DI TÍCH DINH, THÀNH, LUỸ NHÀ NGUYỄN

Loading

DINH, THÀNH, LUỸ CỦA NHÀ NGUYỄN

Hệ thống thành Nhà Nguyễn là một phần trong định vị quốc gia và lãnh thổ của Nhà Nguyễn, chạy dọc theo đất nước Việt Nam.
Hệ thống này chủ yếu do vua Gia Long xây dựng cơ bản và vua Minh Mạng xây kiên cố, hoặc khởi công thời Gia Long hoàng thành thời Minh Mạng. Cá biêt có thành Gia Định Gia Long xây mà Minh Mang phá cho xây lại, do cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi. Các công trình Gia Long có tư vấn của người Pháp, đặc biêt thành Gia Định nhưng thành Minh Mạng xây hoàn toàn dùng nguồn lực và thiết kế Việt Nam.
Hệ thống dinh và thành luỹ này bị phá huỷ chủ yếu trong thời kỳ Pháp thuộc và thời chiến tranh chống Mỹ. Các di tích còn lại chủ yếu là cổng thành, môt số đoạn tường thành, hào thành và dấu vết đường phố xây theo hình thành cổ. Một số bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn nền móng và được phục dựng một phần.
Hệ thống công trình này phản ánh rõ nét tính quân chủ và tinh thần quốc gia của đất nước Việt Nam thời Nguyễn, góp phần quan trọng vào tinh thần độc lập dân tộc trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giành độc lập dân tộc sau này.
Hầu hết các thành được xây mới hoàn toàn đăc biệt miền Trung và miền Nam
MIỀN BẮC
– Thành Thăng Long (Hà Nội) xây mới, khi cung điện Thăng Long của các triều đại vua Lê đã đổ nát
– Thành Lạng Sơn kế thừa thành cũ của nhà Lê
– Thành Quảng Yên (Quảng Ninh) xây mới ở vị trí cửa sông Bạch Đằng gần với di tích trận đánh của Ngô Quyền đóng cọc trên sông Bạch bằng
– Thành Hưng Hoá (Phú Thọ) kế thừa thành cũ của nhà Lê
– Thành Đại Từ (Thái Nguyên) do quan sở tại của nhà Nguyễn xây mới
– Thành cổ Nam Định (Nam Định) đươc xây năm 1804, dưới thời vua Gia Long, thành được đắp bằng đất. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
– Thành Hải Dương
MIỀN TRUNG
– Thành Thanh Hoá
– Thành Vinh
– Thành Hà Tĩnh
– Luỹ thày Quảng Bình, Thành Quảng Bình
– Thành Quảng Trị & Dinh Trà Bát của chúa Nguyễn Hoàng
– Kinh thành Huế & pháo đài Thuận An Huế
– Dinh trấn Thanh Chiêm (Quảng Nam) kế thừa từ vị trí thành cũ của người Chăm
– Thành Quảng Ngãi & Trường luỹ
– Thành Bình Định
– Thành Phú Yên
MIỀN NAM
– Thành Gia Định : thành Quy là thành đầu do Gia Long xây, giao Lê Văn Duyệt giữ, sau khi Lê Văn Duyệt bị xử, con nuôi Lê Văn Khôi chiếm, sau Minh Mạng phá và xây thành thứ hai nhỏ hơn là thành Phụng
– Thành Biên Hoà kế thừa từ vị trí thành cũ của người Chăm
– Thành Vĩnh Long
– Thành Hà Tiên
– Thành Châu Đốc
– Kinh Vĩnh Tế (An Giang & Kiên Giang)
Các thành nhà Nguyễn ngày này hầu hết trở thành biểu tượng cho đô thị trung tâm của các tỉnh.
=== === ===
ĐÔ THÀNH
Kinh thành Huế
Kinh thành Huế được bắt đầu xây dựng vào năm 1805, thời Gia Long và cơ bản hoàn thành vào năm 1832, đời vua Minh Mạng. Kinh thành Huế gồm 3 vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành).
===
Dinh của chúa Nguyễn Hoàng (Quảng Trị)
Dinh Trà Bát nằm ở địa phận làng Tràng Liên xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đây cũng là nơi có di tích Tháp Chăm cổ.
Trà Bát là tên cũ của làng Trà Liên nay. Nơi đây suốt trong 26 năm (1600 – 1626) dưới thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên từng đã được chọn làm nơi đặt thủ phủ của dinh Chúa và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và quân sự của cả vùng đất Đàng Trong.
Sử ghi rằng các Chúa Nguyễn đóng đô ở Quảng Trị trong vòng thời gian 68 năm (1558 – 1626). Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hóa đến khi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho dời dinh từ Quảng Trị vào Phước Yên, Quảng Điền (Thừa Thiên). Trong quá trình tồn tại của buổi ban đầu Nguyễn Hoàng đã ba lần dời đô, lần một ở Dinh Cát, lần hai ở Dinh Ái Tử và lần ba ở Trà Bát. Dinh Cát và Dinh Ái Tử nay đã bị xóa dấu vêt (hoặc có còn thì cũng quá mờ nhạt), chỉ có Dinh Trà Bát là còn thấy rất rỏ qua dấu vết của các vòng thành ở chung quanh (có lẽ là thành nội), trên một diện tích khoảng 2 ha.
===
Kinh thành Thăng Long thời Nguyễn
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đặt tên nước Ðại Nam đóng đô ở Huế, từng bước củng cố và xây dựng đất nước, đặt khu vực hành chính Bắc Thành gồm 11 tỉnh có thủ phủ là Thăng Long nhưng chữ Long (Rồng) được đổi thành chữ Long (Thịnh), đứng đầu Bắc Thành là một tổng trấn. Năm 1831, Minh Mệnh cải cách hành chính, tổng trấn Bắc Thành chuyển thành tỉnh Hà Nội. Thăng Long thời điểm đó là thủ phủ của tỉnh Hà Nội.
Sau khi đã làm chủ đất nước, làm chủ Thăng Long, các kiến trúc cũ của Kinh đô Thăng Long thời Lê trung hưng đã bị xuống cấp khá trầm trọng. Do vậy, nhà Nguyễn đã xây dựng lại Thăng Long với vai trò mới là thủ phủ trấn Bắc Thành, sau đó là tỉnh Hà Nội, đồng thời cũng để đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của thời đại mới về kỹ thuật quốc phòng như sự thay đổi của kỹ thuật xây dựng thành luỹ, kỹ thuật quân sự mới của thế giới với sự phổ biến của những toà thành kiên cố, súng đạn, tàu thuyền và cùng với đó là sự giao thoa văn hóa Đông-Tây.
Năm 1803, Hoàng đế Nguyễn Gia Long đã cho phá bỏ Hoàng thành Thăng Long thời Lê Trung hưng để xây dựng một toà thành mới theo kiểu kiến trúc Vauban (Vô – băng) hình vuông theo phong cách phương Tây.
===
Thành Gia Định : Thành Quy & Thành Phụng
Sài Gòn Gia Định có hai thành là Thành Quy do Gia Long xây và Thành Phụng do Minh Mạng xây
Thành Bái Quái, Thành Phiên An, Thành Quy
– Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa, năm 1788 Nguyễn Ánh giành lại được đất Gia Định từ quân Tây Sơn và chọn nơi đây làm kinh đô, đặt tên là Gia Định kinh và ra lệnh xây thành Phiên An (còn gọi là thành Quy) – do hai sĩ quan công binh người Pháp là Olivier de Puymanel và Le Brun vẽ họa đồ – phải huy động tới 30.000 dân phu, thầy thợ đắp thành.
– Thành Phiên An được xây kiên cố theo kiến trúc Vauban (kiến trúc phòng thủ do một kỹ sư người Pháp thiết kế) nhưng mang hình bát quái, theo phong thổ Á Đông. Thành được xây rất kiên cố với 3 lớp bảo vệ: lớp trong cùng là tường xây bằng đá cao 6,3 m, chân tường dày 36,5 m; lớp giữa là hào rộng với bề ngang 76 m, sâu 6,8 m có nhiều cầu bắc qua và lớp ngoài là lũy bằng đất với chu vi gần 4.000 m.
– Trên thành có nhiều tháp canh hình bát giác, bên cạnh có thang dây. Trong tháp có quân canh gác, có việc gì bất ổn thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu. Các quân sĩ trong thành cứ theo hiệu báo đó mà điều binh. Đối chiếu với vị trí hiện nay, Phiên An nằm giữa 4 con đường Đinh Tiên Hoàng (Đông) – Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Tây) – Lê Thánh Tôn (Nam) – Nguyễn Đình Chiểu (Bắc).
– Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, người có rất nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn, Phiên An là ngôi thành đồ sộ nhất trong lịch sử nhà Nguyễn. Lúc đầu được gọi là “Bát Quái”, do có 8 cửa, bên trong thành xẻ 4 đường ngang, 4 đường dọc thành những ô vuông. Thoạt nhìn bản đồ giống như con rùa khổng lồ nên hay gọi là thành Quy.
– Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế. 9 năm sau kinh thành Huế được xây, Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.
– Khi làm Tổng trấn Gia Định thành, năm 1830 Tả quân Lê văn Duyệt đã cho xây thành Bát Quái cao thêm một thước rưỡi và dùng toàn đá ong, càng kiên cố. Vì việc sửa thành, cộng với hiềm khích trước đó, vua Minh Mạng (nối ngôi Gia Long) đã khép Lê Văn Duyệt tội nhị tâm (hai lòng) và cho san bằng mồ mả ông sau khi mất.
– Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự biến Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt nổi loạn, đánh chiếm thành Bát Quái và 6 tỉnh Nam Kỳ (1833-1835). Để đánh bại Khôi, Minh Mạng đã huy động hàng chục nghìn quân thủy, bộ vào Nam, bao vây chặt thành Phiên An. Tuy nhiên, do thành được xây dựng chắc chắn, bên trong lại có đủ khí giới và lương thực nên phải mất 2 năm mới chiếm được.
– Sau khi dẹp binh biến Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá bỏ thành Bát Quái.
Thành Phụng hay thành Gia Định
– Đến năm 1836 Minh Mạng ra lệnh xây thành mới là Gia Định (còn gọi là thành Phụng) với khoảng 10.000 binh lính, dân chúng bốn tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long và Định Tường làm việc ròng rã trong hai tháng.
– Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, thành Gia Định có chu vi khoảng 1.960 thước, cao 4,7 m, hào rộng 52 m và sâu hơn 3 m. Thành cũng được xây bằng đá ong Biên Hòa và theo mẫu kiến trúc Vauban nhưng nhỏ, dễ bị bắn phá hơn vì chỉ có 4 pháo đài (thành Bát Quái cũ có 8 pháo đài).
– Thành Gia Định nằm ở góc Đông Bắc thành cũ, nay là khu vực giữa 4 con đường Nguyễn Du, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công thành Gia Định bằng 32 ổ mìn, hỏa thiêu tan tành thành Phụng, chỉ còn lại những đống gạch vụn.
=== === ===
LUỸ THÀNH
Luỹ Thầy
Lũy Thầy (còn có tên khác là lũy Đào Duy Từ) là một công trình lũy quân sự ở bờ nam sông Nhật Lệ được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng bắt đầu từ năm 1630 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.
Khu vực xây Lũy Thầy ngày nay thuộc Đồng Hới, Quảng Bình, nằm phía nam Đèo Ngang
Người đề xuất : Đào Duy Từ
Thời kỳ xây dựng : Chúa Nguyễn Phúc Nguyên
===
Trường Luỹ Quảng Ngãi – Bình Định
Trường Lũy Quảng Ngãi (gọi tắt là Trường Lũy), hay Trường Lũy Quảng Ngãi-Bình Định, Tĩnh Man trường lũy (gọi theo sử Nhà Nguyễn); đều là tên gọi của một công trình kiến trúc lớn, đa dạng, nhiều phần được làm bằng đá hoặc đất, chạy dọc theo đường thượng đạo xưa từ Quảng Ngãi đến Bình Định, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định) thuộc Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì đây là một trường lũy dài nhất Đông Nam Á.
Người đề xuất : Lê Văn Duyệt
Thời kỳ xây dựng : Vua Gia Long
=== === ===
PHÁO ĐÀI
Pháo đài Thuận An
Pháo đài Thuận An là một hệ thống phòng thủ lớn của Nhà Nguyễn ở cửa biển Thuận An của Sông Hương. Hệ thống này theo bản đồ 1889 gồm có
1. Pháo đài phía Bắc [tên là Trấn Hải hay Hải Đài].
2. Nhà tắm của vua.
3. Vọng gác và pháo đội.
4. Hào lũy và pháo đội.
5. Pháo đội
6. Cột cờ và pháo đội.
7. Pháo đài phía Nam [tên là Hà Nhuận].
8. Chuỗi pháo đội.
9. Pháo đài Cồn Sơn.
10. Pháo đài Hàng Dừa [tức là pháo đài Hạp Châu].
11. Pháo đài Tân Mĩ.
12. Pháo đài lớn Lộ Châu [tức là pháo đài Lộ Châu Tiền].
13. Hào lũy.
14. Pháo đài nhỏ Lộ Châu [tức là pháo đài Lộ Châu Hậu].
15. Pháo đài Hi Du 1.
16. Pháo đài Hi Du 2.
17. Pháo đài Phổ Lợi.
18. Pháo đài Hải Trình.
19. Pháo đài Qui Lai.
20. Pháo đài Thuận Hòa 1.
21. Pháo đài Thuận Hòa 2.
22. Pháo đài Đồn Trung.
23. Cột tín hiệu và pháo đội Thuận Hòa.
24. Pháo đài Thủy Tú.
25. Pháo đài Triều Sơn tức là pháo đài Đại Đồn.
B. Đập ngăn.
C. Kênh đào.
Ch. Đường đi.
M. Vọng gác.
=== === ===
KÊNH ĐÀO
Kênh Vĩnh Tế
Kinh Vĩnh Tế là một con kênh chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh Vĩnh Tế cùng với kênh Nhà Lê là những kênh đào lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời quân chủ
– Người xây dựng :
– – – Nguyễn Văn Nhơn làm Tổng trấn Gia Định Thành (1819-1820)
– – – Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định Thành (1820-1832)
– – – Phó tổng trấn là Trương Tấn Bửu và Trần Văn Năng
Người thực sự gắn tên tuổi của mình với kênh Vĩnh Tế, người giữ tinh thần của kinh Vĩnh Tế là Thoại Ngọc hầu (1761–1829), tên thật là Nguyễn Văn Thoại. Ông được coi như vị thần của đất An Giang. Ông được an táng tại chân núi Sam. Mộ ông nằm giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị Miệt.
Cùng với Lê Văn Duyệt, ông bi vưỡng vào các án sau khi chết dưới thời vua Minh Mạng.
=== === ===
TỈNH THÀNH
Tỉnh thành là thành ở các tỉnh, tổng, trấn. Sau khi thống nhất đất nước, các đời vua nhà Nguyễn đều cho xây dựng các thành, đồn theo kiểu kiến trúc Vauban. Tuy nhiên, những tòa thành thời Nguyễn đều có sự pha trộn đặc điểm kiến trúc truyền thống phương Đông như vọng lâu, gác canh được xây bằng vật liệu nhẹ như gỗ, lợp mái ngói âm dương, và cột kèo có chạm trổ hoa văn.
===
Thành Quảng Ninh
Nằm bên sông Bạch Đằng, thành Quảng Yên được triều đình nhà Nguyễn xây dựng rất kiên cố và là một trong những tòa thành quan trọng nhất được xây dựng ở khu vực Đông Bắc.
===
Bắc Ninh
Thành cổ Bắc Ninh là một công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, được xây dựng vào đầu triều Nguyễn niên hiệu Gia Long năm thứ 4 (1805), trên địa phận các làng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng (nay thuộc phường Ninh Xá); làng Hòa Đình, huyện Tiên Du (nay thuộc phường Võ Cường) và làng Yên Xá, huyện Yên Phong (nay thuộc phường Vệ An), các địa danh trên nay đều thuộc thành phố Bắc Ninh.
===
Thành Sơn Tây
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) tại tỉnh cũ Sơn Tây, là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.
===
Thành Hưng Yên
Thành cổ Hưng Yên, được đắp bằng đất vào năm 1834, kiểu Vauban của Pháp. Thành có hình 4 cạnh, 4 cửa, chu vi 15561m, hào rộng 33,2m.
===
Thành Phú Thọ
Thành Hưng Hóa xưa là lỵ sở của đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau đổi là trấn Hưng Hóa (thời Lê Trung hưng), rồi tỉnh Hưng Hóa (thời nhà Nguyễn).
Thành nằm ở ven bờ đầm Dị Nậu thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ngày nay.
===
Thành Hải Dương : Thành Đông
Thành Hải Dương, còn gọi là Thành Đông, là một ngôi thành cổ thời nhà Nguyễn. Ngôi thành được đắp bằng đất năm 1804, dùng làm nơi làm việc cho bộ máy trấn thành Hải Dương. Thành bị thực dân Pháp phá hủy phần lớn vào năm 1889. Tuy nhiên, một số di tích của ngôi thành này vẫn còn thấy được tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Trước năm 1804, lỵ sở của tỉnh Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là thành Vạn hay doanh Vạn. Sau đó rời về Mao Điền (Cẩm Giàng). Năm 1804 (năm Gia Long thứ 3), để củng cố bộ máy cai trị, nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính của cả nước, do vậy lỵ sở Hải Dương đã được rời từ Mao Điền về vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao, tổng Hàn Giang, cách kinh đô Huế 1.097 dặm. Một ngôi thành sở được Trấn thủ, Khâm sai Chưởng cơ Trần Công Hiến cho khởi công để làm trụ sở cho bộ máy và đồn trú quân sự, gọi là Thành Đông, với mục đích vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đông Kinh thành Thăng Long. Đây được xem như thời điểm khởi lập của thành phố Hải Dương.
===
Thành Nam Định
Thành cổ Nam Định là thành tỉnh lớn nhất được xây dựng dưới triều Nguyễn, được coi là công trình kiến trúc quân sự tiêu biểu của tỉnh Nam Định. Năm 1804, dưới thời vua Gia Long, thành được đắp bằng đất. Đến năm Minh Mệnh thứ 14 (1833) thì được xây bằng gạch, trên địa phận làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
===
Thành Thanh Hóa : Thọ Hạc hay Hạc Thành
Hạc thành hay thành Thọ Hạc, còn gọi là Trấn thành Thanh Hóa, thành cổ Thanh Hóa, là một thành lũy được xây dựng ở Thanh Hóa vào thời nhà Nguyễn. Ngày này, dấu ấn của Hạc Thành là các địa điểm lâu đời ở thành phố Thanh Hóa như Bến Ngự, cửa Tả, cửa Hữu, Đông Phố, Nam Phố, Thọ Hạc, Hạc Thành, Cốc Hạ, Hàng Đồng, Hàng Than, Hàng Hương, kênh nhà Lê… Thành được Gia Long chọn địa điểm và xây dựng ở Thanh Hoá ngày nay.
===
Thành Nghệ An : Quy Thành hoặc Thành Vinh
Thành cổ Nghệ An hay thành cổ Vinh hay Quy thành (Thành rùa) : Thành cổ Nghệ An, còn gọi là Thành cổ Vinh, là tên gọi di tích một tòa thành cổ được xây dựng dưới thời Nguyễn lịch sử Việt Nam, nằm trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày nay. Hiện tòa thành cổ này vẫn còn di tích 3 cổng thành là Tiền môn (trên địa bàn phường Cửa Nam), Tả môn (trên địa bàn phường Quang Trung), Hữu môn (trên địa bàn phường Quang Trung) và một số đoạn hào thành.
===
Thành Hà Tĩnh : Thành Sen
Thành cổ Hà Tĩnh hay Thành Sen là một thành lũy, pháo đài quân sự được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn tại Hà Tĩnh, Việt Nam. Thành Sen được xây dựng tại xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
===
Thành Quảng Bình : Thành Đồng Hới
Thành cổ Đồng Hới, còn gọi là Thành cổ Quảng Bình, là tên gọi một di tích kiến trúc quân sự, toạ lạc tại trung tâm thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, ngày nay. Hình thành từ đồn binh Động Hải trong hệ thống lũy Thầy (còn được mệnh danh là “Định Bắc trường thành”), canh giữ Quảng Bình quan, được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên để chống lại chúa Trịnh, đến thời Gia Long, Minh Mạng được mở rộng, xây dựng kiên cố theo kiến trúc Vauban, trở thành thành sở của tỉnh Quảng Bình. Thành bị phá huỷ hầu hết bởi lực lượng không quân Mỹ trong Chiến dịch Sấm Rền. Ngày nay, di tích còn lại của toà thành bao gồm Quảng Bình quan, các cổng thành và một số đoạn tường thành được phục chế.
===
Thành Quảng Trị
Vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.
Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.
Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập.
===
Thành Quảng Nam – Đà Nẵng : Thành Điện Hải
Thành Điện Hải là một di tích lịch sử tọa lạc tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858–1860.
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được xây dựng năm 1813 (năm Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Đến năm 1823 (năm Minh Mạng thứ 4), đồn được dời vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và được xây dựng bằng gạch. Năm 1835 (Minh Mạng thứ 15), đồn đổi tên là thành Điện Hải.
Năm 1847 (năm Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng, có hình vuông chu vi 556 m, thành cao hơn 5 m, xung quanh là hào sâu 3 m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía nam (cửa chính), một cửa mở về phía đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành có kiến trúc kiểu Vauban.
===
Thành Quảng Ngãi : Cảm Thành
Thành cổ Quảng Ngãi hay Cẩm Thành nằm cách QL1A 200m về phía Đông thuộc P. Nguyễn Nghiêm, Tp.Quảng Ngãi. Tòa thành được xây vào năm 1807 dưới thời Gia Long và đến năm 1815 thì công trình hoàn tất. Tòa thành được dùng làm hành cung và là nơi đặt cơ quan chính quyền tỉnh Quảng ngãi, cho đến khi bị phá huỷ bởi chiến tranh.
Thành cổ Quảng Ngãi được xây dựng bằng đá tổ ong, theo lối kiến trúc Vauban, có hình bình đồ vuông, mỗi cạnh trên 500m, tổng diện tích trên 26 ha. Mặt tiền của thành quay về phía bắc, nhìn hướng về kinh đô Huế.
Thành cổ lấy sông Trà Khúc làm nhược thuỷ, lấy núi Thiên Ấn làm minh đường. Hai bên hữu long, tả hổ là núi Ông (Quảng Phú) và núi Đá Đen (Phú Thọ), lấy ngọn Thiên Bút làm hậu chẩm. Thành nằm giữa lòng thiên nhiên xinh đẹp, tạo nên sự hài hòa của cảnh quan kiến trúc.
Theo sử sách ghi lại thì Cẩm Thành đã bị chiến trang san bằng, không để lại bất cứ một dấu tích nào. Ngày nay để tưởng nhớ về giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc, một Toà thành cổ đã được phục chế và đặt ngay vị trí tọa lạc của Cẩm Thành.
===
Thành Bình Định
Thành Bình Định là một tòa thành cổ, được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1814 với vai trò là thủ phủ của vùng đất Quy Nhơn, Bình Định; hiện nay thuộc phường Bình Định, trung tâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Trước khi xây thành Bình Định mới, thủ phủ của đất Quy Nhơn nằm tại vị trí Thành Hoàng Đế do Nguyễn Nhạc trấn lĩnh, được xem là kinh đô của nhà Tây Sơn thời kỳ đầu. Thành Hoàng Đế nằm trong phạm vi thành Đồ Bàn tức Vijaya, kinh đô nước Chăm Pa xưa.
Thành Hoàng Đế sau đó rơi vào tay Nguyễn Ánh, và đổi tên là thành Bình Định.
Năm 1801, Khi quân của Nguyễn Ánh rút về Gia Định, Giao Thành Bình Định cho Ông Võ Tánh và Lễ Bộ tham tri Ngô Tùng Châu cố giữ thành-Có nhiệm vụ lãnh vài Quân ở lại Tử chiến Đánh Cầm Chân Quân Tây Sơn, còn Đại Quân Theo Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh ra lấy lại đất Thuận Hóa, Phú Xuân.
Thành Bình Định ngay sau đó bị Đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Thái Phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng kéo đến bao vây. Cuộc bao vây kéo dài 14 tháng, do thiếu lương thảo, binh lực nên thành Bình Định thất thủ vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801. Trước lúc thất thủ Ông Võ Tánh sai thuộc hạ lấy Rơm, Củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ngòi tự hỏa thiêu. Ông Ngô Tùng Châu dùng thuốc độc tự vẫn cùng một số thuộc hạ thân tính.
Năm Nhâm Tuất 1802 Chúa Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long rồi đãi ngộ, phong thưởng những vị công thần, binh lính đã hy sinh. Thủ phủ của vùng đất Bình Định vẫn nằm ở thành Hoàng Đế.
12 năm sau, tới năm 1814 vua Gia Long cho dời thủ phủ về hướng đông nam, cách vị trí thành Hoàng Đế khoảng 6km và cho xây thành Bình Định mới tại đây.
===
Thành Phú Yên : Thành An Thổ
Thành Phú Yên hay Thành An Thổ được xây dựng năm 1832 và hoàn thành năm 1836 thời vua Minh Mạng. Sau khi xây dựng xong, tỉnh lỵ Phú Yên đóng tại thành An Thổ, đến năm 1888 dời ra Vũng Lắm (Sông Cầu) và chỉ một năm sau, lại dời về lại thành An Thổ. Đến năm 1899, tỉnh lỵ Phú Yên từ thành An Thổ chuyển ra thôn Long Bình (Sông Cầu), lúc này người Pháp chính thức chọn Sông Cầu là tỉnh lỵ Phú Yên. Sau khi tỉnh lỵ Phú Yên chuyển ra Sông Cầu, thành An Thổ trở thành huyện lỵ Tuy An và đến năm 1939, huyện lỵ Tuy An chuyển đi nơi khác. Như vậy hơn 100 năm (1836-1939), trong đó 63 năm là tỉnh lỵ Phú Yên và 40 năm là huyện lỵ Tuy An, thành An Thổ vang bóng một thời coi như kết thúc, chỉ còn lại rêu phong phủ màu thời gian.
===
Thành Biên Hoà
Thành cổ Biên Hòa còn có các tên gọi khác là Thành Cựu, Thành Kèn hay Thành Xăng Đá, xưa thuộc thôn Bàn Lân (Tân Lân), huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh dựng dinh Trấn Biên, lỵ sở trấn Biên Hòa đặt ở thôn Phước Lư (nay là phường Quyết Thắng). Do khu vực này thường xảy ra lụt lội vào mùa mưa nên đến năm Gia Long thứ 15 (1816) lỵ sở được dời về khu gò đồi thấp ở thôn Bàn Lân. Năm 1834, vua Minh Mạng cho đắp Thành Biên Hòa, ban đầu chỉ đắp bằng đất trên nền thành cũ của người Lạp Man (Chân Lạp) nên còn có tên là Thành Cựu.
Thành Biên Hoà sau bị Pháp chiếm và biến thành nhà tù (giống thành Quảng Trị)
===
Tỉnh Kiên Giang : Thành Hà Tiên
Sách Gia Định thành thông chí chép: Trấn thự Hà Tiên, tọa kiền về hướng tốn, lấy núi Bình Sơn làm hậu hộ, núi Tô Châu làm tiền án. Biển lớn làm hào ở phía nam, Đông Hồ làm hào ở đằng trước, ba mặt lũy đất, từ Dương Chử đến cửa hữu dài 112 trượng rưỡi, từ cửa hữu đến cửa tả dài 153 trượng rưỡi. Từ cửa tả đến Xưởng Thuyền ra Đông Hồ 308 trượng rưỡi, đều cao 4 thước, dài 7 thước. Hào rộng 10 thước, ở giữa thành dựng công thự… Từ nơi đấy đến phố lớn đều là Mạc tôn (Mạc Cửu – NV) trước kia kinh doanh, đường phố ngang dọc, cửa nhà liên tiếp. Người Kinh, người Trung Quốc, người Cao Miên, người Chà Và theo từng loại mà họp ở. Thuyền biển, thuyền sông đi lại như mắc cửi, là một nơi đô hội miền biển.
Căn cứ vào các nguồn sử liệu cho thấy công trình thành Hà Tiên có quy mô nhỏ hơn so với các thành trì khác ở Nam bộ. Tuy nhiên các ghi chép mô tả cho thấy, thành trì ở Hà Tiên gắn trực tiếp với phố cảng, thiên về hoạt động buôn bán giao thương hơn là về chính trị, quân sự. Vì lẽ đó mà trong suốt thời gian dài, triều đình đã giao cho Thống chế Thoại Ngọc Hầu làm Án thủ đồn Châu Đốc kiêm quản luôn cả công việc Hà Tiên trấn. Điều này còn được ghi nhận qua ghi chép của Duy Minh Thị vào khoảng năm 1872 qua tác phẩm Nam kỳ lục tỉnh dư địa chí, cho biết thành trì Hà Tiên còn có tên gọi khác là Nam Phố.
Sau nhiều lần giao tranh đánh và giữ thành Hà Tiên trong các sự kiện loạn Lê Văn Khôi năm 1833, cùng nhiều lần dịch đổi trấn lỵ Hà Tiên của triều Nguyễn, đặc biệt là sự kiện thực dân Pháp xâm chiếm thành Hà Tiên vào năm 1867 sau khi thôn tính xong thành Vĩnh Long, Châu Đốc, người Pháp đã phá bỏ thành Hà Tiên vào cuối thế kỷ 19. Hiện nay, không còn dấu vết nào nhận diện được vị trí, quy mô, cấu trúc thành Hà Tiên ngoài các nguồn sử liệu ghi chép.
===
Tình An Giang : Thành Châu Đốc
Bảo Châu Đốc trở thành một dạng thành trì sơ khai. Tháng 4.1817, bảo Châu Đốc làm xong, vua Gia Long sai trấn thành Gia Định điều động 100 lính cơ ở bốn trấn, 200 lính đồn Uy Viễn, chọn người giỏi cai quản để đóng giữ đất ấy. Và vua Gia Long đã từng nói với bầy tôi rằng: “Châu Đốc, Hà Tiên bờ cõi không kém Bắc Thành”.
Sử liệu ghi chép rất rõ, bảo Châu Đốc được đắp bằng đất, ở chỗ thấp, nước ngấm vào bảo nên bị vỡ, xây đắp bảo chưa có sự tham gia của các thành phần vật liệu xây dựng khác như đá, đá ong, hợp chất hay gạch thẻ như thường thấy sử dụng trong các thành trì ở kinh đô Huế, thành Gia Định và một số thành trì ở các tỉnh thành dinh trấn khác ở cùng thời điểm.
Tháng 6.1826, Thống chế Án thủ Châu Đốc đồn là Thoại Ngọc Hầu tự xuất của nhà ra xây dựng Hành cung và kho tàng ở đồn, làm xong mới báo. Thành thần Gia Định đem việc tâu lên. Vua tha cho tội làm tự tiện, lại cấp cho 1.000 quan tiền. Quy mô, hình dáng, kích thước và vị trí cụ thể của các công trình này không được ghi chép, cho nên chúng ta khó hình dung. Tuy nhiên, một điều chắc chắn qua sử liệu là các công trình này được xây dựng trong bảo – đồn Châu Đốc.
===
Tỉnh Tiền Giang : Thành Mỹ Tho Định Tường
Tháng giêng năm 1826, vua Minh Mạng chỉ đạo xây thành trấn Định Tường (tức thành Mỹ Tho – LCT). Năm 1832, Minh Mạng xóa bỏ Gia Định thành, chia đặt tỉnh thành, trấn Định Tường được đặt làm tỉnh Định Tường, thống trị 1 phủ Kiến An và 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Đăng, Kiến Hòa. Đại Nam nhất thống chí chép: Thành tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), thành đất, chu vi 320 trượng, cao 9 thước 5 tấc (tức khoảng 500 m x 500 m – LCT ), ở địa phận 2 thôn Điều Hòa và Bình Biên huyện Kiến Hưng (nay là TP.Mỹ Tho).
Tháng 6 năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt lần lượt chiếm thành Gia Định, Biên Hòa. Thành Mỹ Tho – Định Tường của triều Nguyễn cũng bị thất thủ. Từ đây, lần lượt các thành trì khác của triều đình ở Nam bộ như thành Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên đều lọt vào tay của Lê Văn Khôi. Triều đình của vua Minh Mạng đã phải hao người tốn của mới lấy lại được thành Mỹ Tho vào tháng 8 năm 1833.
Tháng 4 năm 1861, người Pháp xâm chiếm thành Mỹ Tho, biến nơi đây thành bàn đạp để gây sức ép và xâm lược toàn bộ các thành trì ở Nam bộ. Thời gian đầu người Pháp vẫn sử dụng nguyên trạng thành Mỹ Tho, sau đó dần dần cải tạo, xây dựng bổ sung cho đến đầu thế kỷ 20 mới phá bỏ hoàn toàn.
===
Tỉnh Vĩnh Long : Thành Long Hồ
Thành cổ Vĩnh Long hay thành Long Hồ ở Vĩnh Long, được xây dựng dưới triều Nguyễn, là thành trì và là trị sở chi phối về quân sự-kinh tế-văn hóa cả khu vực miền Tây Nam Kỳ thời bấy giờ.
Tòa thành từng bị quân Pháp đánh phá hai lần: năm 1862 và 1867. Đến lần thứ hai, thì toàn thể Nam Kỳ cũng dần mất hết về tay Pháp. Đây là nơi lưu dấu của vương triều chúa Nguyễn-nhà Nguyễn và cũng là nơi chứng kiến sự bất lực và cái chết của lão thần Phan Thanh Giản, vì đã không thể hoàn thành được trọng trách của mình.

KINH, DINH, THÀNH, LUỸ Ở CÁC TÌNH PHÍA BẮC (Phía Bắc của Tam Điệp)

===
Hệ thống dinh thành luỹ của các thế lực phong kiến ở nước ta chia làm nhóm
– Nhóm của các triều đại phong kiến, mà tiêu biểu là kinh, dinh thành, luỹ của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng mà tập trung chủ yếu ở Miền Trung và Miền Nam. Từ Thanh Hoá vào đến miền Nam, gần như tỉnh nào cũng có thành nhà Nguyễn, đồng thời nhà Nguyễn cũng xây lại Hoàng thành Thăng Long, thay cho hoàng thành Thăng Long triều Lê đã hoang tàn.
– Nhóm của các thế lực phong kiến cát cứ, đặc biệt tại các tỉnh biên giới phía Bắc
Bài trước tôi viết về hệ thống kinh, dinh, thành, luỹ của nhà Nguyễn trên cả ba miền Bắc Trung Nam nước ta, bài này tôi viết về hệ thông ở phía Bắc, bao gồm
– Các công trình nhà Nguyễn xây mới hoàn toàn
– – – Thành Sơn Tây (Ba Vì, Hà Nội)
– – – Thành Quảng Yên (gần cửa sông Bạch Đằng, Quảng Ninh)
– – – Thành Bắc Ninh
– – – Thành cổ Đại Từ (Thái Nguyên)
– – – Thành cổ Nam Định (Nam Định)
– – – Thành Hải Dương (Hải Dương)
– Các công trình nhà Nguyễn xây mới trên nền công trình cũ, ở vị trí cũ
– – – Thành Thăng Long (Hà Nội) xây mới trên cùng vị trí khi hoàng thành Thăng Long của nhà Lê đã đổ nát
– Các công trình Nguyễn kế thừa của các triều đại trước, đặc biệt của nhà Lê
– – – Thành Hưng Hoá (Phú Thọ)
– – – Thành Lạng Sơn – Đoàn Thành (Lạng Sơn)
– Các phủ chúa Trịnh : bị nhà Lê thiêu huỷ
– Các công trình của nhà Mạc không được sử dụng thời Nguyễn
– – – Thành Bản Phủ (Cao Bằng) : Thành Bản Phủ nằm trên một vùng rộng lớn bao quanh là sông nước và đồng ruộng thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Theo truyền thuyết và sử sách, đây là nơi thiết triều của ba đời vua Mạc là Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan và Mạc Kính Vũ trải dài 83 năm. Qua nghiên cứu và xác định niên đại những di vật nằm trong địa tầng, phần lớn các hiện vật thu được cho thấy thành này được xây dựng từ thời Lê – Mạc.
– – – Thành nhà Mạc Lạng Sơn
– Các công trình của các vua chúa địa phương
– – – Chúa Lự : Thành Tam Vạn (Điện Biên) hay Thành Sam Mứn do các chúa Lự xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, được dùng làm căn cứ chống lại lãnh chúa địa phương ở phương Bắc sang xâm lấn. Thành là căn cứ thủ phủ của 19 đời chúa Lự kế tiếp nhau cha truyền con nối cai quản đất Mường Thanh. Đến khi người Thái đến định cư ở Mười Thanh, văn hóa Thái bắt đầu có ảnh hưởng tới văn hóa của người Lự. Các chúa Thái cũng dần dần nắm được quyền cai trị thay cho các chúa Lự. Tuy nhiên, thành Sam Mứn vẫn là căn cứ chính của người Lự cai trị ở vùng Tây Bắc.
– – – Chúa Bầu :
– – – – – – Thành cổ Nghị Lang Lào Cai : Thành được xây dựng bởi chúa Bầu vào những năm 1527 – 1533 là một trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả vùng sông chảy đầu thế kỷ XVI. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều dấu tích của thành Nghị Lang như: Phía đông là sông Chảy – một chiến hào tự nhiên nước chảy xiết cuồn cuộn, từ ngòi Lự đến ngòi Ràng là những đoạn luỹ cổ, tre ken dày và bên kia sông Chảy là bãi soi Bầu (từ cổ nghĩa là bề trên, chỉ anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật ). Tương truyền đó là bến thuyền, là căn cú quân sự của các chúa Bầu, ở đó có đồi khao quân. Phía bắc thành một bên dựa vào núi cao hiểm trở, chân núi là ngòi Ràng – một con suối rộng từ 6 – 8m làm chiến hào chở che. Ngang bờ chiến hào, các chúa Bầu còn cho. trồng luỹ tre theo hình tam giác ken chặt bờ thành. Phía nam và tây thành đều dựa vào các dẫy núi cao. Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, sản xuất gạch ngói, có trại lính và hệ thống chợ búa trường học.
– – – – – – Thành Cổ Pác Pha Yên Bái
– – – Vua Mèo : Dinh Vua Mèo (Hà Giang)
– – – Giàng Chẩn Mìn : Thành cổ Lùng Thẩn, Lào Cai : Thành cổ Lùng Thẩn ở thôn Nà Chí Phàng, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn là công trình kiến trúc quân sự được xây dựng bằng đá vào những năm giữa thế kỷ XIX, được Nhân dân địa phương quen gọi bằng cái tên Thành cổ Giàng Chẩn Mìn, theo tên của người khởi xướng xây dựng Thành cổ.
– – – Thành của Hoàng Công Chất, người Thái Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh : Thành Bản Phủ (Điện Biên) xây dựng bởi Hoàng Công Chất, trong 4 năm (từ năm 1758 – 1762) cùng với hai thủ lĩnh người Thái Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh, chống giăc phương Bắc người Phẻ do Phạ Chẩu Tin Toòng lãnh đạo, và bị phá bởi nhà Trịnh https://vi.wikipedia.org/…/Th%C3%A0nh_B%E1%BA%A3n_Ph%E1…
Thành xây theo nhà Lê hoặc trước đó không xác định được nguồn gốc
– Thành Xương Giang (Bắc Giang) xây thời nhà Minh
– Thành Lạng Sơn, Đoàn Thành
===
Danh sách thành luỹ theo tỉnh
– Tỉnh Lạng Sơn
– – – Thành Lạng Sơn Thành Đoàn (Lạng Sơn)
– – – Thành nhà Mạc Lạng Sơn
– Tỉnh Cao Bằng
– – – Thành Bản Phủ
– Tỉnh Hà Giang
– – – Dinh vua Mèo
– Tỉnh Lào Cai
– – – Thành Cổ Lùng Thẩn
– – – Thành Cổ Nghị Lang
– Tỉnh Lai Châu
– Tỉnh Điện Biên
– – – Thành Sam Mứn hay còn gọi là thành Tam Vạn
– Tỉnh Sơn La
– Tỉnh Yên Bái
– – – Hoàng thành Yên Bái (phế tích)
– – – Dấu tích thành lũy cổ Bản Viềng
– – – Thành Pắc Pha gắn liền với việc củng cố và xây dựng lực lượng của họ Vũ trong suốt 200 năm, thành có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế xã hội quan trọng. Thành cổ Pắc Pha thuộc xã Đà Lương, tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên, Trấn Tuyên Quang, hiện nay thành cổ này thuộc địa phận thôn Trần Phú, Thôn Trang Thành xã Minh Xuân và thôn 14, 15 xã Yên Thắng, huyện Lục Yên. Thành được xây dựng dưới dãy núi Pác Pha, núi Thăn Mu Đóong và dãy núi đá vôi có đỉnh Vàng Anh cao hơn 1.300 m so với mực nước biển, hiểm trở tạo thành tường thành vững chắc, xung quanh có ngòi Biệc và ngòi Vặc tạo thành hào ngăn cách. Theo các tài liệu lịch sử thì thành Pắc Pha có thể xây dựng vào khoảng thời niên hiệu Nguyên Hòa (Lê Trang Tông 1533 – 1548).
– Tỉnh Bắc Kạn
– Tỉnh Thái Nguyên
– – – Thành cổ Đại Từ
– Tỉnh Phú Thọ
– – – Đền thờ Vua Hùng
– – – Hệ thống Ngũ cung Tản Viên
– – – Thành Hưng Hoá (Phú Thọ)
– – – Thành cổ Thao Giang
– Tỉnh Vĩnh Phúc
– – – Thành cổ Hai Bà Trưng
– – – Thành của Trưng Nhị
– – – Thành Cự Triền của Trưng Nhi, thành Vượn của Mã Viện
– Hà Nội
– – – Thành Cổ Loa (thời An Dương Vương)
– – – Thành Tống Bình (thời Mai Hắc Đế và Phùng Hưng)
– – – Thành Đại La
– – – Hoàng thành Thăng Long được xây dưng qua nhiều thời kỳ, cuối cùng là thời Nguyễn, và bi giặc Pháp phá
– – – Phủ Chúa Trịnh (đã bị Lê Chiêu Thống đốt)
– – – Thành Sơn Tây do nhà Nguyễn xây dựng
– Bắc Ninh
– – – Thành cổ Bắc Ninh do nhà Nguyễn xây dựng
– Bắc Giang
– – – Thành cổ Xương Giang
– Thái Bình
– Nam Định
– – – Thành cổ Nam Định
– Hà Nam
– Ninh Bình
– – – Cố đô Hoa Lư
– Hải Dương
– – – Thành Hải Dương, còn gọi là Thành Đông, là một ngôi thành cổ thời nhà Nguyễn. Ngôi thành được đắp bằng đất năm 1804, dùng làm nơi làm việc cho bộ máy trấn thành Hải Dương. Thành bị thực dân Pháp phá hủy phần lớn vào năm 1889. Tuy nhiên, một số di tích của ngôi thành này vẫn còn thấy được tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
– Hải Phòng
– Tỉnh Quảng Ninh
– – – Thành cổ Quảng Yên nằm ở phường Quảng Yên, trung tâm thị xã TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (gần di tích Bạch Đằng, nằm ở cửa sông Bạch Đằng). Năm 1802 vua Gia Long đặt trấn lỵ, trấn Yên Quảng trên núi Tiên Sơn, năm 1826 thời Minh Mạng dựa vào thế núi đắp đất làm thành, đến năm 1866 thời Tự Đức thành xây bằng gạch để lại di tích như ngày nay. Sau này thực dân Pháp chiếm thành Quảng yên, xây dựng bộ máy cai trị.
Chia sẻ:
Scroll to Top