SỰ TÍCH PHẬT TỔ MAN NƯƠNG

Loading

KHÂU ĐÀ LA Ở LÀNG NÀNH

Xưa, sư Khâu Đà La người nước Thiên Trúc hành đạo Bà La Môn. Từng ở trên núi cao, không cần tu viện lớn mà chu du khắp bốn biển. Bấy giờ, vào thời Hán đã đến nước ta.

Sư Khâu Đà La đi qua đất làng Nành bên bờ sông Đuống và cư ngụ lại một thời gian. Làng Nành, tổng Nành, sau là xã Ninh Hiệp, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc.

Ban ngày Ngài đi hóa đạo, cầm cây cờ thắng phan, ban đêm về ngủ ở tảng đá ở cây đa đầu làng. Ở gò đất trong làng Ngài dựng một thảo am để thờ Phật, đây chính là tiền thân của ngôi chùa Nành, còn có tên là chùa Cả sau này.

Tương truyền, chỗ thảo am là đầu chim Phượng Hoàng còn tảng đá sư ngủ là lưng của con chim.

Sau này, ông Tu Định cư sĩ (cha của Man nương) đã đến đón Khâu Đà la về Luy Lâu ở kẻ Dâu.

TU ĐỊNH Ở LUY LÂU, KẺ DÂU

Bên cạnh thành Luy Lâu có ông bà Tu Định người làng Mãn Xá. (Làng Mãn Xá tên nôm là làng Mèn, tổng Khương Tự, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc; sau là thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)

Khâu Đà La thường ngồi tĩnh tọa không ăn uống. Trong lòng Tu Định biết là Phật xuất thế nên rất kính cẩn mến mộ.

Tu Định có một người con gái xinh đẹp nết na, tên là Man Nương, đã cho theo thày học đạo.

KHÂU ĐÀ LA Ở PHẬT TÍCH

Nhà sư nói với Tu Định rằng: “Ông nhập Phật Pháp của ta là sớm có duyên, Man Nương có đạo ngày kia sẽ thành Đại pháp khí” và còn giúp Tu Định phép thuật lấy nước cứu hạn giúp dân, rồi nói lời từ biệt vào trong núi tu hành.

Núi Phật Tích, còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên, ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Núi Phật Tích là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng có tên nôm là núi Chè. Núi Phật Tích là núi đất, nhưng ở đó mọc lên muôn ngàn mỏm đá.

MAN NƯƠNG & CÂY DUNG THỤ

Một hôm, Man Nương đến bỗng có rồng mây cuốn quanh mình rồi cảm động mà mang thai. Man Nương sợ hãi nói rõ sự việc với cha mẹ. Ông bà Tu Định kinh ngạc vào núi để nói rõ sự tình với Đà La. Nhà sư bảo rằng: “Man Nương có thai là do nhân thiên hợp khí”.

Man Nương có mang được 14 tháng, đến ngày 8 tháng 4 sinh được một bé gái, trong phòng hương thơm khác lạ lan tỏa đầy nhà. Man Nương liền bế con vào nơi núi non tìm thày, trời âm u không thấy rõ ràng, chỉ nghe thấy tiếng tụng niệm, bèn quay lại nói với cây dung thụ rằng: “Nếu có thiêng hãy ôm lấy hài nhi này”. Cây bèn mở thân, bèn đặt đứa bé vào đó, cây khép lại…

SĨ NHIẾP & CÁC CHÙA TỨ PHÁP

Sau đó, trời mưa to gió lớn giật đổ cây dung thụ trôi đến cửa bến thành Luy Lâu, trong cây như có tiếng nhạc, ánh sáng chiếu rọi, mùi hương thơm phức, mọi người đều thấy. Sĩ Vương trong thành thấy lạ, bèn lệnh cho quan quân xem xét, quả nhiên như vậy, đến đêm mộng thấy một vị Thần nói rằng: “Cây này là thần mây, mưa, sấm, chớp”.

Vương bèn ban bố với quần thần trong triều tạc tượng Phật để thờ và lệnh cho thợ cắt cây làm bốn đoạn tạc thành bốn tượng.

Khi tượng tạc xong đã lệnh cho nhân dân sáng lập các chùa: Thiền Định – Diên Ứng (Dâu), Thành Đạo (Đậu), Phi Tướng tự và chùa Phương Quan (Dàn) Trí Quả để thờ phụng.

Lúc khánh thành khi còn chưa đón vào chùa thì gặp đại hạn. Vương bèn cầu khấn, bỗng nhiên mưa to. Vì thế nhớ mộng trước bèn đặt tên là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

Đến khi rước vào chùa, ba tượng xe chở rất nhẹ, còn tượng Pháp Vân nặng không thể được. Vương cho thợ tạc tượng đến hỏi, thợ tâu trong cây có hòn đá đã vứt xuống sông, lại lệnh cho ngư dân đi mò tìm vì biết cây đó chứa con của Man Nương và tạc thành tượng Thạch Quang để thờ.

Vương lại lệnh cho nhân dân tạc tượng Tam tổ sáng lập chùa Phúc Nghiêm.

BÀ KEO

Truyền thuyết về bà Keo gắn với truyền thuyết Phật mẫu Man Nương và Tứ Pháp ở vùng Dâu Luy Lâu .

Tương truyền khi Sĩ Nhiếp cho tạc 4 pho Tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện xong thì còn thừa một mẩu gỗ nhỏ nhất ở phần ngọn, người thợ tạc tượng họ Đào đã tạc thành một pho tượng Pháp Vân nhỏ hơn.

Các pho tượng trước được chia về các chùa vùng Luy Lâu và đặt tên nôm theo tên làng là: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn, còn pho tượng nhỏ nhất làng Keo rước về thờ và gọi là Bà Keo.

Tuy là hóa thân của chị cả Pháp Vân nhưng bà Keo là em út của Tứ Pháp.

Tương truyền xưa kia bà Keo cũng được rước về dự hội Dâu mùng 8/4 như các chị, tuy nhiên bà nghịch ngợm nhất, có lần đám rước bà chạy đánh rơi cả mão vào đống phân trâu, sua hàng Tổng Dâu họp không cho bà vào nữa. Từ đó, Bà bái vọng về khu vực Dâu lễ Phật Mẫu chứ không vào chùa Dâu hội họp công đồng với Tứ Pháp như xưa.

CHÙA NÀNH & THẠCH QUANG PHẬT

Chùa làng Nành ban đầu tên là Đại Thiền tự, đến thời Đinh Tiền Lê mới thờ thêm Pháp Vân và gọi là Pháp Vân tự, nguyên do như sau: khi đó, tượng Pháp Vân ở chùa Dâu trong thành Luy Lâu nổi tiếng linh thiêng nên được rước về Đại La để cầu phúc cho dân. Lúc rước trả về chùa Dâu thì Thạch Quang vương Phật ở chùa Dâu biến đâu mất. Ở chùa Nành mọi người nhìn thấy hào quang tỏa sáng trên cây mận vườn chùa, đến xem thì thấy Thạch Quang Vương Phật ở đó, liền đốn cây mận tạc thành tượng Pháp Vân để thờ cúng, từ đó rất là linh ứng.

—o—o—o—

SỰ TÍCH PHẬT TỔ MAN NƯƠNG – DANH SÁCH QUAN TRONG

Danh sách các nhân vật và địa điểm liên quan
– Khâu Đà La
– – – Đền Thạch Sàng là nơi ngủ của nhà sư khi ngài mới đến nước ta và ở lại làng Nành
– – – Chùa Nành là am nơi nhà sư toạ thiền trước khi về Luy Lâu và sau nơi đây thành chùa
– – – Chùa Tổ là nơi thờ sư cùng với Phật tổ Man Nương, Tu định và Ưu Di, cha mẹ của Man Nương
– – – Chùa Phật Tích, có am nơi sư đã tu hành khi sau khi về Luy Lâu
– Sĩ Nhiếp
– – – Đền Sĩ Nhiếp và lăng mộ
– – – Đền Lũng
– Khương Tăng Hội
– – – Tây Thiên
– – – Luy Lâu
https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/thien-su-tang-hoi/
https://thuvienhoasen.org/a38266/cuoc-doi-va-su-nghiep-to-su-khuong-tang-hoi
– Tu Định
– – – Chùa Tổ
– Ưu Di
– – – Chùa Tổ
– Phật Tổ Man Nương
– – – Chùa Tổ
– Tứ Pháp :
– – – Pháp Vân (mây)
– – – Pháp Vũ (mưa)
– – – Pháp Lôi (sấm)
– – – Pháp Điện (chớp)
– Thạch Quang Phật
– – – Chùa Dâu
– – – Chùa Nành
– Bà Keo
– – – Chùa Keo
– Bà Đanh (Pháp Phong)

Danh sách vùng đất
– Làng Nành : Làng Nành, tổng Nành, sau là xã Ninh Hiệp, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc.
https://nhandan.vn/lang-nanh-xua-ninh-hiep-nay-post396536.html
– Làng Mèn, kẻ Mèn
– Luy Lâu
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/74018/vai-net-ve-trung-tam-phat-giao-luy-lau-bac-ninh.html
– Tiên Du

Danh sách sông núi
– Núi Phật Tích : Núi Phật Tích, còn gọi là núi Lạn Kha hay Non Tiên, ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Núi Phật Tích là đoạn cuối của dãy Nguyệt Hằng có tên nôm là núi Chè. Núi Phật Tích là núi đất, nhưng ở đó mọc lên muôn ngàn mỏm đá.
https://danviet.vn/chua-phat-tich-nghin-nam-va-nhung-truyen-thuyet-ly-ky-20220820163907782-d1038549.html
– Núi Tam Đảo
– Sông Thiên Đức (gần như đã mất)
– Sông Dâu (gần như đã mất)

Danh sách đền
– Đền Thạch Sàng thờ Khâu Đà La
– Đền Sĩ Nhiếp thờ Sĩ Nhiếp
– Đền Lũng thờ Sĩ Nhiếp

Danh sách chùa
– Chùa Nành
– – – còn có tên là chùa Cả, Pháp Vân
– – – thờ Thạch Quang Phật
– – – thờ Khâu Đà La (ban Tổ, người lập chùa)
– Chùa Tổ
– – – tên chữ là “Phúc Nghiêm tự”
– – – thờ Tu Định (cha Man Nương) & Ưu Di (mẹ Man Nương), Man Nương, Khâu Đà La,
– – – ở thôn Mãn Xá (Làng Mèn), tổng Khương Tự, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc; sau là thôn Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
https://disanvanhoathuanthanh.vn/Tourism/Places/6/Chua-To.html
– Chùa Dâu (Pháp Vân)
– Chùa Đậu (Pháp Vũ)
– Chùa Tướng (Pháp Lôi)
– Chùa Dàn (Pháp Điện)
– Chùa Keo
– Chùa Phật Tích
– Chùa Tây Thiên (Tam Đảo)
– Chùa bà Đanh

—o—o—o—

SỰ TÍCH PHẬT TỔ MAN NƯƠNG – HÀNH TRÌNH TỰ KHÁM PHÁ

Gợi ý hành trình tự khám phá sự tích Phật Tổ Man Nương như sau
– Chùa Cả (chùa Nành), tượng Pháp Vân đặt ở hậu cung của Tam Bảo (nhớ xin nước)
– Đình Cả (đình làng Nành) mà đã mất chỉ còn có giếng nước (nhớ xin nước)
– Đền Thạch Sàng
– Chùa Tổ (nhớ xin nước ở giếng Man Nương đã từng cắm cây Tích Trượng)
– Chùa Dâu (nhớ xin nước)
– Chùa Đậu (có 2 chùa đều không có tượng vì tượng để ở chùa Dâu)
– Chùa Tướng
– Chùa Dàn
– Chùa Keo
– Chùa Phật Tích (am của Khâu Đà La nằm ở lưng chừng núi và tượng Phật cổ liên quan đến sự tích Man Nương)
– Đền Sỹ Nhiếp, mộ Sỹ Nhiếp, đền Lũng
Di tích ẩn nhất liên quan đến sư tổ của Thiền Tông Việt Khương Tăng Hội, có thể đi
– chùa Tiêu (ban tổ), núi Tiêu, sông Tiêu Tương (nhớ xin nước).
– chùa Dâu (ban tổ), giếng
Lưu ý
– Thày Khương Tăng Hội là Tổ Đồng của Thiền Tông bên Phật Giáo, cùng với Sĩ Nhiếp là An Nam Học Tổ của Nho Giáo, liên quan đến Tam Giáo Đồng Nguyên.
– Liên quan đến Phật Giáo Việt, thày Khâu Đà La là tổ Vàng, thày Lục Tổ Huệ Năng là tổ Bạc. Người hành thiền phải qua được hai vị tổ này, mới có thể gặp được tổ Đồng là thày Khương Tăng Hội. Cả cụm di tích ở Tổng Nành liên quan đến Khâu Đà La và Thạch Quang Phật, đặc biệt là di tích Thạch Sàng đều nằm trên long mạch giữa Tây Thiên và Luy Lâu. Mạch này sinh ra các vị Tổ của Phật Giáo Việt Nam trước Công Nguyên và đầu Công Nguyên, mà đại diện trong sự tích này là Khâu Đà La và Khương Tăng Hội, tổ của thiền tông Việt. Vì tìm di tích và chùa liên quan đến sư tổ Khương Tăng Hội là rất khó, nên chúng ta có thể đi chùa Tiêu của sư tổ Lục Tổ Huê Năng, và từ ban tổ của chùa Tiêu, chúng ta sẽ nối được cả dòng thiền tông Việt về sư tổ đời đầu là thày Khương Tăng Hội.
Ngoài ra có thể đi mạch nước của sự tích Man Nương
– Ngã ba sông Dâu của sông Hồng và sông Đuống, mà cũng là ngã ba của sông Dâu và sông Thiên Đức. Xưa đây là đầu nguồn sông Dâu và sông Thiên Đức. Sông Thiên Đức mới là con sông cổ, con sông gốc, so với sông Đuống là sông mới sau này. (nhớ xin nước)
– Vực sông Thiên Đức nơi có đền Trúc Lâm (nhớ xin nước)
– Đoạn sông Dâu ở gần thành Luy Lâu còn sót lại (nhớ xin nước)
– Ngã ba sông Dâu sông Nghĩa Trụ (nhớ xin nước)
Chia sẻ:
Scroll to Top