào cái rất cần = Dòng máu mẹ = Họ mẹ
Họ mẹ = Họ của cậu mà vận hành theo bát quái, bởi vì mẹ phải lấy chồng và con dù mang máu mẹ lại lấy họ cha
Cậu = Tổng cóc = Bát bộ kim cương
Máu mẹ = Bát quái
3.2.2. Cóc = Nhảy khỏi cái cóc khộng cần = Dòng máu cha = Họ cha
4. CẬU
Cóc = Cậu = Em trai trẻ = Em của mẹ mang họ mẹ
Cóc = Nhảy vào cái rất cần = Dòng máu mẹ —> quay về mục 3.2.1
5. ÔNG
Ông = ông cụ = ông của cụ —> quay lai bước 3.1
Ông = cha của mẹ = cha của cha —> đi sang bước 6
Ông = cha của cậu —> quay lại bước 4
6. TRỜI
Trời = Cha
Mỗi nhánh của cây dòng ho phân theo các bước trên, sẽ tiếp tục trở thành 1 cái cây dòng họ, đi theo họ Cha —> quay lại bước 1