LA (DANH TỪ) :
– La : Nốt nhạc thứ 6 trong 7 nốt nhạc, Đồ – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si – Đố,
– La được dùng làm điệp khúc … VD là lá la là, là là la là lá la, la là lá là …
– La ta
Con chim hay hát
Nó hát cành đa
Nó ra cành trúc
Nó rúc cành tre
Nó hát le te
Nó hát la ta
Nó bay vô nhà
Nó ra ruộng lúa
Nó múa nó chơi
Chim ơi, chim ơi!
—o—o—o—
LA (DANH TỪ) : Nhạc khí bằng đồng mỏng, mặt phẳng, đánh bằng dùi hay chập hai miếng lại cho kêu
– Mã la,
—o—o—
– Thanh la,
Đau bụng thì uống nước sông
Đau mắt lấy nhựa xương rồng mà tra
Nhức đầu lấy búa mà pha
Nhược bằng không khỏi: thanh la với cồng!
—o—o—
– Đồng la
—o—o—
– Phèng la : Phèng la xóm Bầu, một địa danh nay thuộc xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Phèng la xóm Bầu
Trống chầu Thi Phổ
Mõ gỗ Thuận Yên
—o—o—
– Phòng la
—o—o—o—
LA (DANH TỪ) : Mạc
– Bao la là bao của nhau, đối xứng với bao điều là bao của thân, cùng nằm trong bao bào thai
—o—o—o—
LA (DANH TỪ) : Thành
– La Thành : thành luỹ bằng đất thường có hào nước bao quanh một thành trì hay đô thị trung tâm
—o—o—o—
LA (DANH TỪ)
– La bàn : dụng cụ đính hướng để đi biển, kim của la bàn luôn chỉ hướng nam, nên gọi là kim chỉ nam. La bàn phong thuỷ là ma trận rất phức tạp. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, sơ đồ chiêm tinh, tử vi, mặt trống đồng đều có thể coi là một dạng la bàn.
—o—o—o—
LA (DANH TỪ)
– Thiên la : lưới bắt chim chăng trên cao, đối xứng với địa võng là lưới bắt cá hoặc bắt thú chăng thấp dưới đất
Thiên la, địa võng
—o—o—o—
LA (DANH TỪ)
– Diêm La : âm phủ do Diêm Vương quản lý
Thiên triều văn :
Thương thay, hỡi các chú ơi
Ăn uống đã rồi thầy kể một văn:
Quý Tỵ giữa ngày mồng năm,
Giờ Dần chính nguyệt ầm ầm huyên hoa
Một chi đánh ở Đống Đa
Cầu Duệ kéo đến tốt xa muôn phần
Phép voi bại trận tiên phong
Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề
Đao binh tử trận đầy khe
Dọc đường gài gác nằm kề năn năn
Chú sang cứu viện nước Nam
Chẳng may gặp phải suối vàng thương thay
Chú thì thắt cổ trên cây
Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà
Chú thì thác xuống Diêm La
Chú nào còn sống về nhà đại minh
Ai ai là chẳng đeo tình
Di Đà tiếp dẫn chúng sinh cô hồn
Chú nào có vợ có con
Có cha có mẹ hãy còn giỗ chung
Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông
Nam Kinh, Quảng Bắc có lòng sang đây
Trời làm một trận gió lay,
Sống làm tướng mãnh, thác rày thần linh
Phù hộ tín chủ bình an
Cửa nhà phú túc vững bền cao xây
Mạo chiên nón khách móng giầy,
Đuôi sam hảo tố chú rày cần lo
Chú thiêng nao đấy phụng thờ
Kính quan tôn sứ để nhờ hậu lai
Nhớ xưa chú vác lăng bài
Cung đao tay nỏ, đầu cài nón chiên
Tay vòng bạc, cổ đeo tiền
Cờ mao một ngọn xông tên chiến trường
Điền Châu Thái thú đảm đương
Liều mình tử trận chiến trường nên công
Trận vây ở trong Năm Đồng
Rạng ngày mồng sáu cờ dong lai hàng
Còn ông Tổng Đốc ban sang
Quyết liều một trận chiến trường ba quân
Muốn cho được chữ ái ân
Tuyền quyền vai gánh trung cần đế vương
Vua sai bộ sứ tiếp sang
Quan tài phong kín đón đường kéo ra
Con con cháu cháu hằng hà
Mừng lấy được xác Điền Châu đem về
Tướng tài can đảm cũng ghê
Làm đền phụng sự tức thì Đống Đa
Các chú thác xuống Diêm La
Bắc Nam đôi ngả trẻ già cùng thương
Cơm dày áo nặng nhà vương
Bõ công gối đất nằm sương bao đành
Thác ở chiến trận nên danh
Về thời vua giết chẳng lành được đâu
Chú thì thác ở đầu cầu
Chú thì tự vẫn đâm đầu xuống ao
Ai ai trông thấy thương sao
Lập đàn chẩn tế mà kêu cô hồn
Gọi là mảnh áo thoi vàng
Ít nhiều làm của ăn đường sính thiên
Khuông phù tín chủ bình an
Gái trai già trẻ thiên niên thọ trường.
—o—o—o—
LA (DANH TỪ) : bệnh tật
– Tim la, tiêm la : bệnh giang mai
Bề ngoài làu lảu như hoa
Mà trong ghẻ guốc, tim la ba tầng
—o—-
Đom ăn ra, tim la ăn vào
—o—
Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào
Đom là bệnh trĩ, bệnh lòi dom, do quá hoả từ bên trong bốc la ngoài cuối đường hậu môn, tim la lại ăn từ bên ngoài vào
—o—
Rền rĩ như đĩ phải tim la
—o—
Trong mình ghẻ lở đầy người
Mà cầm liều thuốc chữa đời tiêm la
—o—o—o—
LA (ĐỘNG TỪ)
– La :
– – – la lớn, la to, la dữ, la toáng, la tướng, la thất thanh, la ầm
– – – la như sấm,
– – – mẹ la
– – – la làng, la xóm
Đầu gành có con ba ba,
Kẻ kêu con trạnh, người la con rùa
—o—
Đầu sành có con ba ba,
Kẻ kêu con trạng người la con rùa
—o—
Ai kêu thầy tu, thầy tu hú
Đâu đánh thợ mả, thợ mả la
—o—o—
– La hét
—o—o—
– La lối
—o—o—
– La mắng
—o—o—
– La ó
—o—o—
– La trời
—o—o—
– Rên la
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay ta
Kẻ than người khóc rên la ngập trời.
Là gì? Trái nổ, lựu đạn
– Rầy la
Về nhà phụ mẫu có rầy la,
Em đừng có đong đi đổ lại ắt là xa nhau.
—o—
Dẫu cho phụ mẫu rầy la
Đôi ta thủng thẳng dắt ra lạy chào
—o—o—o—
LA (TRẠNG TỪ) : trạng thái kéo dài của hành động
– La cà
—o—o—
– La liếm
Nhà có bà hay la liếm
Là cái gì? Cái chổi
—o—o—
– Lê la
Cá khôn chẳng núp bóng dừa
Gái khôn chẳng đến lê la nhà người
—o—o—
– Bò la
—o—o—
– Bay lả, bay la
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
—o—
Con cò bay bổng bay la
Bay từ của miếu bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con
—o—
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Suốt mình trắng nõn như bông
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông trên đầu
Hỏi cò vội vã đi đâu
Xung quanh mặt nước một màu bao la
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nên đời cò con
Một mai khôn lớn vuông tròn
Rủ nhau bay khắp nước non xa gần
Kiếm mồi tự lập lấy thân
Vẻ vang hãnh diện cho thân con cò
Mỗi ngày một lớn một to
Chớ đừng ỷ lại mà lo cậy người
Để cho nông vạc chê cười
Ấy tôi lấy thế làm vui tuổi già
Nên tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
—o—o—o—
LA (TÍNH TỪ)
– La : thấp, sát đất, nhưng không chạm đất, đối xứng với bổng tạo thành cặp bổng – la, giống như cặp trầm – bổng
Cành la, cành bổng
—o—
Gần bay la, xa bay bổng.
—o—
Bay bổng, bay la
—o—o—
– La đà : sát mặt đất
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
—o—
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa anh Bảy về nhà chị Ba
Anh Bảy đi cưới chị Ba
Vừa trầu vừa rượu hết ba mươi tiền
Nào phần mua chả mua nem
Mua cặp lồng đèn cho họ ngồi mâm
Ông cai, bà ký ngồi trên
Cha mẹ ngồi giữa, hai bên họ hàng
—o—
Chiếu hoa mà trải sập vàng
Điếu Ngô xe trúc sao chàng chẳng say
Những nơi chiếu cói võng đay
Điếu sành xe sậy chàng say la đà
—o—o—o—
LA (TÍNH TỪ)
– Bao la
Trời cao bể rộng bao la
Việc gì mà chẳng phải là may ta
Trong việc nhà, ngoài thì việc nước
Giữ làm sao sau trước vẹn tuyền
Lọ là cầu Phật, cầu Tiên
– La liệt
—o—o—o—
LA (DANH TỪ) : Món ăn
– Tương la : loại tương đặc sản của Bắc Giang, liên quan đến chùa Đức La (Bắc Giang), gốc là dành cho các vị tu hành
– Bánh phèng la : bánh có hình giống cái phèng la
—o—o—
LA (ĐỘNG VẬT)
– Sao la : theo tiếng địa phương sao la nghĩ là cái xe sợi, lúc mới phát hiện người ta cho rằng nó là con bò
– La : con vật lai giữa lừa và ngựa
Cha ở La Mã, mẹ ở Hoa Lư
Cụ đạo không phải cụ đạo
Thầy tu không phải thầy tu
Suốt đời không sinh không dục.
Là con gì? Con la
– Xiêm la : Ngan còn gọi là vịt Xiêm, ngan dé, ngan cỏ, một giống gia cầm thuộc họ vịt nhưng lớn hơn vịt, đầu có mào thịt đỏ. Tương truyền đây là giống ngan ngày xưa Xiêm La (tên gọi cũ của Thái Lan) mang triều cống nước ta. Thịt ngan được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bún ngan, ngan giả cầy, ngan om sấu, ngan nấu măng, v.v.
Gà đòi ấp vịt lấy công
Xiêm La không chịu vì lòng thương con
—o—o—o—
LA (THỰC VẬT)
– La ngà : một giống tre thẳng, cao, thân lớn (đường kính thân có thể đạt đến 15-18cm), vách dày, có rất nhiều gai.
Tối trời tôi không sợ chi ma
Vườn hoang cũng lội, tre là ngà cũng chui
– Đằng la : rêu
—o—o—o—
LA (NHÂN VẬT)
– Ông Thiên La trong “Thiên la, địa võng”
– Ông Diêm La cũng là ông Diêm Vương
– Bà La Sát :
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh thu xếp họ hàng đón dâu
Ông sấm ông sét đi đầu
Thiên Lôi, La Sát đứng hầu hai bên
Cầu vồng, mống cái bày lên
Hai họ ăn uống, có tiên ngồi kề
Trăng vàng sao bạc bốn bề
Kỳ lân, sư tử đưa về tận nơi
Sắm xe sắm ngựa nàng chơi
Ngựa thời bằng gió, xe thời bằng mây
Nàng thời má đỏ hây hây
Ước gì anh được đón ngay nàng về
—o—
Khi nào lửa bén mái tranh
Tư tờ vô bộ tên anh đứng đầu
– Anh về rạch gió lên mây
Theo ông Đại Thánh, theo thầy Đường Tăng
– Em về làm bạn với tiên
Cùng bà La Sát bắt liền không tha
– Tiên La : Bát Nàn, chầu Bát trong đạo Mẫu
– – Đền Tiên La ở thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà của tỉnh Thái Bình thờ Bát Nạn Tướng Quân, danh tướng đời Hai Bà Trưng
– – Đền Tân La ở thôn Đoàn Thượng, xã Bảo Khê, Hưng Yên thờ Bát Nạn Tướng Quân, danh tướng đời Hai Bà Trưng
– Ông làng La trong tục ngữ “Ông làng La, bà làng Chảy” : Theo truyền thuyết, nàng Nương Nguyệt tài giỏi lấy chàng trai đất La Cầu. Khi thi văn, đấu võ khi nào nàng cũng nhường chồng. Người chồng lại tưởng vợ kém thua mình nên tự đắc. Đến khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng sĩ bốn phương tôn Nương Nguyệt làm tướng cầm quân chống giặc. Người chồng tự ái đòi thi đấu, nếu ai thắng thì người ấy được làm tướng. Nàng Nương Nguyệt biết chồng không thể đảm đương được việc lớn nên đã gạt tình riêng, quyết không nhường bước cho chồng như những lần trước. Tất nhiên là phần thắng thuộc về Nương Nguyệt. Tủi hổ chàng bỏ về quê không đi đánh giặc nữa, rồi chết và hóa thành con cá gáy. Nương Nguyệt sau khi thắng giặc về, biết tình cảnh của chồng ra nông nỗi ấy, lấy làm thương. Nàng khóc nước mắt chảy ngập cả đồng, tràn bốn phương nên làng mới có tên là làng Chảy. Sau Nương Nguyệt chết hóa thành con sáo, cứ xập xòe bay trên mặt nước tìm bóng chồng qua hình ảnh con cá gáy.
– La Viện, tức Áp Lãng Chân Nhân, vị thần giữ cửa biển Thần Phù : Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển Thần Đầu (Thần Phù) gặp gió to sóng dữ, không đi được, phải ở lại đó hơn một tháng trời. Nhà vua nghe tin ở dãy núi gần đó có vị Đạo sĩ tu luyện một mình trong am, bèn cho người mời tới để giúp việc khẩn cầu. May nhờ đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ giúp Nhà vua nam tiến dẹp loạn quân Chiêm Thành. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là “Áp Lãng Chân Nhân Đại Vương” (người giúp nhà vua dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là “Cửa biển Thần Phù”. Đạo sĩ từ thủa xuân xanh đã bỏ vợ con để đi theo đạo.
– – Đền Nhân Phẩm, còn được gọi là đền Ấp Lãng thờ Áp Lãng Chân Nhân ở thôn Yên Phẩm xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Lễ hội đền diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm.
– – Chùa Thần Phù (Ninh Bình): cách chùa Thanh Hóa khoảng 2 km. Đây là một ngôi chùa nhỏ, kiến trúc đơn giản thuộc thôn Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Chùa Thần Phù còn được gọi là chùa Hoa Khéo, đã trùng tu nhiều lần. Trong ngôi chùa cũ hiện còn hai pho tượng tạc bằng đá, dáng tĩnh tọa làm phép, đọc phù chú, cao 1,1m. Hai pho tượng này mặc y phục vải mềm, thụng kiểu đạo sĩ. Đây là ngôi chùa duy nhất có tượng đạo sĩ được phối thờ chung hiện thấy ở Thanh Hóa và Ninh Bình.
– – Đình Phù Sa: cách Đền Áp Lãng khoảng 1 km, ở Yên Mô, Ninh Bình thờ Thần Áp Lãng Chân Nhân và Triệu Việt Vương.
– – Đình Anh Tốt (Yên Tốt): thờ Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với tín ngưỡng, lễ hội hàng năm của nhân dân làng Yên Tốt, Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình.
– – Đình Đông Cao: cũng thờ Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với tín ngưỡng, lễ hội hàng năm của nhân dân làng Đông Yên, Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình.
– – Chùa Thần Phù (Thanh Hóa): toạ lạc tại thôn Chính Đại, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nằm bên sông Nhà Lê, còn được gọi là chùa Hàn Sơn. Nhiều hạng mục công trình được phục dựng năm 2015. Chùa thờ Phật, thờ Thần Áp Lãng Chân Nhân và Thiền sư Nguyễn Minh Không.
– – Bia đá cửa Thần Phù được hậu thế tạc trên vách núi đá có khắc chữ “Thần” (神) lớn hướng ra phía biển (còn gọi là núi Thạch Bi), lại thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn, thượng nguồn sông Hoạt, phía Tây khu vực Cửa thần Phù.
Mưa chi mưa oán, mưa thù
Mưa quanh, mưa quất bàu Thần Phù không mưa
—o—
Đông: cồn Quay, cồn Bẹ,
Tây: núi Lẹ, Thần Phù
—o—
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm
—o—o—o—
LA (SAO)
– La Hầu (bộ đôi với Kế Đô) : Về mặt thiên văn học, La Hầu và Kế Đô đánh dấu hai giao điểm trên giao tuyến của các mặt phẳng chứa hai đường bạch đạo và hoàng đạo (tương ứng là đường di chuyển của Mặt Trăng và Mặt Trời khi chúng di chuyển trên bầu trời. Vì thế, La Hầu và Kế Đô tương ứng được gọi là các giao điểm Mặt Trăng bắc và nam. Một thực tế là hiện tượng thực chỉ xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng cùng Trái Đất nằm trên một đường thẳng đi qua một trong hai điểm này đã sinh ra huyền thoại về việc nuốt Mặt Trời hay Mặt Trăng.
—o—o—o—
LA (SÔNG)
– Sông Già La, sau đổi tên là sông Thiên Phù, một dòng sông cổ của Thăng Long đã bị cạn, các điểm liên quan đến con sông cổ này là 1. Ngã ba sông Thiên Phù – Tô Lịch, nơi có chợ Bưởi và đình Yên Thái với sự tích ông Dầu bà Dầu nhảy xuống sông để chữa mắt cho vua Lý Nhân Tông. 2. Ao dài làng Bái Ân, là đoạn sông Thiên Phù cũ bị cạn. 3. Đình Quán La, Chùa Khai Nguyên trên đường Xuân La, phường Xuân La của quận Tây Hồ. 4. Đình Khai Nguyên, quán Già La của làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
– Sông La (Kiến Xương, Thái Bình) chảy ra sông Hồng
– Sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một phụ lưu của sông Lam, dài 12,5 km chảy qua huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn đồ về) và sông Ngàn Sâu (từ Hương Khê và Vụ Quang) tại bến Tam Soa (Linh Cảm, Đức Thọ). Đến lượt nó lại hợp lưu với sông Cả (từ Nghệ An chảy sang) tạo thành dòng sông Lam nằm giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
– Sông La Hà (tỉnh Nghệ An) bắt đầu từ ngọn Cốt Đột núi Giăng Màn, chảy về phía Đông gọi là sông Ngàn Phố đến Đỗ Xá hợp với sông La. Đây là một trong hai nguồn của sông La
– Sông La Châu : dòng sông La Châu phát nguyên từ một nhánh sông Văn (sông Phước Giang) thuộc thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa (Nghĩa Hành), tỉnh Quảng Ngãi.
– Sông La Tinh hay sông Phù Ly là dòng sông nhỏ nhất trong bốn con sông chính của tỉnh Bình Định. Sông thường hay bị cạn vào mùa nắng. Là một trong ba dòng sông mang tính lịch sử từ thời lập phủ Hoài Nhơn.
– Sông La Ngà : Sông La Ngà là là phụ lưu cấp I của sông Đồng Nai. Sử nhà Nguyễn gọi sông này là La Nga. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vực thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai với chiều dài trên 272 km và lưu vực 4.710 km² rồi đổ vào hồ Trị An. Ở thượng nguồn sông La Ngà là hợp lưu của hệ thống nhiều sông suối nhỏ, ở phía nam thành phố Bảo Lộc.
Khôn ngoan qua cửa sông La
Dễ ai có cánh bay qua Lũy Thầy
—o—o—o—
LA (ĐỊA DANH)
Châu Mỹ La tinh
—o—o—
La Mã : đế quốc cổ
Cha ở La Mã, mẹ ở Hoa Lư
Cụ đạo không phải cụ đạo
Thầy tu không phải thầy tu
Suốt đời không sinh không dục.
Là con gì? Con la
—o—o—
Xiêm La : nước Thái Lan
Ngó lên trên chợ Thủ Thiêm
Thấy em đươn đệm giắt ghim trên đầu
Anh đi bên Xiêm cho tới bên Lào
Ngăn phòng không em đợi, bạc đầu thì thôi.
—o—o—
Hà Nội
– Thành Đại La, La Thành, Đại La Thành : là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9. Thành nằm ở vị trí giữa Thành Hà Nội và sông Tô Lịch, thuộc quận Ba Đình của Hà Nội hiện nay.
Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Bắc Ninh cho đến Phủ Từ
Qua cầu sông Nhị ngẩn ngơ tìm người
Tìm người chẳng biết mấy nơi
Tìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây.
Tìm em cho đến La Thành
Hỏi thăm các phố để anh tìm dần
Lên tàu từ ở Thanh Xuân
Tìm hết Tư Sở lại gần Cầu Ô
Tìm em cho đến Bờ Hồ
Hàng Trống, Hàng Bồ anh cũng tìm qua
Lại tìm cho đến nhà ga
Đến đây mới biết rằng là Cửa Nam
Vườn hoa có tượng me đầm
Thấy quân lính tập lấy làm vui thay
Tìm em đã hết mười ngày
Hỏi thăm không thấy em rày nơi nao
Thuê xe vào phố Hàng Đào
Hàng Ngang, Hàng Bạc lại vào Mã Mây
Lên thuyền anh xuống Hồ Tây
Ngẫm xem phong cảnh nước mây rườm rà
Lên tàu lại xuống Gô-đa
Thẳng đường anh xuống Hàng Gà, Bạch Mai
Thuê xe vào phố Hàng Gai
Hàng Bông, Hàng Bạc chẳng ai biết mình
Thực là đôi ngả Sâm Thương
Ước ao thấy khách tỏ tường tới đây
Những là mong nhớ đêm ngày
Xuân thu đã biết đổi thay mấy lần
Mong cho hoa nở mùa xuân
Để cho khóm trúc mọc gần chõ lan
– – Đường La Thành hoặc Đê La Thành lấy theo tên La Thành để đặt cho con đê ven sông Kim Ngưu, nhánh sông Tô Lịch : Đường chạy từ ngã năm ô Chợ Dừa đến ngã ba Voi Phục – Cầu Giấy. Vốn là đoạn tường lũy phía nam, vòng giữa của tòa thành Đại La, chạy dọc bên bờ bắc sông Kim Ngưu – một nhánh của sông Tô. Nay thuộc các phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh (quận Ba Đình).
– – Phố Đại La, quận Hai Bà Trung, Hà Nội : Từ Ngã tư Trung Hiền (cuối phố Bạch Mai) đến Ngã tu Vọng cũ, nối với đường Trường Chinh. Đây vốn là đoạn tường lũy phía Nam của vòng ngoài thành Đại La xưa, chạy qua cống Đen trên sông Sét. Chỗ góc Ngã tư Vọng trước đây có Sở Vô tuyến điện của Pháp xây dựng.
Sống thì canh cửa Tràng Tiền,
Chết thì bộ hạ Trung Hiền kẻ Mơ
—o—
Thứ nhất làm lính Tràng Tiền
Thứ nhì được cúng quan hiền Kẻ Mơ
– Bảy làng La, tổng La, Đại La trang, Kỳ La khu, Kẻ La là các tên cổ của vùng đất có 7 làng La
– – Bảy làng La gồm La Cả (La Nội & Ỷ La), La Dương, La Giang, La Phù, La Khê và La Tinh. Những làng này cặp theo bờ sông Nhuệ, nay thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội. Đây là vùng nhận phù sa của sông Hồng, sông Nhuệ và sông Đáy, xưa kia nổi tiếng trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
– – – Làng La Nội (thuộc La Cả) La Nội và Ỷ La có chung đình La, quán La và chùa Cả, và lễ hội Giã La
– – – Làng Ỷ La (thuộc La Cả)
– – – Làng La Dương : Làng La Dương, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, thời Hùng Vương có tên gọi La Nhuế.
– – – Làng La Giang :
– – – Làng La Phù tên Nôm là La Nước nay là xã La Phù, huyện Hoài Đức
– – – Làng La Tinh : thuộc xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội, ở đây có giống bưởi La Tinh
– – – Làng La Khê : nay thuộc phường La Khê, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Làng La Khê được hình thành từ thế kỷ thứ V, ban đầu làng có tên La Ninh (“La” là lụa, “Ninh” là sự thịnh vượng, lâu bền). Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Theo truyền thuyết của nhân dân trong vùng, đất La Ninh là đất tứ linh, có hình dáng một con rồng ngậm ngọc nên quanh năm mưa thuận gió hòa, dân làng làm ăn thịnh đạt và đúng như tên gọi của dân làng. Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi tên thành La Khê (tức là làng dệt lụa bên dòng sông nhỏ). Ðến đầu thế kỷ 17, người Hán ở vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, có mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng. Thời đó, hầu hết dân làng La Khê đều sống bằng nghề canh cửi. Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo. So với sồi, đũi, loại hàng the, sa mỏng, nhẹ hơn, nhưng lại rất bền và đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa… Năm 1823, triều đình nhà Nguyễn cho phép lập La Khê thành một xưởng dệt cho kinh thành Huế, cả làng được miễn đi lính để phục vụ cho việc phát triển nghề. Chợ Cầu Ðơ, một tháng sáu phiên là nơi người dân trong làng bán buôn, để từ đó thứ sản phẩm cao cấp này đi khắp dọc dài đất nước. Nghề dệt the ở La Khê phát triển mạnh, không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang châu Âu. Vào đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng nghề còn được phong cửu phẩm, bá hộ và the làng La được mang triển lãm ở Paris …
– Quận Hà Đông, Hà Nội : 4/7 làng La
– – Phường La Khê : làng La Khê
– – Phường Phú La
– – Phường Phúc La :
– – – Làng Xa La : đình Xa La, xã Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội
– – Phường Văn Khê :
– – – Làng Văn La, trước kia thuộc trang Ba La : Đình Văn La, làng Văn La, phường Văn Khê, quận Hà Đông, Hà Nội
– – – Đường Ba La, ngã ba Ba La
– – Phường Dương Nôi :
– – – Làng La Cả, thôn La Nội và thôn Ỷ La : Đình La Cả, Quán La, miếu La Cả, phường Dương Nội, quận Hà Đông,
– – – Làng La Dương
– Huyện Hoài Đức, Hà Nội : 3/7 làng La
– – – Xã La Phù : Đình La Phù, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội : Theo thần phả, đình thờ thành hoàng làng là hoàng tử thứ 3 của Hùng Duệ Vương, sinh ngày 7 và hoá ngày 14 tháng Giêng âm lịch. Ngài từng chiêu tập quân sĩ lập đồn binh tại La Nước và có công đánh quân Thục, được phong là Tĩnh Quốc đại vương.
– – – Xã Đông La : Đình La Tinh, thôn La Tinh, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
– – – Làng La Dương : Đình La Dương, miếu La Dương làng La Dương, xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Nội
– Quận Tây Hồ
– – Phường Xuân La, đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội
– – – Đình Quán La, đường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội : trước đình có cây thị tổ, bên chùa có cây đa cổ, sau đình có hang cáo
– Huyện Đông Anh
– – – Xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội : Đình Võng La, Chùa Võng La
– Huyện Đan Phượng
– – – Đình La Thạch, Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội
—o—o—
Ba làng Chảy, bảy làng La
Đây là một vệt làng cổ, dân gian thường gọi là “Ba làng Chảy, bảy làng La”. Ba làng Chảy gồm Phúc Lâm, Thượng Thụy và Ước Lễ. Bảy làng La gồm La Cả (La Nội & Ỷ La), La Dương, La Giang, La Phù, La Khê và La Tinh. Những làng này cặp theo bờ sông Nhuệ, nay thuộc địa phận quận Hà Đông, Hà Nội.
—o—
Bảy làng La, ba làng Mỗ
Đây là một vệt làng cổ, dân gian thường gọi là “Bảy làng La, ba làng Mỗ”. Các làng này đầu thế kỷ XIX đều nằm trong huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, hiện nay thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
—o—
Nhất Mỗ, Nhì La, Thứ ba Canh, Cót.
Đây là tứ quý danh hương (phía Tây Hà Nội)
—o—
Ai ơi chớ lấy Kẻ La,
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm.
—o—
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
—o—
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng,
Lụa vân Vạn Phúc, nhiều vùng Mỗ bên.
Chợ Lão một tháng sáu phiên,
Nhiễu điều, lĩnh tía, the đen thiếu gì.
—o—
Sù, Gạ thì giỏi chăn tằm
Làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền
—o—
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La
Ấy ngày mồng sáu tháng ba
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây
Giã La (hoặc Rã La) : Một lễ hội ở làng La Cả, nay thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, được tổ chức từ ngày 7 đến hết ngày 14 tháng giêng hằng năm, có tục tắt đèn đánh hổ rất hấp dẫn. Lễ hội Giã La gắn với sự tích vị Thành hoàng của hai làng Ỷ La và La Nội được tôn thờ tại ngôi đình chung, dựng ở điểm giữa hai làng. Hai làng cũng có chung một ngôi chùa Cả (tên chữ là Hoa Nghiêm tự) và quán La. Theo thần phả hiện còn lưu giữ ở quán La và các bản chép tay của một số dòng họ: vị Thành hoàng có tên húy là Đương Cảnh. Dân vẫn kiêng húy gọi Cảnh là Kiểng, học trò của Tản Viên, kết duyên cùng hai nàng Tuyên Nương và Chính Nương là con gái động chủ Ma Thị (mẹ nuôi của Tản Viên) https://nguoihanoi.vn/tuc-tat-den-dem-hoi-gia-la-4688.html
—o—o—
Tỉnh Sơn La
– Thành phố Sơn La : xã Hua La
– Huyện Mường La
– Huyện Thuận Châu : xã Chiềng La
—o—o—
Tỉnh Tuyên Quang
– Ỷ La là một phường thuộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
– Đình Thanh La, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
—o—o—
Tỉnh Thái Nguyên
– Đình La Đành, Sông Cầu, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
– Đình La Thông, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
– Đình Xuân La, Phú Bình, Thái Nguyên
—o—o—
Tỉnh Phú Thọ
– Xã cũ La Phù thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ; nay là thị trấn Thanh Thủy : đình thần La Phù
—o—o—
Tỉnh Bắc Giang
– Chùa Đức La (chùa Vĩnh Nghiêm), Bắc Giang
—o—o—
Tỉnh Hải Dương
– Huyện Tứ Kỳ : làng La Giang, La Tinh, La Xá
– Huyện Ninh Giang : làng La Khê
—o—o—
Tỉnh Thái Bình
– Huyện Vũ Thư
– – Xã La Vanh : sau đổi thành La Giang rồi La Điền và nay là thôn Nam Long, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
– – Bộ La : một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Cha đời con gái Bộ La
Làm mắm, mắm thối, làm cà, cà thâm.
– Huyện Đông Hưng
– – Xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
– Huyện Hưng Hà
– – Thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà có đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân, danh tướng đời Hai Bà Trưng
– – Làng Phương La : làng thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại đây có nghề truyền thống là dệt vải, kéo dài từ thế kỷ 13 khi nơi này là hậu phương trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nhà Trần cho đến nay.
Lụa là nhất ở Phương La
Kinh kì xưa vẫn thường qua nơi này
—o—o—-
Tỉnh Hà Nam
– Làng La, La Cầu : Một làng nay thuộc xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– – Đình La Cầu, La Cầu dưới, Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam
Ông làng La, bà làng Chảy
—o—o—-
Tỉnh Nam Định
– Đình La Thăng, thôn Trại Đường, Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định
– Đình Bối La, TP Nam Định
—o—o—
Tỉnh Hà Tĩnh
– Cổ La, Chi La, La Giang, La Sơn… là tên cổ của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, gồm các làng xã bên bờ sông La
– – Chùa Đức La, xã Đức La, Đức Thọ, Hà Tĩnh
—o—o—
Tỉnh Quảng Bình
– La Hà, làng thuộc thị xã Ba Đồn, Quảng Bình :
– – Từ cửa biển Thanh Trạch ngược lên bến phà II, sông Gianh bắt đầu chia làm hai ngả. Nhánh ngược lên thượng nguồn Bố Trạch gọi là nguồn Son, nhánh ngược lên Tuyên Hóa gọi là nguồn Nậy. Hai nguồn sông ấy đổ về xuôi gặp nhau ở cửa Hác và tạo nên một bãi nổi khá lớn, đó là nơi tọa lạc của làng La Hà, xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch nay là Thị xã Ba Đồn. Trong hệ thống các cồn bãi giữa dòng sông Gianh thì bãi La Hà là bãi lớn nhất, có hình con cá chép bơi ngược dòng sông Gianh với 4 nhánh sông phụ đang đổ vào La Hà, nên người ta thường gọi La Hà là “tứ bút châu nghiên”.
– – Đình làng La Hà, Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình
Sơn – Hà – Cảnh – Thổ – Văn – Võ – Cổ – Kim
Là Hà là một trong Bát danh hương của tỉnh Quảng Bình
—o—
Bao giờ hết cát Mỹ Hoà
Sông Gianh hết nước, La Hà hết quan.
—o—
Tỉnh Quảng Trị
– La Vang : La Vang Địa danh nay thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Có giả thuyết cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ cây lá vằng (một loại cây có thể nấu làm nước uống), hoặc chỉ tiếng kêu la của người dân để xua đuổi thú dữ. Theo truyền thuyết của người Công giáo, dưới thời vua Cảnh Thịnh, triều Tây Sơn, Ðức Mẹ đã hiện ra tại đây. Vì thế, La Vang hiện nay được xem là một thánh địa Công giáo, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương.
– Bích La : Bích La Địa danh nay là một làng ở xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, nằm bên bờ Đông của sông Thạch Hãn. Đây là một ngôi làng cổ có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, nơi được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt.”
Nem chợ Sãi,
Vải La Vang
Khoai Quán Ngang,
Dầu tràm Đại Nại
Mai phường Trúc
Nước độc Kim Giao
Gạo Phước Điền
Chiêng Sắc Tứ
Khoai từ Trà Bát
Quạt chợ Sòng
Cá bống Bích La
Gà Trà Lộc
Môn độn An Đôn
Tôm đồng Mai Lĩnh
Bánh ít Đạo Đầu
Trầu nguồn Khe Gió
Cỗ Trung Đơn
Thơm Bồ Bản
Nghệ vàng An Lộng
Xôi thống Hải Thành
Gạch Trí Bưu
Lựu Triệu Phước
…
Tối ăn khoai
Mai ăn sắn
Nắng Đông Hà
Đàn bà Hội Yên
—o—o—
Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
– La Qua : Một làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. La Qua là một trong những căn cứ quan trọng của thực dân dưới thời Pháp thuộc.
Rằng xa, cửa ngõ cũng xa
Rằng gần, Vĩnh Điện La Qua cũng gần
—o—
Dù xa vạn dặm cũng xa
Dù gần Vĩnh Điện La Qua cũng gần
—o—
Con gái La Qua, qua hôn, qua hít, qua vít, qua véo, qua chọc, qua ghẹo, qua biểu em đừng có la qua.
Con gái Phước Chỉ, chỉ xấu, chỉ xa, chỉ lười, chỉ nhác, chỉ bài, chỉ bạc, chỉ có chồng là may phước chỉ.
—o—o—
– La Châu : làng La Châu, xã Hòa Khương, Huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
—o—o—o—
Tỉnh Thừa Thiên Huế
– La Khê, thị xã Hương Thuỷ, :
– – Theo nhân dân địa phương, làng La Khê vốn có năm làng khác nhau nhưng cùng chung một gốc. Đó là
– – – La Khê Bột (xã Hương Vinh, thị xã Hương Thuỷ)
– – – La Khê Trẹm (xã Hương Thọ, thị xã Hương Thuỷ)
– – – La Khê Bình Lai Bãi (xã Hương Thọ, thị xã Hương Thuỷ)
– – – La Khê Châu Ê (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thuỷ)
– – – La Khê Truồi (huyện Phú Lộc).
– – Đình làng La Khê
—o—o—
– La Sơn : một làng nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nam Phổ trèo cau không mặc váy
La Sơn nhìn thấy La Sơn la
—o—
Gái Nam Phổ khoe lồn Nam Phổ phổ
Trai La Sơn trỏ cặc La Sơn la
—o—
Mọi nơi đi gặt lúa mùa
La Sơn đi vớt rau dừa về ăn
—o—o—
Tỉnh Quảng Ngãi
– La Hà, thị trấn của huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi :
– – Đình La Hà, làng La Hà, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
– – La Hà Thạch Trận là tên một thắng cảnh nằm về phía đông thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 5 km về hướng Nam, gồm bốn ngọn núi đá: Cao Cổ, Đá Chẻ, Voi và Hùm. Tên “La Hà Thạch Trận” (trận địa bằng đá ở La Hà) là do Nguyễn Cư Trinh đặt.
La Hà Thạch Trận là đây
Bốn phương tám hướng đá xây trận đồ
—o—
Tỉnh Quảng Ngãi
– La Châu, làng huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
– – Đình La Châu, làng La Châu, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
—o—o—
Tỉnh Đồng Nai
– La Ngà : một xã thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
—o—o—o—
Tỉnh An Giang
– Chợ Tha La, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc