Tiết khí là một phần của hệ thống lịch âm dương xây dựng trên các hệ sau
- Hệ đất (địa) là hệ địa tâm gồm
- Trái đất
- Mặt trăng
- Sao Kim
- Hệ trời (thiên)
- Hệ Mặt trời là hệ lấy Mặt trời làm trung tâm và toàn bộ vũ trụ, bao gồm Trái đất mà quay quanh Mặt trời
- Hệ Bầu trời là hệ bao bọc lấy toàn bộ vũ trụ, bao gồm các chòm sao Hoàng đạo, Thái dương hệ và Trái đất
Một tháng có 2 Tiết khí
- Tiết Khí đầu tháng tính từ ngày Sóc đến ngày Rằm/Vọng
- Tiết Khí cuối tháng tính từ ngày Rằm/Vọng đến ngày 30
Một năm có 2 x 12 = 24 Tiết khí, các Tiết Khí này nối nhau tạo thành bản nhạc Tiết khí, mà bắt nhịp bởi Mặt trăng như tiếng chày giã nhịp nhàng với
- Sóc là nhịp thăng, hay nhịp vang
- Rằm là nhịp giáng, hay nhịp vọng
Các Tiết Khí là trạng thái rung động của Trái đất theo từng tuần trăng trong chu kỳ năm. Các Tiết khí liên quan đến
- Thời tiết và các hiện tượng tự nhiên
- Sức khoẻ và các chu kỳ sinh học của mọi sinh vật trong đó có con người
- Cảm xúc và trạng thái tinh thần của của mọi sinh vật trong đó có con người
- Nhiều vấn đề khác
Các Tiết Khí trong năm
Xuân
- Tháng Giêng
- Lập Xuân : Có tết Nguyên đán (cúng và đón Giao thừa vào canh Tý giữa đêm) và tết Nguyên tiêu 15/1
- Vũ Thuỷ
- Tháng Hai
- Kinh Chiết hoặc Kinh Trập
- Xuân Phân
- Tháng Ba
- Thanh Minh : Có tết Thanh minh
- Cốc Vũ
Hạ
- Tháng Tư
- Lập Hạ
- Tiểu Mãn
- Tháng năm
- Mang Xung : Có tết Đoan Ngọ (Chính ngọ là chính lễ)
- Hạ Chí
- Tháng sáu
- Tiểu Thử
- Đại Thử
Thu
- Tháng bảy
- Lập Thu : Có lễ Thất Tịch 7/7 và lễ Vu Lan 15/7 (đêm là chính lễ)
- Xử Thử
- Tháng tám
- Bạch Lộ : Có tết Trung thu (chiều tối là chính lễ)
- Thu Phân
- Tháng chín
- Hàn Lộ
- Sương Giáng
Đông
- Tháng mười
- Lập Đông : Có lễ Song Thập, lễ mùa mới hay tết Hạ nguyên 10/10 hoặc 15/10 (ban ngày là chính lễ)
- Tiểu Tuyết
- Tháng mười một
- Đại Tuyết
- Đông Chí
- Tháng Chạp
- Tiểu Hàn
- Đại Hàn : Có lễ cúng ông bà Đầu nhau
Các tiết Lập của bốn mùa
4 mùa được bắt đầu bởi 4 tiết Lập, với Lập có nghĩa là đưa vào vị trí vận hành như lập hoàng hậu, lập thái tử, … hoặc hoàn thành cấu trúc để vận hành theo thành lập, lập trình.
- Lập xuân :
- Lập hạ
- Lập thu :
- Lập đông :
Các tiết Chí & Phân của bốn mùa
Qua ngày Rằm thứ 2 ở giữa các mùa sẽ là tiết Chí (với mùa dương) và tiết Phân (với mùa âm). Như vậy nửa đầu của một mùa bắt đầu bằng tiết Lập và nửa sau của một mùa bắt đầu bằng tiết Chi và Phân.
- Xuân phân
- Hạ chí
- Thu phân : có Tết Trung thu
- Đông chí
Các tiết Tiểu & Đại của mùa Đông và Hạ
Mùa đông
Mùa đông là mùa có kết cấu nhịp điệu chặt chẽ nhất với 2 bộ Tiểu – Đại (Tiểu luôn đi trước theo trình tự thời gian) đi sau Tiết Lập và Tiết Chí
- Lập đông
- Tiểu tuyết :
- Đại tuyết
- Đông chí : ý chí số đông, ý chí tập thể, ý chí thống nhất, ý chí linh hồn dẫn dắt thân thể
- Tiểu hàn :
- Đại hàn : đây là tiết có lễ cúng ông bà Đầu nhau ở trạng thái hợp nhất trong ngọn lửa và Tết Nguyên đán, là Tết đoàn viên
Tuyết là biểu tượng của mùa đông, tuyết là nước trong không khí kết tinh và rơi xuống trong điều kiện nhiệt độ thấp. Các trạng thái của nước kết tinh lần lượt là
- Mưa (trong khí) : tiết Vũ Thuỷ và tiết Cốc Vũ của mùa Xuân, là các tiết có mưa phùn và mưa rào, tuy nhiên Vũ không hẳn là mưa
- Sương (trong khí) : tiết Sương giáng kết thúc mùa Thu
- Tuyết (trong khí) : tiết Tiểu Tuyết & Đại Tuyết của nửa đầu mùa Đông
- Băng (trong thổ) : tiết Tiểu Hàn và & tiết Đại Hàn của nửa sau mùa Đông
Ý nghĩa của hàn
- là lạnh ngấm sâu vào cấu trúc vật chất và thân thể, chuyển đổi các cấu trúc này vì luồng thuỷ có hoả lực và hoá cấu trúc hỗ trợ mà đều rất mạnh vào mùa đông, đặc biệt đại hàn và đông chí
- là trạng thái nước đóng băng,
- là hàn gắn các chia rẽ (dạng kim) bằng thuỷ và hoả,
- là kết hợp âm dương (giao hợp) để sịnh con hay kết tinh thân thể mà cụ thể là để tạo hợp tử (chính là nghĩa của chữ đông hàn)
Nửa đầu mùa đông bắt đầu bằng Hàn lộ và Sương giáng, một trạng thái đi trước Tuyết, và nửa sau mùa đông kết thúc bằng Xuân phân và Nguyên tiêu, trạng thái phân tách và chia nhỏ để bắt đầu một chu kỳ sinh sôi, phát triển từ trạng thái đông. Như vậy một chu kỳ đông trọn vẹn là khoảng 10 tiết, trong đó có 3 tiết Hàn.
Để hiểu chữ “hàn” hơn chúng có thể tham khảo bài ca dao
Năm xưa anh ở trên trời
Đứt dây rớt xuống làm người trần gian
Năm xưa anh vẫn đi hàn
Là nghề truyền kiếp tông đàng nhà ta
Anh hàn từ nồi bảy, nồi ba
Gặp cô mười tám thì anh cũng hàn
Cô này to lỗ, tốn than
Đồng đâu mà đổ cho giàn lỗ ni
Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng, cô thì thụ thai
Sinh được thằng bé con trai
Về sau giống bố, gặp ai cũng hàn.
Hàn là thuỷ có cấu trúc và vận hành của hoả, mà đông là mùa siêu hoả, đồng hoả, nhưng hoả này rất tinh thần, hoả đi cùng thuỷ nên chúng ta luôn cho rằng mùa hạ mới là mùa của hoả chứ không phải mùa đông, nếu hoả mà không có thuỷ sẽ thành hạn chính là mùa hè nhưng mùa đông các dạng hoả khác nhau luôn đi với nhau và với thuỷ. Hàn là trạng thái Lưỡng nghi nghĩa là âm dương song hành, cả hai cùng Thái (Thái âm Thái dương). Đây là mùa của ông Táo và bà Thị. Tiết Đại Hàn, đón một luồng Thái nguyên dương chạy thẳng từ Mang chủng tới, (các luồng dương chạy từ mùa thu sang sẽ nhập vào Tiểu hàn), lúc này chúng ta sẽ có Tết ông Công ông Táo bà Thị hay lễ cúng ông bà Đầu nhau vào ngày 23 tháng Chạp
Mùa hạ
Mùa hạ là mùa có 2 tiết Tiểu và 1 tiết Đại. Nếu mùa đông là Lưỡng nghi của Thái âm và Thái dương thì mùa Hạ là Thái nguyên của Thái âm chứa dương hoặc Thái dương chứa Thái âm, nghĩa là trạng thái Âm thịnh quá nên Dương suy hoặc Dương thịnh quá nên âm. Tuy nhiên về hình tướng, mùa hạ là mùa của Thái Nguyên dương, nghĩa là Dương là tâm và Dương bao trùm, Âm là nền, âm là chu vi, âm ẩn. Thái Nguyên dương chính là măt trời, ngọc hoàng và ông Công.
- Lập hạ
- Tiểu mãn : Mãn về mặt thời gian là đi đến điểm kết thúc của một chu kỳ, mãn về mặt trạng thái là đạt được điều mong muốn. Tiểu Mãn là kết thúc thực sự mùa Xuân trong khi Cốc Vũ là bắt đầu của mùa Hè, nên Cốc Vũ, Lập Hạ và Tiểu Mãn là giai đoạn chồng chập Xuân và Hạ.
- Mang chủng, Măng chủng hoặc Mang xung : mang là vòi nhuỵ hoa của các giống lúa hoặc trạng thái mang thai, mà đều có tính âm, tính chứa đựng và dưỡng nuôi mầm sống, hoặc mang mà có tính dương mà chính là mầm sống, chủng là chủng tộc, chủng loại. Về nghĩa thì Tiểu mãn sẽ đối xứng với Xung mãn, nhưng Mang xung có nghĩa rộng hơn Xung mãn bởi vì tiết này có tính dưỡng nuôi và bao bọc rất mạnh theo cả không gian và thời gian. Mang chủng gắn với sao Tua rua mà mọc từ tháng ba nhưng ở tiết Mang chủng mới rõ. Tết Đoan Ngọ 5/5 trong Tiết này mở cánh cổng vào hệ thống Dương lịch, nếu chúng ta quá sống theo Dương lịch sẽ làm chết tính giai điệu bên trong và ảnh hưởng đến các chu kỳ sinh hoá, khả năng sinh sản. Cây bị như vậy sẽ không có quả nên trong Tết Đoan Ngọ có tục khảo cây. Nếu chúng ta trồng cây và đến Tết Đoan Ngọ làm tục đó, chúng ta cũng sẽ có nhiều cơ hội không bị sống quá đà theo công việc, mất hết nhịp điệu.
- Hạ chí : Hạ ý chí thành hành động. Đây là tiết khí của hành động cụ thể, lâu dài, dứt khoát, mạnh mẽ.
- Tiểu thử : Thứ là mặc thử, làm thử, chấp nhận thử thách … hoặc là thử máu, thử lòng, thử vận nghĩa là có hành động cụ thể để xác định tính chất và vận hành một đối tượng, và thử cũng có nghĩa là nóng, nực, nhiệt độ cao như trong nghĩa của hàn thử biểu. Cơ bản là tiết này phù hợp với việc nhồi năng lương, nhồi nhiệt huyết, nồi công lực, vào việc vận hành một cái gì đó
- Đại thử : Tiết Đại thử của mùa Hạ đối xứng với tiết Đại hàn của mùa Đông tạo biên hàn thử cho một năm.
Mưa mùa hạ bắt đầu từ Cốc Vũ, qua Lập Hạ, Tiểu Mãn và Mang Chủng. Tiết nóng đi sâu vào bên trong vật chất và thân thể rồi bốc ngược ra ngoài của mùa hạ bắt đầu từ Hạ Chí, đến Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu và kết thúc ở Xử Thử. Như vậy chúng ta có 3 tiết Thử.
Các tiết của mùa Thu
Mùa thu là sự cân bằng và chuyển tiếp giữa hai mùa dương là mùa Hạ (Hoả) và mùa Đông (Kim).
- Lập thu : Lập thu là sự thu hoạch đầu tiên của mùa thu sau Đại thử
- Xử thử : Kết thúc Hạ chí, Tiểu Thử, Đại Thử của mùa Hạ
- Bạch lộ : Mặt trăng sáng nhất, tròn nhất, hiển lộ nhất vào dịp Trung thu. Bạch Lộ còn có nghĩa là con đường mặt trăng, con đường thái âm, đối xứng với Hoàng đạo là con đường của mặt trời, con đường thái âm. Bạch Lộ còn liên quan đến việc chị Hằng quay lại sau khi Hậu nghệ bắt rơi 9 Mặt trời, ứng với thời điểm mạnh nhất của Mặt trời.
- Thu phân : nếu như Xuân phân là một vận hành rất thuận vì “phân” là chia, “xuân” là các đơn vị nhỏ và non như hạt mầm hay chồi non bắt đầu sinh sôi, thì “thu” và “phân” lại là hai vận hành có tính chất khác trái chiều, bởi vì thu là “thu lại”, “thu về”, “thu hoạch” còn “phân” là “phân chia” và “phân loại”.
- Hàn lộ : Hàn lộ là tiết Hàn đầu tiên của năm và Đại Hàn là tiết hàn kết thúc năm. Lộ có nghĩa là hiển lộ hoặc là con đường. Hàn lộ thường được hiểu là mát mẻ. Hàn Lộ còn có một nghĩa là con đường của sự hàn gắn âm dương dạng hoả thuỷ, chính thức kết hợp âm dương với kết quả rõ ràng như là có con, so với tình trang Ngưu Lang – Chức Nữ ngày Thất Tịch .
- Sương giáng : Sương giáng còn có nghĩa là xương khí giáng, hay nguyên khí giáng, liên quan đến đầu thai. Sương giáng còn có nghĩa là Hương giáng, Mẫu giáng, Trăng giáng, Thái âm giáng liên quan đến tích mẫu tiên Hương Liễu Hạnh giáng, đối xứng với Thiên Giáng trong ý nghĩa của ngày Giáng sinh. Hương ở đây mang nghĩa hương thuỷ, do Mẫu giữ, đối xứng với hương hoả, do Chúa cha giữ.
Các tiết của mùa Xuân
- Lập Xuân : Xuân có nghĩa là sinh sổi nảy nở cấp đơn vị, lập Xuân nghĩa là mỗi đơn vị sẽ bắt đầu tách ra khỏi tổng thể để sinh sôi nảy nở. Xuân là tập hợp vận hành phóng khoáng và tự do của rất nhiều cá thể trong vũ điệu mưa gió.
- Vũ Thuỷ : mưa gió đi cùng nhau, hoà quyện với nhau, trong giai điệu chung, vũ điệu xuân bắt đầu
- Kinh Chiết hoặc Kinh Trập : phân tách các luồng âm, các luồng nghiệp, các dòng máu trong các cấu trúc sự sống, đồng thời lắp ghép chéo giữa các nhánh của cây sự sống
- Xuân Phân
- Thanh Minh : Thanh minh ngược với quang minh, như cái minh của ánh sáng mặt trời mà xuyên qua tất cả, ngược với trang thái tường minh do sự hoà quyện mà vẫn phân tách về thanh âm mang tính kim khí thuỷ. Tiết Thanh Minh mở cổng giao tiếp giữa người âm và người dương, thanh vọng từ người âm về người dương trong tiết Thanh minh là rõ nhất, bởi vì tiếng vọng này không phải luôn từ âm giới của vong hồn, mà từ thanh âm của cây dòng họ. Đó là lý do Thanh Minh người ta đi tảo mộ.
- Cốc Vũ : Cốc vũ là khi thanh âm của mộc khí thuỷ kết hợp chặt chẽ và chuyển hoá thành hình như một dạng hố đen, nuốt chửng bất kỳ hình tướng và công lực nào.
Tháng 3 có bài vè nói ngược nổi tiếng, bởi vì
- Trong Tam nguyên mà ông Công, ông Táo và Bà Thị đại diện thì trạng thái của Thanh Minh và Cốc Vũ là sự kết hợp của bà Thị và ông Táo, sinh ra một trạng thái phản công và sinh sôi nảy nở mạnh mẽ làm cho công sức, công việc, công lực, công tâm, các kiểu công … trở thành công cốc (nghĩa là công bị đồng hoá hoặc chuyển hoá) hoặc công công (nghĩa là không sinh sôi).
- một người sinh tháng 3 có khả năng hoài thai vào tiết Đại hàn, là lúc ông Công ông Táo bà Thị ở tình trạng hoà hợp nhất, nói cách khác họ có khả năng kết nối thẳng với Tiên tổ và cội nguồn sự sống, và có khả năng đầu thai thẳng từ dòng máu gốc của cây sự sống vào một thân thể của chi họ, nghĩa là họ có thể có dòng gốc hơn của cha mẹ và những người trong chi họ. Chính vì vậy họ có khả năng đi xuyên cổng, và tạo ra các siêu năng lực đảo lộn trật tự sự sống ở các cấp dưới. Kể cả một con vật sinh tháng này, không hoài thai 9 tháng 10 ngày cũng có năng lực này, chừng nào nó có khả năng được ba ông bà đầu nhau tổ của sự sống trực tiếp đỡ, nói cách khác sự sống đó chính là hiện thân hoặc con ông bà Đầu nhau.