XỨ LẠNG

Loading

NÚI :

– Cánh cung Bắc Sơn là khối núi đá vôi nằm trong các cánh cung núi miền Đông Bắc tạo thành bàn tay 5 ngón, tụ ở Thăng Long Hà Nội gồm
– – – Đông Triều : Sông Bạch Đằng
– – – Bắc Sơn : Sông Thương, sông Lục Nam
– – – Ngân Sơn – Sông Gâm : Sông Cầu
– – – Tam Đảo : sông Lô
– – – Con Voi : sông Hồng
– Trong cánh cung Bắc Sơn lại có 5 dãy núi, ứng với 5 ngón tay tụ ở thị trần Hữu Lũng là cổ tay và thung lũng Yên Thịnh là lòng bàn tay.
– – – Dãy núi chạy thẳng từ Ba Nàng qua ải Chi Lăng lên thành phố Lạng Sơn đến đình Mẫu Sơn (ngón cái),
– – – Dãy núi lên thị trấn Văn Quan (ngón trỏ)
– – – Dãy núi lên đền thờ bà chúa Then Bình Gia, qua đập Phái Danh, Bình Gia (ngón giữa)
– – – Dãy núi lên TT Bắc Sơn qua Tân Hương, Tân Lập (ngón áp út)
– – – Dãy núi chạy sang Đình Cả, Thái Nguyên (ngón út) là đầu nguồn sông Trung chi lưu sông Thương
Cánh cung Bắc Sơn có nhiều hang động : Bình Long, Kéo Phầy, Thẩm Khách…54 hang trong số đó các nhà khảo cổ học đã phát hiện được di tích người tiền sử, với nhiều sọ người cổ, đồ đá mài nhẵn, đồ trang sức bằng xương và nhiều mảnh đồ gốm…Đó là dấu tích của nền văn hóa của cư dân sơ kỳ thời đá mới, cách đây từ 1 vạn đến trên 7500 năm.
ẢI CHI LĂNG :
– Ải là thung lũng nằm giữa hai dãy núi
– – – Phía đông thung lũng là dãy núi đất Thái Họa – Bảo Đài
– – – Phía tây là dãy núi đá Cai Kinh.
https://dulich123123.blogspot.com/2017/08/su-tich-day-nui-cai-kinh.html
– Ải là thung lũng chặn hai đầu
– – – Bắc : lũy Ải Quỷ
– – – Nam : Ngõ Thề
– Nơi đây vốn là một thung lũng có sông Thương chảy qua, trải dài gần 20 km từ sông Hóa đến xã Mai Sao, thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
– Dọc thung lũng Ải Chi Lăng còn có những ngọn núi thấp nằm rải rác và trấn ven đường cái quan như núi Hàm Quỷ, núi Phượng Hoàng, núi Kỳ Lân, núi Mã Yên.
– Quỷ Môn Quan đi lên phía Bắc sẽ gặp Trấn Nam Quan, là cửa khấu phía Nam của TQ, đối xứng với cửa khẩu Hữu Nghị của Việt Nam
SÔNG :
– Lục Nam :
– – – Tên sông : sông Minh Đức, sông Lục, sông Chũ
– – – Bắt nguồn : Núi Kham (Lạng Sơn)
– – – Kết thúc : Ngã 3 Nhãn, đền Phượng Nhãn (giao với sông Thương, nằm ở phía bắc Lục Đầu Giang, thuộc tỉnh Bắc Giang)
– Sông Thương, cũng đổ về ngã ba Nhãn của Lục Đầu Giang, nhánh chính Dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và có 5 chi lưu hợp về dóng chính
– – – Sông Trung : từ thung lũng Đình Cả, Thái Nguyên
– – – Sông Sỏi : từ Yên Thế,
– – – Sông Máng
– – – Sông Sim
– – – Sông Hoá
– Sông Kỳ Cùng có các phụ lưu chính là
– – – sông Ba Thín (sông Bản Thín), hợp lưu với dòng chính sông Kỳ Cùng tại Bản Chu xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình.
– – – sông Bắc Giang
– – – sông Bắc Khê. Sông Bắc Giang và Sông Bắc Khê hợp lưu gần thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định.
CỬA KHẨU 5 cửa khẩu với Trung Quốc tính từ Đông sang Tây :
– Chi Ma nằm ở chân đỉnh Mẫu Sơn (cực Đông Nam sát Quảng Ninh)
– Tân Thanh,
– Quốc tế Hữu Nghị,
– Cốc Nam,
– Na Hình (cực Tây Bắc sát Cao Bằng)
THÀNH CỔ LẠNG SƠN
– Thành cổ Lạng Sơn tên là Đoàn Thành
– Đền Cửa Đông (đền Bạch Đế thờ thần sông Kỳ Cùng) – Đền Cửa Tây (thờ Đức Thánh Trần) – Đền Cửa Nam – Đền Cửa Bắc: 4 đền nằm ở 4 hướng ngay xung quanh thành cổ Lạng Sơn.
NHÂN VẬT
– Bà Chúa Then
– Ông Cộc, ông Dài (thần sông Kỳ Cùng)
– Nàng Tô Thị
DÂN TỘC : Tày, Nùng, Dao

ĐỀN – CHÙA : Xứ Lạng là trung tâm của đạo Mẫu

https://langsontourism.com.vn/en/detailnews/?t=dinh-den-chua-tren-dia-ban-tinh-lang-son&id=news_1411

– TP Lạng Sơn

– – – Đền Kỳ Cùng nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng và ở ngay đầu cầu Kỳ Lừa. Tại đền Kỳ Cùng hiện nay ngai thờ và bài vị đức Kỳ Cùng Đại Vương (ông Cộc, ông Dài) được đặt tại ban thờ Trung điện, còn ban thờ và tượng thờ Quan lớn Đệ ngũ Tuần Tranh được đặt trong hậu cung đền. Vị trí bên trái cung Kỳ Cùng Đại vương là ban thờ đức Thánh Trần. Hằng năm, lễ hội chính của đền được tổ chức từ ngày 22 – 27 tháng Giêng gắn với lễ hội đền Tả Phủ.

– – – Đền Tả Phủ  nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Đền thờ một vị quan tướng thời Hậu Lê tên là Thân Công Tài, chức Tả Đô đốc, Hán quận công. Ông là một nhân vật lịch sử, có công lớn với nhân dân Xứ Lạng nói riêng, cũng như là một danh nhân lịch sử văn hóa tiêu biểu của dân tộc ta ở thời nửa sau thế kỷ XVII. Lễ hội truyền thống đền Tả  được tổ chức vào dịp 22 đến 27 tháng Giêng. Lễ hội này gắn liền với lễ hội đền Kỳ Cùng về nghi thức tế lễ, rước kiệu, các trò chơi, diễn xướng dân gian đặc sắc.

– – – Đền Vua Lê: thờ vọng vua Lê Thái Tổ.  Vua Lê được con cháu dòng họ Nguyễn Đình cho xây dựng với quy mô lớn, được các đời Vua triều Nguyễn ban nhiều sắc phong. Lễ hội đền Vua Lê được tổ chức vào ngày 23 – 24 tháng Giêng hàng năm.

– – – Chùa Tiên : Thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Truyền thuyết kể rằng: “Vào năm trời hạn hán, dân làng Phia Luông không có nước dùng. Bữa nọ, một bầy trẻ chăn trâu gặp một cụ già xin ăn, lũ trẻ vui vẻ chia phần cơm của chúng cho ông cụ. Cảm kích trước tấm lòng hiếu thảo của lũ trẻ cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên. Từ đó, dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Người dân địa phương cho rằng: cụ già đó chính là ông Tiên nên gọi nguồn nước đó là Giếng Tiên. Sau này, người dân địa phương đã lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng. Trải qua thăng trầm của thời gian nhân dân đã lập thành ngôi chùa và chuyển vào trong động Song Tiên để thờ tự. Lễ hội chùa Tiên được tổ chức vào ngày 18 tháng giêng âm lịch

– – – Chùa Tam Thanh : Trong động Tam Thanh có chùa, gọi là chùa Tam Thanh, còn có tên gọi khác là chùa Thanh Thiền. Ngày lễ hội chính của Chùa là ngày 15 tháng Giêng.

– – – Đền Vĩnh Trại: Đền nằm trong ngõ 4 đường Lê Lợi – phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Đền quay hướng Đông, thờ một vị tướng thời Lê đó là Lê Công Trứ. Các ban thờ được sắp xếp theo trật tự: Đại Bái – Hậu Cung. Tiền đường thờ Thần Sông, hậu cung thờ Lê Công Trứ, gian bên phải thờ Mẫu. Các ngày lễ trong năm là ngày mồng 9 tháng 1, 9 tháng 4, 9 tháng 7 và 9 tháng 12.

– – – Đền Khánh Sơn: thuộc xóm Nà Chuông, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn. Là một công trình nghệ thuật được xây dựng vào tháng 10 năm Khải Định thứ 3 (1918). Đền có 2 cây đa cổ thụ trước đền và một giếng vuông kè xanh. Di tích thờ Tứ Vị Đại Vương, thành hoàng của làng đó là: Nô Ông Phụ Đạo Dực Vệ Đại Vương, Nô Ông Khuyến Đại Thần, Nô Ông Kỳ Vĩ Đại Thần, Nam Dương Đại Thần. Đền Khánh Sơn là một di tích có giá trị trong số ít kiến trúc còn tồn tại ở Lạng Sơn.

– Huyện Cao Lộc:

– – – Đền Mẫu Đồng Đăng: Đền Mẫu nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4km. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử. Đền thờ Phật Quan thế Âm Bồ Tát và nhiều tượng phật. Hệ thống tượng thờ Mẫu bài trí tại các ban thờ trong đền khá phong phú, đầy đủ thứ bậc. Lễ hội đề Mẫu được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cầu mong sự an bình thịnh vượng với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu  các môn thể thao như Đẩy gậy, Kéo co, Ném còn…và hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, Vịt quay, Khau nhục, Phở chua, Mía…

– – – Chùa Bắc Nga: Chùa Bắc Nga có tên chữ “Tiên nga Phật tự” hay còn gọi là Chùa Tiên Nga (Tiên Nga Tự). Chùa thuộc địa phận thôn Bắc Nga, Xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Xuất phát từ truyền thuyết: Ngày xưa người và tiên sống cùng nhau, các tiên nữ thường ngao du xuống hạ giới, thấy vùng này nhiều hoa tươi cỏ lạ, cây cối mướt xanh cùng sòng Kỳ Cùng uốn lượn hữu tình khiến các nàng rất thích thú. Một nàng tiên trong số đó đã nói với dân làng rằng nơi đây cảnh đẹp, đất lành, nàng không muốn về thượng giới nữa. Từ đó nhân dân trong vùng họp nhau lại, góp công của xây dựng miếu thờ Tiên, mong các Tiên nữ phù hộ dân làng cuộc sống bình yên. Chùa ban đầu thờ Tiên, dần rồi kết hợp thờ Phật. Lễ hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội cầu tài cầu lộc, du xuân, nam nữ rủ lên đồi cao hát giao duyên với các làn điệu sli, lượn, được coi là nét đặc trưng cho hát trong lễ hội ở Lạng Sơn.

– Huyện Hữu Lũng:

– – – Đền Bắc Lệ: Lễ hội đền Bắc Lệ được tổ chức hàng năm vào ngày 20/9 âm lịch với các hoạt động mang đậm nét văn hóa tâm linh như lễ rước cô Bơ Bắc Lệ từ đền Kẻng lên đền Bắc Lệ (cô Bơ đến hầu Đức Mẫu Thượng Ngàn), các nghi thức thờ cúng Mẫu, nguyện cầu, lên giá đồng….

– – – Đền Phố Vị: Đền nằm tại thôn Phố Vị xã Hồ Sơn, huyện Hữu Lũng, cách trung tâm huyện Hữu Lũng 4 km về hướng Đông Nam. Đền thờ Đại Vương Trần Triều và mẫu Liễu Hạnh đồng thời thờ thần Tam Phủ Vương Quan. Lễ hội chính của đền được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng, thu hút đông đảo du khách thập phương.

– – – Đền Đèo Kẻng: Cung ngoài thờ quan Ngũ Hổ, cung giữa thờ Đức Vua cha, hậu cung thờ Mẫu. Đền Đèo Kẻng gắn liền với quần thể di tích Bắc Lệ. Trong lễ hội chính đền Bắc Lệ tổ chức vào ngày 20/9 âm lịch, người dân vẫn thường tổ chức lễ rước Phật, Mẫu đến đền Đèo Kẻng để làm Lễ Đại Tế rồi lại rước về.

– – – Đền Quan Giám Sát: Nằm ở thôn 6, xã Hòa Lạc, là nơi thờ Quan Giám sát.

– – – Đền Suối Ngang: Nằm ở thôn Suối Ngang, xã Hòa Thắng. Đền thờ cô gái linh thiêng theo truyền thuyết kể lại từ thời xưa.

– Huyện Gia Bình : Đền Bà Chúa Then (có ba đền bà Chúa Then nằm trên một trục là chính giữa của khối núi Bắc Sơn gồm 5 dãy núi, là Đền Bà Chúa Then Gia Bình, Đền Bắc Lệ và đền bà Chúa Then Bắc Giang nằm bên bờ sông Thương)

– Huyện Lộc Bình:

– – – Đền Khánh Sơn: Lễ hội hàng năm tổ chức vào ngày 8/3 trở thành ngày hội truyền thống của thị trấn Lộc Bình.

– – – Chùa Trung Thiên: Chùa an lạc  tại xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình, chùa nằm bên dòng sông Kỳ Cùng nhìn sang đỉnh núi Mẫu Sơn. Chùa được xây dựng vào năm chính hòa thứ nhất Tiết mùa đông tháng 10 năm 1680 do quận công Vi Đức Thắng, người xã Khuất Xá, châu Lộc Bình khởi công xây dựng. Chùa có kiến trúc kiểu chữ Đinh, hệ thống thờ “tiền Thánh hậu Phật. Chùa Trung Thiên hiện nay thờ quận công Vi Đức Thắng, người có công khởi dựng chùa, được dân làng yêu quý, kính trọng tôn lên làm thánh để thờ phụng. Hàng năm lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như: hát giao duyên, múa sư tử, tung còn, kéo co, đấu võ dân tộc… Đặc biệt trong ngày hội người ta còn đoán được tình hình thời tiết qua tình hình khí tượng ở đỉnh núi Mẫu Sơn. Người xưa truyền rằng khi nào đỉnh Mẫu Sơn có mây mù thì trời nắng, đỉnh trong xanh thì trời mưa.

– Huyện Chi Lăng:

– – – Đền Mỏ Ba: Thuộc xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng.

– – – Đền Suối Lân: Thuộc thôn Lân Bông, thị trấn Chi Lăng.

– – – Đền Chầu Bát: thuộc Phố Hòa Bình, thị trấn Đồng Mỏ.

– Huyện Bắc Sơn:

– – – Đình Nông Lục: Đình thờ vị thành hoàng “Cao Sơn Quý Minh Đại Vương”.

– – – Đình Dục Lắc: Thuộc thôn Nội Hòa, xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn 8km về phía Đông Nam. Đình Dục Lắc thờ dòng họ Dương của xã.

– Huyện Văn Lãng:

– – – Chùa Tà Lài: Có tên chữ là “Thanh Hương Tự”. Tọa lạc trên lưng chừng núi Phia Chàu thuộc địa phận thôn Tà Lìa, xã Tân Mỹ, cách trung tâm huyện Văn Lãng khoảng 15 km về phía Nam. Chùa Tà Lài được được một nữ đô đốc dòng họ Nguyễn Đình theo quận công Nguyễn Đình Lộc hưng công xây dựng từ thế kỷ 18. Đó là một ngôi chùa nhỏ nằm gọn trong hang đá ở lưng chừng núi. Lễ hội chùa Tà Lài được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm

– – – Chùa Tân Thanh:  thuộc khu vực Cửa khẩu Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, Chùa được xây theo lối kiến trúc thuần Việt, đậm đà nét văn hóa Bắc Bộ cổ truyền với diện tích 21 héc – ta. Nơi đây hàng năm luôn là điểm đến tâm linh của rất nhiều du khách và nhân dân trong tỉnh. Hội chùa Tân Thanh diễn ra vào mùng 9 tháng giêng thu hút nhiều du khách thập phương đến thăm bái.

BÀ CHÚA THEN

 

Xứ Lạng là đất của đạo Mẫu, của Tổ mẫu, của núi Mẫu Sơn.

Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao
Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồng

Bài này không nói về người con gái Xứ Lạng bình thường mà nói về Tổ Mẫu xứ Lạng, bà chúa Xứ Lạng, thành Lạng là thành ông Táo, thành Cao là thành ông Công, sông Đào là dòng sông Máu của bà Thị

Tổ Mẫu xứ Lạng chính là bà Chúa Then

CHỮ THEN

Chửa quen đi lại cho quen
Tuy rằng đóng cửa nhưng then không cài
Kẻ khinh người trọng vãng lai
Song le cũng chửa có ai bằng lòng

—o—

Ba cô cùng ở một nhà
Cùng đội nón thúng cùng ra thăm đồng
Ba cô cùng chửa có chồng
Để anh mua cốm mua hồng sang chơi
Sang đến nơi, cô đã có chồng rồi
Để cốm anh mốc, để hồng long tai
Ai làm cái quạt long nhài
Cái ô long dịp, cửa cài long then?

—o—

Chưa giàu đã lấy buồi làm then cửa

—o—

CHỮ THẸN

Chưa nói mà đã thẹn thò
Phải chịu thiệt thòi trong việc làm ăn

—o—

Nhớ khi anh nói anh thề
Con dao lá trúc đặt kề tóc mai
Bây giờ anh đã nghe ai
Con dao lá trúc, tóc mai thẹn thùng
Bây giờ không vẫn hoàn không
Giấm thanh đổ biển mấy thùng cho chua
Nói ra thiên hạ hồ đồ
Tiếng tăm em chịu bao giờ cho vơi
Nói ra em chỉ thẹn lời
Kìa ông trăng sáng soi đôi cau vàng

XỨ LẠNG

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
—o—

Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ
Bụng anh vẫn thẳng như tờ giấy phong

—o—

Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng
Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre

—o—
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
—o—
– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.
Chia sẻ:
Scroll to Top