Tâm lý phú ông và tâm lý thằng bờm là hai tâm lý học đối xứng với nhau, mà được mô tả siêu chính xác “Bờm đúng là Bờm”, và.”Phú ông đúng là Phú ông” trong bài ca dao nổi tiếng “thằng Bờm có cái quạt mo”
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười
Theo bạn, Bờm ngu hay Phú ông ngu ? Bờm đúng hay Phú ông đúng ?
TÂM LÝ PHÚ ÔNG
Phú ông có tâm lý “Đứng núi này, trông núi nọ”. Với Phú ông, núi nọ cao hơn núi này, cỏ núi nọ xanh hơn cỏ núi này, núi nọ có tiên còn núi này chỉ có toàn rắn với muỗi….
Phú ông sính ngoại
– Phú ông thấy nước ngoài giầu hơn nước mình, chính phủ nước ngoài giỏi hơn chính phủ nước mình, đồ ngoại bên đẹp hơn đồ mình, người nước ngoài cao to đẹp trai thông minh hơn người mình …
– Phú ông thích đi du lịch, ra nước ngoài thì càng xịn hơn
– Phú ông thích đi du học nước ngoài
– Phú ông sính ngoại bao gồm ngoại tình, thấy người tình lúc nào cũng mới lạ hơn vợ, nên phú ông cứ ngoại tình hết lần này đến lần khác.
Phú ông mắc bệnh “xa thơm gần thối”
– Phú ông chơi trò “phú quý sinh lễ nghĩa” với lễ nghĩa là những thứ sang chảnh, ngoại lai, đẳng cấp, mang từ nơi xa xôi tới, khác biệt với cái hàng ngày.
– Với Phú ông, Bụt chùa nhà không thiêng, với Phú ông, thầy tâm linh là phải đến từ Tây Tạng, Ấn Độ, …
Phú ông thích so sánh, so bì, đặc biệt nhưng cái mang tính vật chất, hình tướng, tiền bạc, cân đo đong đếm được và với Phú ông, càng nhiều càng xịn, càng cao càng xịn, càng to càng xịn, càng cổ càng xin, càng hiện đại càng xịn…. ví dụ đồ cổ 700 năm phải quý hơn đồ cổ 400 năm, cụ tổ 7 đời sẽ luôn xịn hơn ông tổ 3 đời, nhà 5 tầng phải xịn hơn nhà 1 tầng, tiền lương 100 triệu phải hơn tiền lương 50 triệu.
Vì so bì, nên Phú ông thích bàn chuyện nhà người ta và so sánh nhà mình với nhà người ta
– Chuyện chính trị, chuyện chính phủ : nước ngoài ta như thế này, còn nước mình thì …
– Chuyện khoa học : khoa học của người ta như thế này, còn khoa học của mình thì
– Chuyện doạnh nhân, tỷ phú, triệu phú
– Chuyện hoa khôi hoa hậu
– Chuyện hàng xóm
Phú ông có nhiều tham vọng, còn động lực sống là còn tham vọng
– Phú ông có tâm lý hơn thua
– khi thành công thì tự tin, tự cao, tự phụ, sĩ diện …
– khi thất bại thì tự ti;
nhưng đều là so sánh với người ngoài và các mục tiêu bên ngoài
Phú ông mắc bệnh “cả thèm chóng chán”
– Với Phú ông, cái gì khi chưa có thèm khát, giằng giật, cái gì có rồi thấy tầm thường, vô vị.
– Với Phú ông, yêu là phải chiếm lấy, phải sở hữu, nhưng lấy rồi lại chán vợ ngay.
Phú ông ám ảnh về những thứ ở xa về không gian và xa về thời gian (núi nọ)
– Phú ông thích đặt mục tiêu tương lai, phải mua sắm được cái này cái kia, phải đạt được cái này cái kia, phải trở thành con người thế này thế kia
– Với Phú ông, con người và xã hôị hôm nay đương nhiên phải tiến bộ hơn, tiến hoá hơn con người và xã hội hôm qua. Phú ông gọi đó là hoàn thiện, là tiến hoá, là phát triển.
– Với Phú ông, kế hoạch tương lai xa đương nhiên phải hoành tráng và thử thách hơn kế hoạch tương lại gần : kế hoạch 3 tháng không thể hoành tráng bằng kế hoạch 10 năm, kế hoạch 10 năm không thể so sánh với kế hoạch, sứ mệnh, mục đích cuộc đời, nhưng kế hoạch một đời không thể nào bằng kế hoạch nhiều đời, xuyên đời.
Phú ông có nguyện ước kéo những thứ ở xa (núi kia) về gần (núi này)
– Phú ông có tư tưởng chiếm hữu và động lực chiếm hữu, có một thì muốn hai, có hai lại muốn ba, vì lúc nào cũng còn nhiều thứ chưa có, cần có, muốn có, phải có.
– Phú ông khao khát những thứ vì phú ông không có nó, ít có, khó có nó … nên Phú ông sẵn sàng mua đồ hàng hiệu, xe sang, yến sào, đông trùng hạ thảo … với số tiền vượt xa giá trị của chúng vì phú ông cũng chả cần biết giá trị của chúng, cái phú ông cần là có chúng.
Tại sao Phú Ông đòi đổi cái quạt mo của Bờm ?
– Vì Phú ông có tâm lý hơn thua, giằng giật, chiếm hữu và sở hữu
– Vì Phú ông muốn có cái người khác có mà mình không có, và sẵn sàng đánh đổi bằng cái mình có mà người khác không có (ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, ba bè gỗ lim), vì nghĩ người khác cũng như mình
TÂM LÝ BỜM
Bờm có tâm lý
Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thủy Tiên cửa Vường
mà đều là quê hương của Bờm hết.
Với Bờm, ngôi nhà của mình, làng quê của mình, đất nước mình là nhất và duy nhất, chả việc gì phải đi đâu mà đi đâu cũng chả bằng.
Bờm có tâm lý tự luyến, mà tâm lý học hiện đai gọi là “tình yêu chính mình”.
Bờm luôn thấy mình là duy nhất, thấy chẳng ai như mình (đúng quá, ai mà thử ADN ra giống Bờm được, ai mà có mặt mũi chân tay tính cách cha mẹ giống hệt Bờm được).
Bờm cũng có tâm lý tự thấy thế là đủ, nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống bằng ai bằng mình.
Bờm thấy vợ con mình là nhất, cha mẹ mình là nhất, chẳng ai bằng và cũng chẳng thèm so sánh.
Bờm rất chăm lo ngôi nhà, gia đình, con cái, công việc, tâm tư tình cảm của người thân.
Tại sao Bờm từ chối những thứ đắt đỏ, chỉ lấy nắm xôi của Phú ông để đổi lấy quạt mo ?
– Vì Bờm đánh giá mọi thứ theo giá trị nội tại, thì xôi tương đương với quạt
– Vì Bờm không hơn thua so bì vật chất,
– Vì Bờm lựa chọn một giao dịch cân bằng cho cả hai, thay vì một giao dịch có lợi cho mình nhưng không cân bằng
SO SÁNH BỜM & PHÚ ÔNG
Phú ông quan tâm đến việc thống nhất và điều khiển suy nghĩ của người khác về mình, phú ông quan tâm đến việc số đông ngưỡng mộ mình, nên Phú ông giỏi gây ấn tượng, PR & Marketing.
Bờm quan tâm đến giá trị sẵn có của cá thể. Bờm có tâm lý tự biết mình là ai, tự lo việc của mình, không quan tâm đến việc thiên hạ, hoặc quan tâm đến chừng mực để thiên hạ không can thiệp được vào đời Bờm.
“Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là khẩu hiệu của Phú ông, còn Bơm hát bài “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Bờm có khẩu hiểu I Am That I Am, Tao là Bờm, Bờm là Tao. Phú ông thì tự giới thiệu mình là chủ doanh nghiệp, là tiến sỹ, là công dân yêu nước, là chồng quốc dân …
Rảnh là Bờm thích về quê, nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn hoá và con người của quê hương đất nước, không thích đi du lịch bốn phương và sắm đồ từ bốn phương về như Phú ông.
Bờm có tình yêu với việc mình đã là ai, đang là ai và những thứ mình đã có và đang có, không như Phú ông có tham vọng và toan tính với việc mình sẽ là ai và những thứ mình sẽ có, mình không có.
Khi người trần thế nghĩ đến tiên cảnh lộng lẫy, một đời chỉ mơ ước một lần đến được, còn âm phủ thì thiếu thốn, phải gửi vàng mã xuống cho người âm, họ là Phú ông. Khi người dương gian nghĩ tiên suốt ngày ca hát chả có việc gì ý nghĩa để làm chán vãi, âm phủ thì hùng hục làm đi làm lại những thứ chả có ý nghĩa cá nhân gì với mình, họ là Bờm.
Bờm quan tâm đến ý nghĩa tự thân và giá tri nội tại, ví dụ quạt mo thì bằng nắm xôi, phú ông quan tâm đến gía trị so sánh và thắng thua, ví dụ thằng Bờm không giàu bằng mình mà nó lại có cái quạt mo, mình thì không có, nên mình phải có bằng được cái quạt mo, và Phú ông sẵn sàng đánh đổi những thứ mình có nhiều lấy thứ mình chưa có.
Bờm đi con đường âm dương thuận lý, âm dương cân bằng, âm dương hoà hợp, còn Phú ông đi con đường âm dương nghịch lý, âm dương thái cực, âm dương vô cực.
Trong câu chuyện giữa Bờm và Phú ông
– Phú Ông mở đầu giao dịch theo âm dương thái cực, âm dương vô cực, âm dương so sánh
– Bờm kết thúc giao dịch theo âm dương cân bằng, âm dương thuận lý, âm dương hoà hợp
Như vậy giao dịch đạt được khi cả hai đều đã sống đúng theo cách của mình, và đạt được điều mình mong muốn.
CHÚNG TA LÀ BỜM HAY PHÚ ÔNG ?
Chúng ta thường nghĩ chúng ta chẳng nhiều tiền như Phú Ông, cũng chẳng ngu như Bờm, nhưng thực sự bài ca dao này nói về người Việt tiêu biểu, mà
– vừa giống Bờm vừa giống Phú ông, hoặc
– lúc là Bờm lúc là Phú ông.
Bạn giống Bờm hơn hay giống Phú ông hơn ? Xã hội này giống Bờm hơn hay giống Phú ông hơn ? Trong Công Nguyên, Phú ông là tư tưởng của số đông, của thời đại, nhưng có thể trong sâu thẳm một số người Việt biết Bờm mới chính là mình.
Nếu chúng ta nhận ra có Bờm và Phú ông bên trong chính mình, thì chúng ta cũng nhận ra đối thoại giữa Bờm và Phú ông là cơ chế lặp đi lặp lại bên trong con người mình và chúng ta cũng nhận ra sự theo đuổi quạt mo của Phú ông và sự đánh đổi nắm xôi chính là cách mà mình đang sống.