Lễ Trùng Cửu

Loading

Tên : Lễ Trùng cửu, Trùng dương

Thời gian : Mùng 9 Tháng 9

Đối tượng :

– Người già, đặc biệt la cha mẹ già hoặc đã khuất

– Cây, quả chín hoặc đã quá già

– Phụ nữ xuất gia, xuất giá

Sự kiện

– Xuất gia – Xuất giá

– Về già – Quá già

– Cái chết, sự kết thúc

– Huyền bí, huyền thiên

CỬU – CHÍN – KỶ

Cửu là trạng thái hoàn thiện cao nhất của cả cấu trúc và vận hành trước khi có sự chuyển hoá, để sang một chu kỳ vận hành và cấu trúc mới, mà sẽ có tính chất non trẻ, thiếu hụt, sai sót và bất cập. Cửu có tính hoàn thiện, sâu sắc và huyền bí.
Kỷ thiên về cấu trúc khoá chặt & đứt đoạn dang kim thổ hóa
Chín thiên về vận hành và chuyển hoá liên tục dạng mộc thủy khí
– Cửu huyền thất tổ
– Chín tháng : Chín tháng mang thai, Chín tháng cưu mang, Chín tháng mười ngày
– Cù lao chín chữ
– Chín chu bốn bể
– Chín tầng : Chín tầng mây, chín tầng trời
– Chín cõi
– Chín phương trời, mười phương đất/phật
– Cửu trùng đài
– Cửu thiên
– Cửu trùng thiên
– Mẫu Cửu Trùng Thiên
– Cửu Thiên Huyền Nữ
– Tết Cửu Trùng
– Chín cái
– Chín khúc
– Chín toà
– Chín trăng
– Chín thu
– Chín năm
– Chín suối
– Cửu tuyền
– Sông Cửu Long
– Toà thờ Cửu Long
– Giáp (4), ất (5), bính (6), đinh (7), mậu (😎, kỷ (9), canh (0), tân (1), nhâm (2), quý (3).
– Thiên niên kỷ
– kỷ cương phép nước
– kỷ luật quân sự
– chủ nghĩa khắc kỷ

NHÂN VẬT

– Cô Chín

– Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Cửu Trùng Thiên

– Cửu Thiên Huyền Nữ

THẦN TÍCH

– Hậu Nghệ bắn chín mặt trời

– Sự tích Sơn Tinh – Thuỷ Tinh : Voi chín ngà, gà chín cựa, ngưa chín hồng mao

CÁC NGÀY ĐẶC BIÊT CỦA THÁNG 9

TẾT TRÙNG CỬU : 9-9
Mồng chín tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.
Câu ca dao này cho biết, Tết Trùng Cửu là ngày mở đầu một chu kỳ nguyên khí – vận khí theo âm dương ngũ hành
– mùng 9/9 có mưa nghĩa là giai đoạn sau sẽ là mộc thổ thuỷ, hợp với nghề nông
– mùng 9/9 không có mưa nghĩa là giai đoạn sau sẽ là kim khí hoả, hợp với nghề buôn hơn.
Vậy chúng ta cùng chờ xem năm nay mưa hay không mưa vào Tết Trùng Cửu.
—o—o—o—
NGÀY GIỖ ĐỨC HUYỀN THIÊN : 9 – 9
Đức Thánh Huyền Thiên gắn với số 9 và có 9 nơi thờ thánh Huyền Thiên ở Hà Nội
– – – Đền Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội : lễ hội kỷ niêm ngày sinh Thánh là ngày 3/3 âm lịch hàng năm
– – – Đền Trấn Vũ, Thạch Bàn, quận Gia Lâm, Hà Nội : đây là nơi có bức tượng đồng đen to nhất của ngài, to hơn tượng ở đền Quán Thánh. Lễ hội vào ngày 3 tháng 3 âm lịch là ngày sinh của Ngài, lễ hội ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày hóa của Ngài.
– – – Đình Đông Thành, số 9 Hàng Vải : Huyền Thiên Chân Quang Đế, lễ hội ngày 9/9 âm lịch
– – – Chùa Quán Huyền Thiên, Hàng Khoai : Lễ hội vào ngày 3/3 và 9/9 âm lịch hàng năm.
– – – Đền Sái, Huyền Thiên đạo quán hay Chân linh quán thuộc thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh : Lễ hội rước vua giả vào ngày 11/1 hằng năm
– – – Đền núi Sưa : Huyền Thiên Hắc Đế, Lễ hội Núi Sưa là hội của 3 làng cổ (Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu) đều thờ chung một thần Hoàng làng là Đức Huyền Thiên Hắc Đế, vào ngày sinh của ông 19/1 âm lịch
– – – Đình làng Ngọc Hà, làng Hữu Tiệp, làng Xuân Biểu : Huyền Thiên Hắc Đế, lễ hội ngày 19/1, chung với làng Hữu Tiệp, hai làng rước bài vị của thần đến núi Sưa để tế chung
—o—o—o—
NGÀY LỄ CÔ CHÍN (Cửu Thiên Huyền Nữ, hay Cửu Thiên Công Chúa) 9 – 9
– – – Đền thờ Đức Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Quân ở Phố Hiến, Hưng Yên, lễ hội hằng năm vào các ngày mùng 3/3, ngày 20/8 và ngày mùng 9/9 âm lịch
– – – Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa; nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, lễ hội ngày 3/4 và 9/9
– – – Đền Cô Chín núi Rồng (nơi chín ngọn núi tạo thành hình rồng tại Đồ Sơn), đền Long Sơn, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, lễ hội 9/9 là ngày khánh tiệc cô Chín
– – – Đình làng Cẩm Phô và Sơn Phong, ở Hội An, Quảng Nam thờ Cửu Thiên Huyền Nữ
– – – Ở miền Trung được thờ chung với các vị thần xứ sở như Thiên Y A Na hay các thánh Mẫu, với sắc phong triều Nguyễn là Dực bảo Trung hưng Huyền nữ
—o—o—o—
RẰM THÁNG CHÍN 15-9
Muốn ăn cơm chăm
Ném mạ rằm tháng chín
Lúa cấy tháng chạp
Đạp gốc mà gặt
—o—o—o—
NGÀY QUÁN ÂM XUẤT GIA : 19-9
—o—o—o—
NGÀY RƯƠI XUẤT HIỆN : 20-9
Tháng chín đôi mươi
Tháng mười mùng năm
Ngày 20-9 & 5-10 là ngày nước dâng lên, rươi chui lên
—o—
Hai mươi tháng chín mưa rấp trộ rươi
Hai mươi tháng mười mưa rấp trộ cá
Ngày 20-9 & 20-10 là ngày có rươi và có cá trên cánh đồng

CÁC NGÀY ĐẶC BIỆT MANG SỐ 9

MỒNG CHÍN THÁNG 4

Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời

—o—

NGÀY 9 NGÀY 4

Chợ Bưởi ngày chín, ngày tư
Riêng một tháng tám lại dư phiên rằm
Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm
Đi mua hoa quả chơi rằm trung thu.

—o—

Chợ Bưởi một tháng sáu phiên
Rủ nhau đi chợ nên duyên đèo bòng
Ngày tư, ngày chín em mong
Buồng cau, con lợn bận lòng anh lo.
—o—
19 – NGÀY VÍA ĐỨC QUÁN ÂM
Bộ ngày vía của đức Quán âm đều rơi vào số 19
– – – Ngày vía Quán âm đản sinh : 19-2
– – – Ngày vía Quán âm thành đạo : 19-6
– – – Ngày Quán âm xuất gia : 19-9
—o—
29 –

 

THÁNG 9 : MƯA – NẮNG – GIÓ

THÁNG 9 – NẮNG

THÁNG CHÍN NẮNG GẮT NẮNG GAY

Tháng giêng là nắng hơi hơi
Tháng hai là nắng giữa trời nắng ra
Thứ nhất là nắng tháng ba
Tháng tư có nắng nhưng mà nắng non
Tháng năm nắng đẹp nắng giòn
Tháng sáu có nắng bóng tròn về trưa
Tháng bảy là nắng vừa vừa
Tháng tám là nắng tờ ơ thế này
Tháng chín nắng gắt nắng gay
Tháng mười có nắng, nhưng ngày nắng không
Tháng một là nắng mùa đông
Tháng chạp có nắng nhưng không có gì

THÁNG 9 – MƯA

THÁNG 9 MƯA RƯƠI

Tháng chín mưa rươi
Tháng mười mưa cữ

—o—

THÁNG CHÍN LÀ THÁNG MƯA RƯƠI

Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu

—o—

THÁNG CHÍN MƯA GIÔNG

Tháng chín mưa giông thuyền mong ghé bến
Từ nơi bãi biển qua đến buổi chợ chiều
Nuôi con chồng vợ hẩm hiu
Nhà tranh một mái tiêu điều nắng mưa

THÁNG 9 – GIÓ

THÁNG CHÍN PHONG VÂN GẶP HỘI

Lác đác lộc cơi
Đôi dân nước nghĩa hồ vơi lại đầy
Tháng chín năm nay phong vân gặp hội
Lòng em bối rối, trong dạ khát khao
Em mong chị ra để mà than thở
Đôi dân cách trở, đường đất xa xôi
Tơ hồng xe rồi, sao chị chẳng liệu?
Ngoài em thì tiếu, trong chị thì đài
Để em chờ đợi đến hôm mai

—0—

THÁNG CHÍN LÀ THÁNG GIÓ NGOÀI

Tháng giêng là gió hây hây
Tháng hai gió mát, trăng bay vào đền
Tháng ba gió đưa nước lên
Tháng tư gió đánh cho mềm ngọn cây
Tháng năm là tiết gió tây
Tháng sáu gió mát cấy cày tính sao
Tháng bảy gió lọt song đào
Tháng tám là tháng tạt vào hôm mai
Tháng chín là tháng gió ngoài
Tháng mười là tháng heo may rải đồng
Tháng một gió về mùa đông
Tháng chạp gió lạnh gió lùng, chàng ơi
Mười hai tháng gió tôi đã họa rồi
Mưa đâu, chàng họa một bài cùng nghe!

—o—

THÁNG CHÍN MƯA BỤI GIÓ MAY

Trời mưa cho ướt lá khoai
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước cực lòng anh thay
Tháng chín mưa bụi, gió may
Cất lấy gàu nước, hai tay rụng rời

THÁNG 9 – CON : RƯƠI

Hai mươi tháng chín mưa rấp trộ rươi
Hai mươi tháng mười mưa rấp trộ cá

NGÀY 20-9 & 20-10 : là ngày có rươi và có cá trên cánh đồng

—o—

Tháng chín đôi mươi
Tháng mười mùng năm

NGÀY 20-9 & 5-10 : là hai người nước lên, rươi xuất hiện

—o—

Tháng chín ăn rươi
Tháng mười ăn ruốc

Rươi và ruốc hay con tôm nhỏ là sản vật của đồng lúa ngập nước tháng 9 và tháng 10

—o—

Tháng chín mưa rươi

Tháng mười mưa cữ

Rươi xuất hiện cùng với mùa mưa tháng 9, mưa tháng 9 gọi là mưa rươi

—o—

Tháng chín động rươi
Tháng mười động ra
Tháng ba động rạm

Rươi, ra và rạm đều là các sản vật của đồng ruộng khi có đủ nước

THÁNG 9 – CÂY

LÚA

Muốn ăn cơm chăm
Ném mạ rằm tháng chín
Lúa cấy tháng chạp
Đạp gốc mà gặt

—o—

Một năm chia mười hai kì
Em ngồi em tính khó gì chẳng ra
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm
Tháng ba đi bán vải thâm
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về
Tháng sáu em đi buôn bè
Tháng bảy tháng tám trở về đong ngô
Chín, mười cắt rạ đồng mùa
Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng
Anh ăn rồi anh lại nằm
Làm cho em phải quanh năm lo phiền
Chẳng thà lấy chú lực điền
Gạo bồ thóc đống còn phiền nỗi chi?

—o—

Tháng giêng thì lúa xanh già
Tháng hai lúa trổ, tháng ba lúa vàng
Tháng tư cuốc đất trồng lang
Tháng năm cày cuốc tiếng nàng hò lơ
Tháng sáu làm cỏ dọn bờ
Tháng bảy trổ cờ, tháng tám chín thơm
Gặt về đạp lúa phơi rơm
Mồ hôi đổi lấy bát cơm hàng ngày
Lúa khô giê sạch cất ngay
Chỗ cao ta để phòng ngày nước dâng
Mùa đông mưa bão nhiều lần
Nàng xay, chàng giã cùng ngân tiếng hò
Tháng mười cày cấy mưa to
Trông trời, trông đất cầu cho được mùa

QUẢ HỒNG

Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm
Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng
Tháng mười buôn thóc, bán bông
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.

QUÍT

Tháng chín quít đỏ trôn

BẦU

Muốn ăn bầu trồng đầu tháng chín

RAU MUỐNG : rau già

Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn

MĂNG : măng già

Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Cá rô tháng năm thì bằm cho chó

—o—

Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Chuối mùa đông cho không nỏ lấy—o—Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Chuối mùa đông quăng cho lợn

SAO CỦA SỐ 9

Có hai ngôi sao liên quan đến số 9, là sao Thần hay sao Thần nông của tháng 9 âm lịch, và sao vua, hay sao rua, sao Mạ (sao Kim Ngưu) có 9 cái. Hai chòm sao này đều liên quan đến nông nghiệp.

Thiên Hạt Tên dân gian là Thần Nông, còn gọi là chòm Bọ Cạp hoặc gọi tắt là sao Thần, một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của dải Ngân Hà. Nhà nông nước ta xưa kia xác định vụ lúa bằng cách quan sát biến đổi của chòm sao này.

Tua rua Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu “Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề.”

SAO THẦN (SAO THẦN NÔNG) – THÁNG 9

Trên trời có ông sao Thần
Bốn mùa chỉ lối cho dân ăn làm.
Sang xuân Thần cúi lom khom
Là mùa trồng đậu, dân làng biết chăng?
Bước sang tháng chín rõ trăng
Lưng thần hơi đứng là đang gặt mùa

—o—

SAO VUA – 9 CÁI

Sao vua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha
Sao vua chín cái nằm ngang
Thương em từ thuở mẹ mang trong lòng
Sao vua chín cái nằm chồng
Thương em từ thuở mẹ bồng trên tay
Sao vua chín cái nằm ngay
Thương em từ thuở biết đi biết bò.

—o—

Sao Rua chín cái, sao Bánh Lái nằm ngang
Thương em từ thuở má mang trong lòng
Sao Rua chín cái nằm chồng
Thương em từ thuở má bồng trên tay

BÀI CA SAO

Sao Tua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha
Sao Vua sáu cái nằm xa
Thương em từ thuở người ra người vào

Sao Mơ sáu cái nằm chầu
Sao Khuê mấy cái nằm đâu

Sao Khuê chín cái nằm dài
Thương em từ thuở tình ngoài nghĩa trong
Sao Măng năm cái nằm ngang
Thương em từ thuở mẹ mang đầy lòng

Sao Vươn dăm cái nằm tròn
Sao Tư bốn cái nằm vuông

Sao Đôi hai cái nằm chồng
Thương em từ thuở mẹ bồng mát tay
Sao Hoa ba cái nằm xoay
Thương em từ thuở được vay nụ cười

Sao Băng bay vút vào đời
Sao Sa rơi xuống lòng vui

Sao Băng ngã xuống gầm trời
Thương em từ thuở mẹ ngồi nghĩ xa

Sao Sa rơi xuống vườn hoa
Thương em từ thuở người ta lại gần

Sao Hôm lấp lánh đầu làng
Sao Mai láp lánh đầu thôn

Sao Hôm le lói đầu hè
Thương em từ thuở em về với ai
Sao Mai le lói ngọn cây
Thương em từ thuở về xây tình người

Sao Vân xa tít đầu trời
Sao Quanh cao ngất ngoài khơi

Sao Vân muôn cái mịt mùng
Thương em từ thuở nghìn trùng cách chia
Sao Quanh theo gót người đi
Thương em chỉ có trời khuya nhìn về

Sao ơi sao hỡi buồn gì
Sao ơi sao hỡi buồn chi

CHÍN – TRẠNG THÁI THÂN THỂ, VẬT CHẤT

LÚA CHÍN

Tháng sáu gọi cấy rào rào
Tháng mười lúa chín mõ rao cấm đồng

—o—

Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê

ỚT CHÍN

Anh đi Tam Tượng hái chè
Bớt cây ớt chín sau hè chim ăn

ỔI CHÍN
Nhà em quay mặt ra sông
Sau lưng vườn ổi mẹ trồng khi xưa
Mẹ em tần tảo sớm trưa
Mẹ mong con lớn, ổi vừa chín cây
– Nhà anh ở phía hướng Tây
Cha anh làm ruộng từ ngày đất hoang
Thương em trong cảnh cơ hàn
Ngày qua tháng lại tình thêm nặng tình
TRÁI CHÍNCon khỉ hái một trái chanh
Ngỡ rằng trái chín trên cành thì ngon
Ruột chua loét, vỏ bồ hòn
Cắn rồi liền nhả, lăn tròn trái chanh
Ê răng khỉ mới dặn mình
Phải dò trong ruột, chớ tin bề ngoàiBÒ CHÍNTrục trục như con bò thuiChín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầuBA BA CHÍNNồi ba nấu cháo ba ba,
Tam tam như cửu, hỏi anh đà chín chưa?
– Cầu hai nước chảy phân hai,
Nhị nhị như tứ, xin em chớ theo ai bốn lầnCƠM CANH CHÍN

Ù à ù ập
Nước chảy tràn ngập
Cả vũng chân trâu
Chị đỏ đi đâu?
Đi cày đi cấy
Bắt được con bấy
Đem về nấu canh
Băm tỏi băm hành
Xương sông lá lốt
Băm cho đầy thớt
Nấu cho đầy nồi
Đặt lên vừa sôi
Bắc xuống vừa chín
Chàng về chàng hỏi
Được mấy bát canh?
Tôi chiềng với anh
Được ba bốn bát
Đừng có xáo xác
Mà xóm giềng nghe
Để ra ăn de
Được ba bốn bữa.

Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Têm trầu thì têm lạt vôi,
Bửa cau long hạt, cộc ơi là què!—o—Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Đi chợ thì quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung—o—

CHÍN CHẮN – TRẠNG THÁI VẬN HÀNH & TINH THẦN

Bao giờ Mang hiện đến ngày
Cày bừa cho chín, mạ này đem gieo

Câu Mang Còn có tên là thần Câu Long, vị thần mùa xuân trong văn hóa Trung Hoa. Ở nước ta, từ đời vua Lý Thánh Tông trở về sau cũng có tục thờ thần Câu Mang. Vào thời nhà Nguyễn, hằng năm, triều đình và nhân dân có tục rước thần Câu Mang tượng trưng bằng đứa trẻ chăn trâu đứng cạnh con trâu. Năm nào được mùa thì đứa trẻ đi bằng cả hai chiếc giày, năm nào mất mùa thì chỉ đi một chiếc giày. Các triều vua Nguyễn đều tổ chức tế và rước con trâu và Mang thần bằng đất. Tuy nhiên, từ triều vua Khải Định trở về sau con trâu và đứa trẻ chỉ vẽ vào vải để tế và rước.
Chỉn chu, cũng là chín chu, với chu là vận hành máu tuần hoàn, chỉn chu cũng là chín chắn về vận hành
Tuổi Tí là con chuột xù
Thu gạo thu nếp nó bò xuống hang
Tuổi Sửu con trâu kềnh càng
Cày chưa đúng buổi nó mang cày về
Tuổi Dần con cọp chỉn ghê
Bắt người ăn thịt tha về non cao
Tuổi Mẹo là con mèo ngao
Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh
Tuổi Thìn, rồng ở thiên đình
Đằng vân giá vũ ẩn mình trên mây
Tuổi Tỵ nằm ở bộng cây
Nằm khoanh trong bộng chẳng hay điều gì
Tuổi Ngọ ngựa ô đen sì
Ỷ mình sức mạnh sá gì đường xa
Tuổi Mùi là con dê chà
Có sừng mọc ngược râu ra um tùm
Tuổi Thân con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại té ùm xuống sông
Tuổi Dậu con gà vàng lông
Có mỏ có mồng nó gáy ó o
Tuổi Tuất là con chó cò
Nằm khoanh trong lò lỗ mũi lọ lem
Tuổi Hợi con heo ăn hèm
Làm chuồng nhốt lại không thèm nhảy ra

CHÍN – CON SỐ CẢNH GIỚI

CHÍN TẦNG MÂY
Dễ tức cười con cóc nó leo thang
Trèo lên tụt xuống, cứ trương gan mà trèo?
– Chín tầng mây con cóc nỏ thèm leo
Cóc ở hang sâu, cóc kêu một tiếng, mưa gieo bốn bề!
—o—
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
—o—

Chớ đánh rắn trong hang,
Chớ đánh đại bàng trên chín tầng mây

—o—

Lầu cao chín tầng, con thằn lằn còn chắc lưỡi
Bụi bờ lắt lẻo, con coi cói cũng ướt lông
Ai ơi xin thấu cho cùng
Nơi giàu sang em không chuộng, nơi khó mặn nồng em cứ theo

Người xưa không xây nhà cao chín tầng cho nên lầu cao chín tầng là lối nói ví von rằng lầu rất cao, cao chín tầng mây.

—o—

Mỗi tháng có nửa tuần trăng
May cho đấy ở cho bằng lòng đây
Chàng về giục gió khuyên mây
Chín lần mây đệm chưa tày đời ta

Chín lần mây đệm cũng là chín tầng mây.

—o—

CHÍN CÕI – CỬU TRÙNG – CHÍN CÕI CỬU TRÙNG : là chín tầng, chín cõi trời theo quan niệm Phật giáo, gồm có:

– Vô vân,

– Phước sinh,

– Quảng quả,

– Vô tưởng,

– Vô phiền,

– Vô nhiệt,

– Thiện kiến,

– Thiện hiện,

– Sắc cứu cánh.

—0—

Muốn lên trời, trời không có ngõ
Muốn xuống đất, đất nỏ có đàng
Phải chi em hóa đặng con chim vàng
Tìm lên chín cõi, xem dạ chàng thử sao
—o—
Chín cõi này liên quan đến mẫu Cửu Trùng Thiên
CHÍN TẦNG ĐỊA NGỤC
CHÍN CÕI ÂM TY

CHÍN SUỐI – CỬU TUYỀN

Về nơi chín suối

—o—
Ngậm cười nơi chín suối
—o—
Thác xuống âm ty, hồn đi chín suối
Cặp con mắt tui còn nuối cái nghĩa mình
—o—
Nào khi gánh nặng anh chờ
Qua cầu anh đợi bây giờ em quên
Kiếp này đã lỡ làng duyên
Kiếp sau xin đợi cửu tuyền gặp nhau
—o—
CHÍN PHƯƠNG TRỜI, MƯỜI PHƯƠNG ĐẤT
—o—
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
—o—
Cánh buồm bao quản gió xiêu
Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
—o—
Chín chiều này chính là chín phương, trong chín phương trời, mười phương đất

Nằm nghe con nhạn kêu ngoài Bắc
Em nhớ tới anh ruột thắt chín tầng.

CHÍN KHÚC

Buổi mai ngủ dậy
Ra tắm bể Đông
Đạp cây xương rồng
Kéo lên chín khúc
Gặp mệ bán cá úc
Đổ máu đầu cầu
Gặp mệ bán dầu
Dầu trơn lầy lẫy
Gặp mệ bán giấy
Giấy mỏng tanh tanh
Gặp mệ bán chanh
Chanh chua như dấm
Gặp mệ bán nấm
Nấm lại một tai
Gặp mệ bán khoai
Khoai lọi một cổ … 

—o—

Ai về Phú Lộc gửi lời
Thư này một bức nhắn người tri âm
Mối tơ chín khúc ruột tằm
Khi tháng tháng đợi khi năm năm chờ
Vì tình ai lẽ làm lơ
Cắm sào quyết chí đợi chờ bến xuân
Ước sao chỉ Tấn tơ Tần
“Sắc cầm hòa hợp” lựa vần “quan thư”
Đôi bên ý hiệp lòng ưa
Đắp đền công thiếp lại vừa lòng anh
Thiếp thời tần tảo cửi canh
Chàng thời nấu sử sôi kinh kịp thì
Một mai chúa mở khoa thi
Bảng vàng chói lọi có đề tên anh

—o—

CHÍN TOÀ

Ba gian nhà rạ lòa xòa
Phải duyên coi tựa chín tòa nhà lim

—o—

Chẳng tham nhà ngói bức bàn
Trái duyên coi bẵng một gian chuồng gà
Ba gian nhà rạ lòa xòa
Phải duyên coi tựa chín tòa nhà lim

CHÍN & TRĂNG

Bạn về răng được mà về
Non nước lời thề bạn bỏ cho ai?
– Lời nguyền bỏ lại đến mai
Chín con trăng giữ trọn, chẳng sai con nào

—o—

Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng

—o—

Ví dầu đèn tỏ hơn trăng
Trăng soi chín huyện, đèn chong một nhà

CHÍN – SỐ THÁCH CƯỚI

9 là con số của huyền bí, hoành tráng và sâu sắc.
Mở đầu phong trào thách cưới kiểu số số 9 là vua Hùng Vương thứ 18
Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao
—o—
Con gái nhà quê thách cưới
– Chín con gà luộc
– Chín mâm xôi
– Chín thúng cau non
– Chín trăm hũ rượu
– Chín con bò
– Chín gánh rượu nếp
– Chín vò rượu tăm
– Chín trăm gạo tẻ
– Chín tấm gấm đào
– Chín chén vàng hồng
– Chín cây huê cành lá bạc, nụ vàng, quả đồng đen
– Chín cây chín ả nàng tiên
– Chín chiếc thuyền rồng
– Chín con trâu
– Chín mươi mẫu ruộng
Em là con gái nhà quê
Ham bên tài sắc nhiều bề ái ân
Chẳng ham tham phú phụ bần
Duyên rằng duyên phải nợ nần nhau đây
Chàng có sang, chàng phải chọn ngày
Mối manh cho rõ xe dây xích thằng
Cầm cân chàng nhấc cho bằng
Một bên cối đá một đằng tiền cheo
Hỏi chàng rằng có hay nghèo
Lệ làng phải sửa bấy nhiêu mới từng
Chín con gà luộc cho tươm
Chín mâm xôi xới chàng đơm cho đầy
Cau non chín thúng rõ đầy
Rượu chín trăm hũ chàng rày đưa sang
Trước là theo tục lệ làng
Nhà em chật hẹp xin chàng chớ lo
Xin chàng lấy chín con bò
Chín gánh gạo nếp, chín vò rượu tăm
Gạo tẻ chàng sửa chín trăm
Chàng trông cho rõ kẻo lầm chàng ơi
Xin chàng lấy chín mâm xôi
Chín con gà luộc lễ nơi ông bà
Trước là lễ tổ tiên nhà
Sau là bạn hữu người ta trông vào
Xin chàng chín tấm gấm đào
Để may chăn áo, còn bao may mùng
Xin chàng chín chén vàng hồng
Để thiếp kéo nhẫn, kéo vòng đeo tai
Còn thừa thiếp chẳng cho ai
Để làm vốn liếng một mai đưa về
Xin chàng lấy chín cành huê
Cành bạc lá bạc nở ra huê vàng
Rễ nó ăn xuống dọc ngang
Nụ nó bằng vàng, quả nó đồng đen
Chín cây chín ả nàng tiên
Đánh đu cành bạc giữ gìn cành hoa
Trước là phong cảnh nhà ta
Sau để trong nhà cho dễ làm ăn
Nhà thiếp thực là khó khăn
Tiền nong chẳng có nhất văn một đồng
Xin chàng chín chiếc thuyền rồng
Chiếc thì đón rể chiếc hòng đưa dâu
Xin chàng lấy chín con trâu
Chín mươi mẫu ruộng thì dâu mới về
—o—
Con gái làng Keo thách cưới
– chín chiếc tàu sang
– chín chục con dơi goá chồng.
Em là con gái làng Keo
Em ra thách cưới, thách cheo với chàng
Xin chàng chín chiếc tàu sang
Mỗi tàu hai chiếc xà lan đi kèm
Tàu thì gạo trắng, gân bò
Tàu thì rượu nếp với vò rượu tăm
Lá đa hái giữa đêm rằm
Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi
Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
Lại thêm chín chục con dơi góa chồng.
—o—
Con gái nhà giàu thách cưới ngang ngửa con gái làng Keo
– chín vò rượu tăm
– chín chĩnh mật ông
và cũng
– chín chục con dơi góa chồng
Em là con gái nhà giàu
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao
Cưới em trăm tấm gấm đào
Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời
Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi
Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng
Sắm xe tứ mã đem sang
Để quan viên họ nhà nàng đưa dâu
Ba trăm nón Nghệ đội đầu
Một người một cái quạt Tàu thật xinh
Anh về sắm nhiễu Nghi Ðình
May chăn cho rộng ta mình đắp chung
Cưới em chín chĩnh mật ong
Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò
Cưới em tám vạn trâu bò
Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm
Lá đa mặt nguyệt hôm rằm
Răng nanh thằng Cuội, râu hàm Thiên Lôi
Gan ruồi mỡ muỗi cho tươi
Xin chàng chín chục con dơi góa chồng
Thách thế mới thỏa trong lòng
Chàng mà lo được thiếp cùng theo chân
—o—
Phận nữ nhi bình thường thách cưới cũng chả kém gì nhà giầu lẫn nhà keo
– chín hũ lồng quang tiền
– chín chục con trâu ba trăm con lợn
– ba bà cầm quạt, mười tám người hầu
Em là thân phận nữ nhi
Thầy mẹ thách cưới làm chi bẽ bàng
Tiền thời chín hũ lồng quang
Cau non trăm thúng họ hàng ăn chơi
Vòng vàng kéo đủ mười đôi
Nhẫn ba trăm chiếc, tiền thời mười quan
Còn bao của hỏi của han
Của mất tiền cưới của mang ta về
Cưới ta trăm ngỗng nghìn dê
Trăm ngan nghìn phượng ta về làm dâu
Cưới ta chín chục con trâu
Ba trăm con lợn đưa dâu về nhà
Chàng về nhắn nhủ mẹ cha
Mua tre tiện đốt làm nhà ở riêng
Chàng về nhắn nhủ láng giềng
Quét cổng quét ngõ, ra giêng ta về
Ta về ta chẳng về không
Voi thì đi trước ngựa hồng theo sau
Ba bà cầm quạt theo hầu
Mười tám người hầu đi đủ thì thôi
—o—
Tiền cheo
– chín vạn ba cái cối giã bèo
Em về thưa với mẹ cha
Anh chẳng có lợn, có gà đi cheo
Anh có cái cối giã bèo
Anh xin bán để nộp cheo cho làng
Bao giờ anh cưới được nàng
Vợ chồng ta dựng tòa ngang dãy dài
Toà này hương lí đánh bài
Nhà trong thờ tổ, sân ngoài mổ trâu
Một bên thì hát ả đầu
Một bên hai họ têm trầu bổ cau
Làng trên xóm dưới đồn nhau
Đám cheo nhà ấy, đứng đầu tổng ta
Nghĩ gần rồi lại nghĩ xa
Mai ngày cheo nộp, hết chín vạn ba cái cối giã bèo.
—o—
Phong cách thách cưới nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn không kém phần trang trọng một khi đã liên quan đến số 9 là
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Láng với anh thì về
Làng Láng thơm húng đủ bề
Cả làng anh chỉ một nghề trồng rau.
Anh đi trước, em đi sau
Mẹ anh bổ chín buồng cau ra mời
—o—
Cưới em mười chín con trâu
Mười hai con lợn thì dâu mới về
Dâu về dâu chẳng về không
Dâu thì đi trước ngựa hồng theo sau
—o—
Cưới em tám tỉn mật ong
Chín cót xôi trắng mười nong xôi vò
—o—
Vậy với sự huyền bí của con số 9, thì thách cưới của vua Hùng thực sự là gì chỉ có Sơn Tinh mới hiểu, nhưng chắc chắn không thể kém thách cưới của mấy cô gái nhà quê, cô gái nhà giầu, cô gái làng keo được

CHÍN – SỐ ĐẾM

Tôi chào cô Hai như sao Mai rạng mọc
Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh
Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt
Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan
Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng
Tôi chào cô Tám như hai làng liễn cẩn
Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành
Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
Hỏi cho biết cửa biết nhà
Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô.

—o—

Một thương em nhỏ móng tay
Hai thương em bậu khéo may yếm đào
Ba thương cám cảnh cù lao
Bốn thương em bậu miệng chào có duyên
Năm thương má lúm đồng tiền
Sáu thương em bậu như tiên chăng là
Bảy thương em có nguyệt hoa
Tám thương em bậu làm qua phải lòng
Chín thương nước mắt ròng ròng
Mười thương em bậu phải lòng qua chăng?
Mười một em hãy còn son
Mười hai vú dậy đã tròn như vung
Mười ba em đã có chồng
Bước qua mười bốn trong lòng thọ thai 

—o—

Thuốc rê chồng hút vợ say
Thằng nhỏ mồi thuốc lăn quay chín vòng

—o—

Những ngày tôi ở cùng cha
Cái nón chín rưỡi, thao ba mươi đồng
Đến khi tôi về cùng chồng
Cái nón sáu đồng mà buộc quai mo

—o—

Trời hỡi trời! Sao dời vật đổi
Nên chi cỏ héo hoa sầu!
Kể từ ngày nương tựa lều tranh
Công ơn mẹ kể không xiết kể!
Tuần cay đắng chín trăng có lẻ
Chữ sinh thành nghĩa mẹ tày non
Bên ướt mẹ nằm bên ráo phần con.
Mẹ nuôi con vuông tròn khôn lớn
Cho con xin đền miếng ngọt mùi ngon

—o—

Làng Chè vui lắm ai ơi
Một ngày hai bữa chỉ ngồi ăn không
Việc làm đã có ông chồng
Đúc một nồi đồng nuôi chín miệng ăn.

—o—

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

—o—

CHÍN NGHÌN ANH EM

Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng, chín nghìn anh em

—o—

Khó hèn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng chín nghìn nhân duyên

ĂN CHÍN LẠNG ỚT NGỌT NGAY NHƯ ĐƯỜNG

Nhác trông thấy bóng anh đây
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường

—o—

Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay
Nhác trông thấy bóng em đây
Ăn chín lạng hạt ớt ngọt ngay như đường

—o—

Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa
Kìa giấy Yên Thái như kia
Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh
Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ
Cổng chợ có miếu thờ vua
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên
Chùa Thiên Niên có cây vọng cách
Chùa Bà Sách có cây đa lông
Cổng làng Đông có cây khế ngọt
Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề
Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa
An Phú nấu kẹo mạch nha
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng ghê.

CỬU LONG – SÔNG CHÍN CỬA

Ở đâu sáu tỉnh anh ơi
Sông nào chín cửa, nước chảy xuôi một nguồn
Sông nào có nước trong luôn
Núi nào có tiếng cả muôn dặm ngoài
Con gì có cánh không bay
Con gì không cẳng, chạy ngay trăm rừng
Con gì giống chó có sừng
Anh mà đáp được, em cùng theo anh
– Nam Kỳ sáu tỉnh em ơi
Sông Cửu Long chín cửa, nước chảy xuôi một nguồn
Sông Đồng Nai nước sạch trong luôn
Núi Thất Sơn danh tiếng cả muôn dặm ngoài
Con gà có cánh không bay
Con rắn không cẳng, chạy ngay trăm rừng
Con dê giống chó có sừng
Anh đà đáp được, em cùng theo anh

CHÍN – THỜI GIAN MANG THAI

Chín tháng mười ngày

—o—

Chàng ơi: ơn thầy ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang
Ai đền ơn cho thiếp
Mà nhủ thiếp trao ân tình

—o—

Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

—o—

Cha mẹ sinh dưỡng ra con
Cũng như trời đất nước non không cùng
Vẫn là một khí huyết chung
Chia riêng mày mặt trong lòng sinh ra
Bào thai chín tháng mang ta
Kiêng khem bệnh tật ai hòa chịu chung

—o—

Năm xưa anh ở trên trời
Đứt dây rớt xuống làm người trần gian
Năm xưa anh vẫn đi hàn
Là nghề truyền kiếp tông đàng nhà ta
Anh hàn từ nồi bảy, nồi ba
Gặp cô mười tám đem ra anh cũng hàn
Cô này to lỗ, tốn than
Đồng đâu mà đổ cho giàn lỗ ni
Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng, cô thì thụ thai
Sinh được thằng bé con trai
Về sau giống bố, gặp ai cũng hàn.

—o—

Con chị mang chín tháng không rầu
Con tui mang hai hòn dái nặng đầu quanh năm

CHÍN CHỮ CÙ LAO – TỨC CỬU

—o—
Chín chữ cù lao
Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm:
– Sinh – đẻ,
– cúc – nâng đỡ,
– phủ – vuốt ve,
– súc – cho bú mớm lúc nhỏ,
– trưởng – nuôi cho lớn,
– dục – dạy dỗ,
– cố – trông nom săn sóc,
– phục – xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và
– phúc – giữ gìn.
—o—
Ba năm bú mớm con thơ
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào
Dạy rằng chín chữ cù lao
Bể sâu không ví, trời cao không bì
—o—
Kim ô gần gác non Đoài
Cù lao chín chữ biết ngày nào xong
—o—
Cánh buồm bao quản gió xiêu
Ngàn trùng biển rộng, chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình
—o—
Niềm kim thạch, nghĩa cù lao
Bên tình bên hiếu, ở sao cho tuyền

—o—

Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ, biết bao nhiêu tình

Đây cũng là câu 585-586 trong truyện Lục Vân Tiên

—o—

Ru con con ngủ à ơi
Trông cho con lớn nên người khôn ngoan
Làm trai gánh vác giang san
Mẹ cha trông xuống, thế gian trông vào
Ru con con ngủ đi nào
Cù lao dưỡng dục biết bao cho cùng
Làm trai quyết chí anh hùng
Ra tay đánh dẹp, vẫy vùng nước non.

—o—

Ớ này em ơi! Em nghe cho kỹ
Xưa nay gái chẳng cưới chồng, trai không ở goá
Đoái thấy nàng xinh đà quá xinh
Buông lời vừa vỗ vế non
Nếu như nàng lo việc cháu con
Thời

Chia sẻ:
Scroll to Top