Dân lề, hay dân lề lối thích đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Dân lể chỉ cảm nhận và hành động. Vậy chúng ta theo lề hay theo lể ? Chúng ta đặt câu hỏi rồi hành động hay cảm nhận rồi hành động ?
Các câu hỏi của dân lề là
– What : Cái gì ?
– – – Mục đích cuộc đời là gì ? Bản chất của Trái đất và vũ trụ là gì ?
– – – Sự sống là gì ? Cái chết là gì ?
– Who : Là ai ?
– – – Tôi là ai ? Đối xứng âm dương tôi là ai ?
– – – Thần thánh là ai ? Phật Chúa là ai ?
– When : Khi nào ?
– – – Khi nào một cuộc đời bắt đầu và kết thúc ?
– Where : Ở đâu ?
– – – Giới hạn của Trái đất là ở đâu ?
– – – Khi chết linh hồn và thân thể ở đâu ?
– Why
– – – Tại sao sự sống sinh sôi ?
– – – Tại sao Trái đất quay quanh Mặt trời ?
– How
– – – Làm thế nào mà tim và phổi cứ đập mãi ?
– – – Làm cách nào vũ trụ không sụp đổ ?
Đặt câu hỏi là điểm mạnh của dân lể chừng nào
– Câu hỏi cơ bản, câu hỏi đúng & câu hỏi đủ bộ
– Đối tượng chính của câu hỏi là chính mình và hiện thực của chính mình
– Người trả lời câu hỏi là chính mình
– Giữ lại câu hỏi về dài hạn cho chính mình, nếu chưa có câu trả lời, không bỏ câu hỏi và tìm câu trả lời từ người khác
Một lề suy là lề không có sự tự thân, điểm mạnh của lể
– Không tự đặt câu hỏi về mình, mà để người khác đặt câu hỏi về mình và cho mình
– Lấy câu hỏi của người khác rồi tự mình cố trả lời
– Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về mình từ bên ngoài
– Lấy câu trả lời từ người khác
và tệ hai nhất là
– Để người khác đặt câu hỏi về mình cho mình rồi trả lời luôn cho mình
Các dạng tham vấn, các hội thảo đinh hướng cuộc đời hiện nay… đều làm theo kiểu : đưa ra câu hỏi và dẫn dắt, chứng mình cho người nghe thấy rằng câu trả lời mình đưa ra là chuẩn nhất. Chẳng cần biết nội dung tham vấn và hội thảo là gì, nếu chúng ta nghiện công thức này, chúng ta tự giết dần nội lực của mình.
Dân lể, ngược lại chỉ cảm nhận và hành động, có rất ít hứng thú với các dạng tham vấn, hội thảo kiểu này.
Điểm chung của dân lể và dân lề chính là sự tò mò. Dân lể có sự tò mò và cảm nhận với những điều nó chưa biết, và cảm nhận này giống như là câu hỏi, chỉ là theo cách khác.
Thời gian đầu bước vào tâm linh, vì tò mò tôi đi một vòng các lớp học tâm linh. Hễ cứ đi học lớp nào tôi cũng gặp tà thuật hoặc thấy thầy giáo có vấn đề về nhận thức hoặc nhân cách, nên tôi đều rút đi ngay, cho đến khi tôi gặp một kẻ tà thuật cao tay. Phần lể của tôi cảm thấy kẻ này bất ổn và muốn rời đi, nhưng phần lể của tôi cứ đặt ra đủ câu hỏi vì tôi không hiểu được kỹ thuật tà thuật của tên này. Kết quả tôi chết tắc trong gần hai năm. Đến khi tôi quyết định rút hết để đảm bảo an toàn, mặc dù vẫn chẳng hiểu tên này làm ra đủ mọi chuyện bằng cách nào, thì tôi thấy mình đã bị tấn công tà thuật nặng, nên tôi phải nhảy ngược vào xem xét và lần ra những vụ động trời.
Rõ ràng tôi đã tự đưa mình vào tình huống
– Mất bò mới lo rào chuồng
Khi mở nghiệp quả xuyên đời với tên này tôi thấy bao nhiêu đời tôi chết trong tay tên này. Các đời này tôi đều có nhận ra tên này bất ổn, nhưng cứ muốn ở lại tìm hiểu thêm, cuối cùng chết. Đời này, tôi cũng bị rất nặng. Sau một thời gian, các kỹ thuật tà thuật của tên này cũng như nghiệp lực của tôi và tên này cũng dần sáng tỏ,
Tôi nghĩ đến cảnh tôi đi qua đường thì phần lể nghe tiếng động bất thường và muốn tôi lùi lại tức khắc, còn phần lề của tôi thì muốn dừng lại để nhìn xem đó là cái gì, tại sao nó xuất hiện, khi nào nó đến chỗ mình … Nếu tôi theo lể, tôi sẽ sống vì sau khi lùi lại, tôi sẽ tránh được một chiếc xe mất phanh lao tới. Khi đã giữ được tính mạng, một số của hỏi của lề được trả lời, một số câu hỏi lề sẽ buông vì không có giá trị. Nếu tôi theo lề, tôi sẽ chết vì bị ô tô đâm, thành ma với một đống câu hỏi vô nghĩa.
Tôi nhận ra là trong câu chuyện xuyên đời với tên tà thuật,
– cả phần lể và lề của tôi đều rất tò mò về các kỹ thuật của tên này
– nếu tôi hành động kịp thời theo tính lể của mình và về dài hạn vẫn giữ tất cả câu hỏi của tính lề lại, tôi sẽ có được tất cả
– nếu tôi làm ngược lại, hành động theo tính lề và cảm nhận theo tính lể thay vì đặt câu hỏi, tôi sẽ mất tất cả bao gồm tính mạng của mình.
Các hành động cụ thể ở đây và lúc này thì nhất định phải theo tính lể. Các câu hỏi và tầm nhìn cuộc đời mang tính tinh thần dài hạn, nhất định phải đi theo tính lề. Nhưng lề và lể đều phải giữ được sự tự chủ.
– “Ăn xổi ở thì” là tính phản xạ linh hoạt tức thì theo hoàn cảnh của lể. Người ta thường chê bai tính này, nhưng mà sống được như thế này là giỏi lắm. Nếu ở không thì, ăn không xổi, thì có ngày mất mạng như hai ví dụ tôi đưa và tôi xin đưa thêm một ví dụ nữa bên dưới về Bờm
– “Ăn cây nào rào cây nấy” mô tả cách hành động cụ thể, trực tiếp, ngắn hạn, theo đúng tình huống đặt ra cho cá nhân mình. Đây là tính cách vô cùng đặc trưng của bọn lể. Lể ăn quả cây nào, thấy ngon, thì lể rào cây ấy lại, để bảo vệ cái cây này hoặc để mình tao ăn cái cây này. Bọn lề trước khi hành động thường suy nghĩ sâu xa, có kế hoạch, có chiến lược, có tổ chức, bởi vì bọn chúng có lề lối, chứ không có hành động đơn lẻ “ăn cây nào, rào cây nấy” như bọn lể. Dù “Ăn cây nào, rào cây đấy” có thể bị coi là hành động thiển cận trong mắt bọn lề, nhưng lại có tính hợp lý trong hầu hết các trường hợp. Mình ăn cây nào mình hiểu cây đấy và chỉ cần cây đấy thôi, nên mình nên lo cho cái cây đấy trước.
– Mất bò mới lo rào chuồng : Bọn lể khi nào phát sinh tình huống thì mới tính, cho nên một số trường hợp thì đã muộn. Bò là con vật giá trị cao và nuôi lâu dài, thì nên có lề lối.
Một người Việt Nam tiêu biểu, một lể tiêu biểu trong ca dao tục ngữ để giúp chúng ta hiểu câu “ăn xổi ở thì” là thằng Bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi một xâu cá mè.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Nhiều phân tích hiện nay đều chê là Bờm quá ngu, tham miếng ăn nhỏ mà bỏ qua những tài sản giá trị lớn. Tôi có một thắc mắc là những người nhận xét về Bờm như vậy họ tính toán giỏi quá hay họ mất trí. Có lẽ nhiều người quen sống ảo ma, sống bằng lời nói xuông rồi nên cho rằng phú ông nói gì thì sẽ làm đúng như thế.
Lể không tính toán nhiều nhưng hành động cực kỳ nhanh và hợp lý. Cái gì hợp lý thì Bờm làm thôi. Nắm xôi đổi lấy cái quạt mo là hợp lý nhất.
Trong trò đánh đổi này, phú ông không điên và Bờm càng không khùng. Tưởng tượng là Bờm đột ngột mất trí nên đồng ý đổi quạt mo lấy ba bè gỗ lim. Kết quả là phú ông lấy cái quạt rồi, sai người đánh cho Bờm một trận, rồi đuổi ra khỏi nhà. Phú ông có điên đâu mà đem ba bè gỗ lim ra cho Bờm như lời nói của mình, trong khi cái quạt thì đã nắm trong tay.
Bài ca dao về thằng Bờm có hai câu cuối là
Cười lên ba tiếng Bờm ơi,
Cười lên ba tiếng cho đời đắng cay.
Đời đắng cay bởi chắc là vì những ứng xử đơn giản và hợp lý thì bị chê cười.
Bọn lể nói chung là bọn “mặc kệ sự đời”. Lể không quan tâm định nghĩa đời đắng cay hay ngọt bùi, mà cứ sống đời của mình theo ý mình thôi. Cho nên hai câu cuối này chắc là do ai đó thêm thắt vào thôi.