Nhịp điệu gia đình

Loading

  • Ngày 27/3/2024
  • Lớp : Lễ Tết
  • Đề tài : Nhịp điệu gia đình
  • Người hướng dẫn : Thu Hương
Cô giáo giao đề tài thiền cho lớp Lễ Tết là nhịp điệu của gia đình.
Gia đình là cái gì ? Tại sao có gia đình hạnh phúc và có gia đình bất hạnh ? Nếu con người có nhịp tim và nhịp thở, thì gia đình cũng phải có nhịp điệu mà các thành viên tạo ra với nhau. Khi gia đình mà nhịp tim chết, nhịp thở loạn, thì gia đình chỉ còn là cái nhà trọ, các thành viên rời khỏi nhau. Chúng ta hãy cùng vào thiền để quan sát nhịp điệu gia đình, những lúc chúng ta có nhịp điệu và có lúc chúng ta mất nhịp điệu.
Đợi cả lớp vào thiền, cô giáo hỏi một bạn đầu tiên, nhưng bạn chưa vào được thiền. Các bạn khác, bạn thì chỉ có nhịp điệu ngày còn bé xíu, có bạn chỉ có nhịp điệu lúc hai vợ chồng yêu nhau, có bạn nhịp điệu có nhưng nhạc không có, ….
Sau khi đã hỏi một vòng cả lớp, bạn đầu tiên lên tiếng bảo cho em kể bài thiền của em. Bạn nói rằng “bài thiền cho thấy em là con dở hơi.”
Tuần trước cả lớp đã đi đề tài điên, quan sát các kiểu chập mạch của tư duy, hôm nay cả lớp cùng nhau chuyển sang đề tài dở hơi là rất hợp lý. Điên là trạng thái của tư duy và tâm trí, còn dở hơi là trạng thái dở chừng của hơi thở, lỡ làng của nhịp điệu cuộc sống. Bọn điện ngây dại chính là bọn dở hơi đấy thôi.
Không phải ai điên cũng thấy mình điên, không phải ai dở hơi vào thiền cũng rút ra được một kết luận vô cùng có trọng tâm như bạn rằng “Em là con dở hơi”. Cô giáo đã dạy thở cho bạn hai khoá liền, nên đây là một trong những học sinh khá hiểu hơi thở của mình so với mặt bằng chung của lớp.
Bài thiền. Em là con dở hơi
Em quan sát cuộc đời mình từ bé đến lớn, các mối quan hệ và công việc, em nhận ra em chết cả việc vào nhịp và việc ra khỏi nhịp, em bắt nhịp với ai và trong công việc nào cũng rất nhanh, nhưng em chả hiểu ai và em chẳng làm cái gì đến nơi đến chốn.
Em phải học bắt nhịp và hoà nhịp trước khi học cách ra khỏi nhịp, tách nhịp và phá nhịp.
Em không có nhịp thở nào ra hồn. Em ở với bố mẹ thì em thở theo bố mẹ em, nhưng em chả thở theo được bố mẹ em, bố mẹ em là một cặp đôi vô cùng nhịp nhàng, bố thở vào thì mẹ thở ra. Em không bắt nhịp thực sự được với bố mẹ em, em nhảy ra, nhảy vào nhịp điệu của bố mẹ nhưng không bao giờ thực sự vào được, và em rất dễ bay ra khỏi gia đình khi có cái gì thu hút em hơn.
Khi yêu đương, em bay vào quan hệ với người yêu, nhưng chưa bay nổi vào quan hệ này thì em đã bay ra khỏi gia đình. Em chả hiểu sao mà bố mẹ em nói ra nói vào quan hệ này của em, bởi vì em không ở trong nhịp điệu với bố mẹ nên em chả hiểu bố mẹ em nói gì.
Em cũng chẳng hoà nhịp được với chồng mà em văng luôn ra khỏi nhịp điệu với chồng khi lấy chồng.
Thời gian hai vợ chồng ở cùng bố mẹ em, nhịp của em rất kinh khủng, vì em cứ đứng giữa các luồng, có lúc em nhảy sang bố mẹ có lúc em nhảy sang chồng.
Rồi khi xuất hiện mẹ chồng ở thỉnh thoảng ở cùng, mẹ chồng giữ nhịp riêng rất kinh, nhịp rất kim, xuyên qua các mối quan hệ. Vợ chồng đã không có nhịp điệu riêng, khi có mẹ chồng thì văng luôn ra khỏi nhau.
Khi sinh con, em theo nhịp điệu của con.
Sau một thời gian, chồng em giữ được nhịp gia đình, ông chồng chả cần làm gì, nhưng nhịp gia đình vẫn do ông chồng giữ, còn em làm theo. Em và chồng em là hai nhịp thở, con em lúc nhảy vào nhịp của người này, lúc nhảy vào nhịp của người kia .
Khi chồng em chán gia đình, tách ra, thì con em nhảy vào nhịp của mẹ và cách xa bố. Con em thấy bố về nhà là gào thét lên như bố là người xa lạ, là trộm.
Khi quan hệ hai vợ chồng trên bờ vực, em và chồng nói chuyện, và chồng em nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, và cả hai thay đổi, sự gắn kết tốt hơn nhiều, tuy em vẫn chưa có được nhịp điệu riêng của em, quan hệ của vợ chồng và con cái vẫn được cải thiện rõ ràng luôn, khi mọi người cố gắng bắt nhịp với nhau. Con út đang sợ bố chuyển sang bám bố. Trẻ con luôn nhạy cảm nhất và tự nhiên nhất với nhịp điệu. Thời điểm đó tái sinh hơi thở gia đình.
Nhưng rồi năm nay, nhịp điệu lại một lần nữa đảo lộn.
Chia sẻ:
Scroll to Top