ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
Trong quan niệm của người Việt, không phải một Thượng Đế tạo ra tất cả mà âm dương tạo ra tất cả.
- Cặp âm dương sinh ra chúng ta là bố – mẹ và tinh trùng – trứng
- Cặp âm dương sinh ra Bách Việt là Âu Cơ – Lạc Long Quân
- Cha mẹ của tất cả sự sống tế bào, bao gồm con người, bao gồm Bách Việt, bao gồm Âu Cơ – Lạc Long Quân là ông bà Đầu nhau
Trong quan niệm của người Việt, không phải Adam và Eva là tổ tiên của loài người mà Ba Vị Đầu Nhau mới là tổ tiên của tất cả chúng ta, gồm con người và vạn vật sư sống từ tế bào đến vũ trụ.
Ông bà Đầu nhau là một Tam nguyên, nghĩa là ba người sinh ra tất cả. Ông bà Đầu nhau gồm có
- Ông Công – Ông Táo : Ông Công cùng với ông Táo là Nhị Nguyên chung gốc Thái dương Đồng Cổ, đi vào vận hành dòng máu, cùng với bà Thị. Ông Công là Thái Công, còn ông Táo là Thái Tuế
- Bà Thị là Lưỡng nghi âm.
Ông Công đại diện cho trạng thái
- Dương định ở trung tâm, phân tách khỏi ngoại biên và kiểm soát ngoại biên, đồng hoá ngoại biên vào trung tâm, từ trung tâm kiểm soát tổng thể không gian (ngọc hoàng/mặt trời/ông công/neutron)
- Dương định ở dương, đồng hoá âm trong dương, tạo nên cấu trúc cân bằng âm dương làm trung tâm của không gian (ngọc hoàng/mặt trời/ông công/neutron)
- Dương định ở hình, phân tách rõ ràng với âm và kiểm soát âm, đồng hoá âm thành hình, kiểm soát tổng thể âm hình (ngọc hoàng/mặt trời/ông công/neutron)
- Dương định ở không gian, phân tách rõ không gian thời gian, đinh nghĩa thời gian qua không gian, kiểm soát tổng thể không thời gian (ngọc hoàng/mặt trời/ông công/neutron)
Ông Táo đại diện cho trạng thái
- Dương song hành xuyên suốt với âm, âm hiện thì dương ẩn, âm ẩn thì dương hiện, âm thăng dương giáng và dương thăng thì âm giáng (phonon)
- Dương yêu Âm (proton)
Bà Thị đại diện cho trạng thái
- Âm
- Người phụ nữ
- Tính nữ nguyên thuỷ
- Người vợ
- Mẫu mẹ sinh ra tất cả và dưỡng nuôi tất cả các thị tộc, là các dòng máu của các giống loài
NHAU, CÓ NHAU & ĐẦU NHAU LÀ GÌ ?
Chúng ta dùng từ nhau rất nhiều trong ngữ cảnh hàng ngày như
– Cùng nhau, bên nhau, với nhau …
– Giống nhau, khác nhau …
– Trao nhau, cho nhau, lấy nhau …
– Yêu nhau, ghét nhau, hận nhau, tin nhau …
Một số từ chúng ta ta ít dùng hơn nhưng lại chứa nghĩa gốc của từ nhau là
– Đầu nhau
– Bánh nhau
Bánh nhau là một bộ phận của bào thai, dùng để chứa máu nuôi em bé. Bánh nhau có nhịp đập như tim, đẩy máu về tim em bé vì lúc trong thai em bé chưa hề dùng đến tim để vân hành máu, mà bánh nhau làm việc đó.
Bào thai gồm có
- Bọc ối
- Bánh nhau
- Dây rốn
- Em bé hay thai nhi
Bốn bộ phận này cùng nhau và có nhau để tạo nên sự sống trọn vẹn của em bé, dù là trong bụng mẹ hay sau khi ra đời.
Một con người đầy đủ gồm có
- Bản thể vật lý : thân, tim, rốn, nhau
- Bản thể năng lượng : hào quang (thể ánh sáng), âm cung (thể âm thanh)
- Bản mệnh : đầu nhau (dòng máu di truyền), thần tài (thời gian/vận hành), thổ địa (không gian/cấu trúc)
- Linh hồn
Khi em bé được sinh ra, thì nhau cũng được đẩy ra khỏi tử cung. Cho nên thời khắc em bé ra đời thì nhau cũng ra đời. Nhau và em bé là âm dương của nhau, nối với nhau bởi rốn.
Em bé và nhau có chung ADN. Nhau và em bé là hai đứa trẻ sinh đôi cùng ADN. Thực sự người giống chúng ta nhất trong cuôc đời này không phải là anh em sinh đôi, anh em cùng mẹ cùng cha, mà là nhau. “Giống nhau” là cùng ADN và “khác nhau” là khác ADN.
Trong bào thai, em bé làm mọi việc “cùng nhau”, “bên nhau” và “với nhau”. Cho nên, những từ chúng ta quen dùng như “cùng nhau”, “bên nhau”, “với nhau” … có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Trao nhau là trao ADN, là trao thân, là trao cả tấm lòng và cả tim.
Yêu nhau, ghét nhau … là yêu ghét một nửa của mình, sinh đôi của mình, khía cạnh khác của mình.
Đầu nhau là các vị khởi đầu di truyền dòng máu, khởi đầu việc tạo ra nhau để nuôi sống đứa bé trong bào thai. Đó là ông Công, ông Táo và bà Thị.
TÍCH ÔNG CÔNG ÔNG TÁO
Tích gốc là câu chuyện tình cảm gắn bó của hai ông, là ông Công, ông Táo và một bà, là bà vợ của cả hai ông. Bà vợ ban đầu sống với ông Công. Trong lúc nóng giận, ông Công đuổi bà đi. Bà bỏ đi, gặp ông Táo và trở thành vợ ông Táo. Ông Công ân hân lang thang đi tìm vợ cũ, rồi gặp vợ cũ đang sống hạnh phúc với ông Táo. Để tránh mặt ông Táo, ông Công vào đống rơm. Ông Táo vô tình đốt đông rơm, nhưng ông Công quyết không ra. Bà vợ thương chồng cũ nhảy vào đống rơm, rồi ông Táo thương vợ cũng nhảy vào đống rơm. Cả ba cùng chết trong ngọn lửa.
Quan hệ 2 ông 1 bà hoặc 2 bà 1 ông là quan hệ tiêu biểu của sự tích Việt như Trầu Cau, Tấm Cám. Trong chuyện Tấm Cám, hoàng tử không có định danh mà chỉ có định vị, còn trong chuyện ông Công ông Táo, người vợ không được định danh, chỉ có định vị là vợ của ông Công và ông Táo. Trạng thái bất định hoặc định vị theo tính nam là một đặc trưng của tính nữ. Tôi xin phép gọi bà là bà Thị, vì chữ Thị cũng không phải là tên riêng, mà để chỉ người phụ nữ trong thị tộc nói chung.
Ông Công ông Táo và Bà Thị là Ba ông bà đầu nhau, liên quan đến sư sinh ra của mỗi con người, từ trong bụng mẹ, vì thai nhi được nuôi bằng nhau. Ông bà đại diện cho tổ tiên của mỗi người, dù họ thuộc dòng họ nào, dòng máu nào, thì họ đều được sinh ra từ Ba vị đầu nhau.
Tích gốc rõ ràng như vậy, nhưng bị sự thêm thắt và xuyên tạc thành đủ các phiên bản. Xin nêu hai trường hợp
1. Ông bà Đầu nhau được đặt cho đủ các loại tên, để bảo là họ có nguồn gốc từ Trung Quốc
Ông Công được đặt đủ loại tên, trừ tên Công. Ông Táo được đặt đủ loại tên, trừ tên Táo. Bà vợ cũng được đặt đủ loại tên. Những cái tên này vừa sai lệch so với tên gốc của ông Công, ông Táo, vừa không được người Việt sử dụng bao giờ trong cúng lễ vào ngày ông Công ông Táo.
Nhưng một số người cố tình dựa vào các tên này để bảo ông Công, ông Táo có gốc từ Trung Quốc, nghĩa là tết Nguyên đán cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một ví dụ là ông Công bị biến thành ông Thổ Công, ông Táo biên thành ông Thổ Địa, để cho câu chuyện tình tay ba này phải xuất phát tự Lão giáo Trung Quốc.
Ông bà Đầu nhau đại diện cho quan hệ dòng máu. Để biết một người thuộc dòng máu nào, dân tộc nào, thì phải đi về tổ tiên của họ, mà chẳng liên quan gì đến Trung Quốc, vì Trung Quốc là quốc gia. Bất kỳ sự tích nào về dòng máu và dân tộc, mà được bảo xuất phát từ Trung Quốc, hay từ Việt Nam hay từ Anh, từ Nhật đều là xuyên tạc hết, vì dòng máu là dòng máu mà quốc gia là quốc gia.
2. Câu chuyện Ông bà Đầu nhau được bất ngờ thêm thắt một đoạn cuối không liên quan :
Khi cả ba người đã chết trong ngọn lửa, bỗng nhiên Ngọc hoàng Thượng đế (không rõ từ đâu ra) đùng đùng xuất hiện và phong cho ba người này là Thần bếp (không rõ bếp này ở đâu ra). Bằng khúc cua cực gắt này, Ngọc Hoàng Thượng một nhân vật từ đầu đến cuối không hề có vai trò và ý nghĩa nào trong câu chuyện tình tay ba này, bỗng nhiên thành nhân vật trùm sò, còn ba ông bà Đầu nhau bỗng nhiên biến thành ba vị thần bếp để cuối năm phải bay lên trời trình diện Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Phải nói rằng, Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ nhiều ở Trung Quốc, còn địa điểm duy nhất thờ cúng Ngọc hoàng Thương đế (không phải là đạo Mẫu) ở toàn Việt Nam là một ngôi đền ở Hưng Yên. Ngoài ra, chẳng có sự tích nào đời vua Hùng, trong đó có sự tích Bánh chưng bánh dày, nói đến Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Trong đạo Mẫu của người Việt, bà Thi trong Ông bà Đầu nhau tương đương bà Thị tổ, Mẫu tổ, còn Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ là 1 trong 4 vua cha được sinh ra từ Mẫu Tổ. Ngọc Hoàng Thương Đế phụ trách các quan, và trong các quan có thể có thần bếp, nhưng Ông bà Đầu nhau không phải là Thần bếp mà là ông bà tổ của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nếu ông Công ông Táo không bị biến thành thần bếp thì Ngọc Hoàng Thượng Đế trong ngày Tết nguyên đán sẽ phải hành lễ với Ba vị đầu nhau vì rõ ràng là bậc con cháu.
Còn nữa, ngày 23 tháng Chạp sau khi dựng nêu, thi coi như Tết chính thức bắt đầu, tất cả nghỉ ngơi, không làm việc nữa. Nhà Nguyễn gọi lễ dựng nêu là lễ treo ấn và ấn được treo lên cây nêu. Có câu treo ấn từ quan ai cũng biết. Nhưng theo tích này, khi ngày Tết bắt đầu, vào lúc con cháu lo cúng ông bà tổ tiên, vui vầy gia đình thì tổ tiên được mặc áo quan vào và đi báo cáo công việc với Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Lễ bình thường như lễ hội, lễ tang, lễ cưới hay lễ cuối tuần là nghỉ, dừng công việc. Ai mà đi báo cáo công việc vào ngày Tết, chẳng cần biết báo cáo với ai, đều là sai với nhận thức và lễ nghĩa bình thường cơ bản nhất. Nói thẳng ra, Tết ai nói chuyện báo cáo công việc là sai lễ, trái lễ, thất lễ, bất lễ với gia đình, với tổ tiên. Ngọc Hoàng là người đại diện cho trật tự, nên không bao giờ Ngọc Hoàng làm việc bất nghĩa, bất lễ, đạp lên trật tự kiểu này cả.
Tóm lại là vụ “Táo quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng” là một sự xuyên tạc, đi ngược lại với truyền thống, với nghi lễ, với tích Lang Liêu, với tinh thần Tết.
Câu chuyện ông Công ông Táo tại mỗi gia đình
Tuỳ gia đình mà vị nào trong ba vị thần bếp, ông Công, ông Táo hay bà thần bếp sẽ hiện ra rõ ràng khi được chào, và câu chuyện của các vị ấy kể cho chúng ta cũng sẽ khác nhau.
Câu chuyện 1 : Hôm trước xem ban thờ ông Công ông Táo thấy 1 ông đỏ ra đại diện chào, sau ông là hai người nữa. Câu chuyện của ông là có 2 người tìm đường đi làm ăn, họ đi theo 1 con sông đến đoạn con sông chia nhánh thành 2 con sông thì họ cũng chia ra 2 người đi trên 2 con sông, nhưng đi một thời gian thì 2 sông lai hợp lại 1 dòng. Lúc này 2 người này lên bờ sông, thì gặp 1 người phụ nữ bán quán. Ông anh là ông Công lên trước mua cơm mua nước, yêu bà Táo quân này, sau đó ông em lên, cũng yêu bà này. Hai người tranh cãi nhau, không ai nhường ai. Ông Táo xin ở lại cái quán đó để phụ bán đồ. Ông anh bảo người em đi đi, ông ở lại. Người em ko muốn nhưng cũng gạt nước mắt đi tiếp. Người anh sống với cô này, nhưng người em đi một thời gian rồi quay lại, chở bà này đi, nên ông anh đi tìm. Ông anh đuổi kip và bắt lên bờ. Ba người trên bờ tranh cãi nảy lửa. Người anh không chịu, anh này đen hoả rất nhiều, người em khí hơn. Người phụ nữ không rõ lắm. Giải pháp là người anh và vợ sống 1 nhà, người em sống gần đó, suốt ngày ngóng về phía nhà. Người anh ghen, kiểm soát vợ đề phòng em, đi đâu cũng muốn chạy về nhà kiểm tra. Một lần về nhà găp người em, người em không làm gì, nhưng người anh tức quá đốt nhà người em, người vợ thương quá nhảy vào cứu, người anh cũng nhảy vào cứu vợ. Ba người này lúc nào cũng phải sống chết với nhau
Câu chuyện 2 : Có 2 vợ chồng sống với nhau, có hôm ông chồng đi đốn củi bị cây đổ vào người bị thương, bà vợ phải đem ông anh về chăm sóc. Khi ông anh nằm 1 chỗ, ông em đến cùng chăm sóc, bà vợ thân với ông em việc gì cũng chia sẻ, Ông anh thấy mình nằm một chỗ cũng tội nghiệp, nên muốn tác hợp cho vợ mình và em mình. Sau đó thành nhà 3 người, 1 vợ 2 chồng, khi ông anh khỏi bệnh vẫn như vậy.
Mỗi nhà sẽ có một câu chuyện ông Công ông Táo mà người trong nhà sẽ cần tự hiểu ra. Điểm chung của các câu chuyện này là ba vị đầu nhau luôn sống chết có nhau.
Câu chuyện 3
Khi muốn gặp thần bếp, em về cảnh hồi bé ở quê, ngồi ở bếp lửa canh nồi bánh chưng, bà đầu nhau đi theo từ thời đó, em đặt câu hỏi 2 ông thần bếp kia đâu rồi. Em bị kéo về ông chồng em, 2 ông thân bếp ở bên ông chồng em. Khi bọn em gặp nhau, bộ ba này ghép lại. Lần đầu ông chồng em đến nhà em, khi chưa lấy nhau, đúng bữa cơm, chỉ có em ở nhà, ông nhảy vào mâm cơm ăn đàng hoàng và bảo ăn ngon thế, ông thấy thích bữa cơm này và chúng em gắn kết luôn. Lúc đó 3 ông bà đầu nhau được găp nhau, lên cảm giác đây là gia đình tương lai, bữa cơm gia đình tương lai. Có giai đoạn các ông bà này trục trặc với nhau, em và chồng em cũng như thế. Nặng nhất là 2 ông tách ra khỏi bà bà, khi em ko muốn nấu cơm cho chồng nữa, ông chồng và hai ông thần bếp đi cùng đều phải đi ra khỏi nhà để ăn, sẽ thấy chơi vơi. Chồng em đi ăn đâu cũng không thấy ngon, phải về ăn mới thấy ngon và hoặc phải về nhà ăn thêm mới yên ổn.
Câu chuyện 4
Ông Công đứng ở bếp màu đỏ, vùng nấu nhỏ của bếp gas. Ông Táo đứng ở vùng bếp to. Bà thần bếp đứng ở vùng bếp âm. Em thường xuyên sử dụng vùng nấu màu đỏ, của ông Công. Bà Công giữ nước của mọi đồ ăn. Cả 3 ông bà đều đưa phần của mình vào tay người nấu ăn. Ở vùng em nấu nhiều có nhiều màu đỏ hơn. Kể cả em nấu ở vùng màu đỏ, cả 3 người đều đưa năng lương vào. Cảnh cả nhà cùng nấu và ăn rất đẹp. 3 ông bà đầu nhau nối năng lượng vào rốn của em, đi qua tim và 2 tay.
Ba ông Công ông Táo từ ngoài Hà Nội vào Sài Gòn theo vợ chồng em. Ba ông bà theo người nữ, người mang năng lượng nuôi dưỡng của gia đình. Em giữ bà thần bếp và ông Công và chồng em giữ ông Táo. Lúc đi tìm đất mua nhà, em và ông chồng đang yêu nhau, ba ông bà rất hợp, bọn em gặp nhau là yêu luôn, thấy là nửa của nhau. Lúc này bà Công và ông Táo gặp nhau trong ngọn lửa, cả 3 nhảy vào lửa.
Câu chuyện 5
Bố em giữ cả ông Công và ông Táo. Ông Công ông Táo của bố không hợp tác với bà thần bếp bên mẹ. Ông nấu đồ ăn rất khô, ko có tý nước nào, cực kỳ khó ăn. Bố em diệt toàn bộ đồ ăn, nấu đồ ăn ko có nước khô lắm. Bố em át vía mẹ em. Bố mẹ em không hạnh phúc.
Câu chuyện 6
Vào thiền, lên cảnh trên bàn thiết kế, em và bố mẹ cùng twin đang bàn bạc phân chia gì đó liên quan đến giai đoạn mang thai em.
Chuyển cảnh lúc trứng (mẹ em) gặp tinh trùng (bố em). Trứng là electron gặp tinh trùng proton. Khi 2 votron của 2 hạt này kết hợp, tương tác với nhau tạo ra 1 votron thứ 3: chính là em. Ngay lúc hình thành votron thứ 3 thì thấy xuất hiện 3 ông bà đầu nhau ở đó để đỡ rồi nghe thấy chữ gia đình.
Votron thứ 3 lúc này chỉ thấy các hạt ánh sáng, âm thanh thôi, ko có gì khác. Giai đoạn này cần một nhiệt độ, độ ấm nhất định nếu nóng hơn hay lạnh hơn là hỏng. Thì ông Công sẽ giúp đỡ cho vụ nhiệt ấm này. Đồng thời thấy ông Táo cứ thế huýt sáo, tạo ra các dải tần số âm thanh gì đó mà khiến cái votron thứ 3 nó có cảm giác yên bình + được lead nhịp, tương tác tần số cho các dao động tần số bên trong nữa ấy. Bà Thị thì lúc này giữ votron trong bộ 3 thần bếp.
Các hạt ánh sáng, âm thanh trong votron thứ 3 dao động đến 1 thời điểm nào đó thì nó hình thành lên 1 cái phễu. Khi miệng phễu mở ra thì lúc này bà Thị chuyển qua đỡ cái phễu.
Xuất hiện cây dòng họ của cả 2 bên nội ngoại cứ thể đổ máu sinh khí/máu năng lượng, khí huyết xuống cái votron này.
Khi đổ như thế thì em sẽ thấy được những đời trên cây dòng họ nội, ngoại mà có mảnh của em luôn. Ví dụ bên ngoại thì e nhìn thấy rõ nhất đời thứ 3 từ tổ tính xuống là mảnh của em, bên nội thì đời thứ 7 cũng là mảnh của em.
Trong cái máu này, có cả máu nghiệp. Chỉ thấy rõ nhất nghiệp liên quan đến các đời phủ nhận, ghét mẹ. Các timeline đời huyền sử, trấn yểm, trung đông năm ngoài em xem cũng thấy đổ hết về votron này. Cái nghiệp này rất nặng. Lí do e bị thiếu máu cũng là vì nguyên do này.
Sau khi đổ một hồi máu sinh khí, đến 1 ngưỡng nào đó thì thấy votron của em lúc này hình thành hạt electron. Đây là hạt cơ bản ở tim em (đến giờ tim của em vẫn là hạt electron này). Nhưng thấy electron này như ngủ say, chưa hành động gì.
Có 1 tiếng nghe như xì hơi từ cái hạt electron này phát ra 1 dạng khí nào đó thì kiểu a lê hấp, hợp tử bắt đầu từ ampulla ở vòi trứng lăn về chỗ cần làm tổ. Vì nghiệp phủ nhận mẹ của em rất nặng, làm cảm giác hợp tử như quả dừa điếc. Nó lại liên quan đến khả năng tiếp đất của em. Lúc này cái phần niêm mạc của vòi trứng, tử cung như là mặt đất ấy, nó rất êm và có mở các luồng sẵn đỡ cho vụ lăn của hợp tử. Nhưng khi quả dừa điếc lăn nó cảm giác rất là xóc, kiểu đi trên đường nhiều đá. Em bị mất, loạn tần số cảm xúc của xúc giác khi kết nối với bên mẹ em từ lúc này. Thế là bà Thị lại phải đỡ tiếp vụ trứng lăn về tổ này.
Câu chuyện 7
Ông Công là người chăn vịt, sống ở làng em. Bà Thị hay gánh đồ đến đây bán. Bà sống ở mạn ven sông Đáy. Sau 1 thời gian thì lấy ông Công và về làng em ở. Một lần ông Công đi mua con giống, dặn vợ ở nhà coi trông vịt cẩn thận. Bà Thị lại ngủ quên thế là cả đàn vịt bị rắn cắn chết hết. Bà này sợ quá bỏ đi khỏi nhà.
Ông Công về vừa xót của vừa tức vợ nhưng lại ko thấy vợ đâu. Ban đầu không có ý định đi tìm nhưng mấy ngày sau cứ thấy nóng ruột không chịu được, nhớ vợ thế là lang thang đi tìm vợ.
Bà Thị thì bỏ đi đến làng Trạch Xá, làng này có nghề may vá. Bà vào làm công cho nhà ông Táo rồi đem lòng mến nhau. Bà Thị lấy ông Táo.
1 thời gian, ông công tìm đến đây thì thấy bà Táo giàu có, nói chuyện hỏi han 1 hồi. Bà Thị cứ khóc suốt, ông Công bỏ đi. Ông này ra bờ sông Châu Giang, nghĩ cảnh chán nản mà giờ thấy vợ hạnh phúc nên cũng không nỡ.
Ông này bảo giờ cũng chẳng muốn về nhà, chẳng thiết sống nên nhảy xuống sông. Bà Thị đi theo thấy thế thì lao xuống cùng. Ông Táo đi tìm vợ thấy cảnh vợ nhảy xuống, ông nhảy xuống định cứu nhưng cuối cùng chết luôn.
Ba vị đầu nhau đỡ em lúc đầu thai chính là ba vị Thần bếp trong nhà của bố mẹ em.
– Hồi mới lấy nhau, sống chung cùng với họ nội thì bà Thị lại giữ chính năng lượng trong 3 người. Cảm giác lúc đó bà này rất là nhẫn nhịn, kiên nhẫn các kiểu.
– Sau khi ra ở riêng và có con, lúc này thấy năng lượng của ông Công rất mạnh trong gia đình. Toàn liên quan đến chuyện lo cơm áo gạo tiền, đóng học cho các con, tiền đi viện…
– Đến khi 2 anh em em không còn ở nhà, ra ngoài ở, chỉ còn bố mẹ ở nhà thì lại thấy bây giờ năng lượng của ông Táo là người lãnh đạo trong 3 người này. Mà cánh tay của ông Táo này nối dài, theo luôn em với cả anh trai em, nhưng là kiểu trụ ở nhà và nối tay chứ ko phải là lao theo 2 anh em.
Kiểu tuỳ từng thời kỳ mà ai trong bộ 3 thần bếp sẽ là người giữ năng lượng chính trong nhà bố mẹ em.
Câu chuyện 8
Trong ngọn lửa, cô em gái út được nhớ lại kỷ niệm ngày bé của cô em. Cảnh ông anh trai cả công kênh cô em lên cao để cô lấy quả cây, sau đó ông anh hai đi đến. Cô này luôn có cảm giác mình được sống trong gia đình mà mọi người yêu thương nhau, mọi người hoà thuận. Cô này chỉ đặt câu hỏi và chỉ cảm nhận là người khác có yêu mình hay không yêu mình.
Cả hai ông anh đều yêu em, nhưng theo hai cách khác nhau. Cô này thường cho rằng người khác yêu mình như mình yêu người khác. Cô này nghĩ hai anh trai yêu mình như em gái, tình gia đình. Nhưng ngay từ đầu, anh trai cả yêu cô này như vât sở hữu, và ông anh hai yêu cô này như tình yêu trai gái.
Bố mẹ biết hết mọi chuyện quyết đinh không nói gì hết, để ba người tương tác với nhau.
Ba người này tạo nên cái khoá năng lương bằng sắt, rất chắc chắn. Sát này là sắt lõi Trái đất và sắt trong máu. Đây là khoá tim của ba vị Đầu nhau.
Bà mẹ nhìn ra được 3 người tạo với nhau cái khoá tim hình tam giác hoàn chỉnh, chỉ cần 3 người này tương tác với nhau đã khiến cho mỗi người trong 3 người này nhân ra bài học của mình. Cái khoá này rất chắc, nên bố mẹ biết không cần nói gì, sẽ tự tương tác với nhau để học cách làm tốt nhất.
Cô con gái này, chơi với các bạn, chơi trò như kiểu đồ hàng hay đóng vai của con nít với nhau, khi chơi các trò đóng vai như thế, cô vui vẻ kể với 2 anh, lớn lên cô ấy sẽ là cô dâu đi lấy chồng. Cô này nói xong, 2 ông anh nhìn cô này bằng con mắt toé lửa. Ông anh cả coi cô này là sở hưu mình, không thể nào mà ra khỏi nhà được, ông anh hai thấy hai người yêu nhau rồi thì sao mà cô này đi lấy người khác được.
Cô này ko biết là cô không có cái cơ hôi ra khỏi nhà vì cái khoá tim giữa ba người quá chặt, không cần bà mẹ sau này nói rằng các con sẽ nên vợ chồng.
Cô này cứ sống vô tư vui vẻ như thế, đến lúc dạy thì khi khả năng cô đi lấy chồng có thể xảy ra được rồi.
Ông anh cả đương nhiên mặc đinh cô em gái không thể đi ra khỏi nhà, việc này đương nhiên chả cần nói hay hỏi ý kiến em gái.
Ông anh hai bắt đầu thuyết phục dụ dỗ bà này, rằng em yêu người khác lai đi ra khỏi gia đình, sẽ mất nhau, yêu luôn anh thì cả gia đình mình vẫn ở cùng nhau, tình cảm yêu đương đó là sự tăng lên của gia đình, m,oi nguoi càng khăng khít, cô em này thấy đúng. Bà này coi tinh yêu nào cũng là tình yêu, gia đình, nam nữ, bà nghe lý luân của ông này hơp lý chẳng phân biêt tình yêu gia đình và lưa đôi.
Ông anh hai biết bà ấy vô tư, bà này không nghĩ đến chuyên yêu đương, ông chỉ đang chơi trò chơi tâm lý, ông này không có tình cảm gia đình với bà này, ông này chỉ muốn làm người yêu với bà này, nói thế chỉ để bà này chấp nhân.
Bà này không phải ai nói gì cũng nghe, nhưng tư duy của bà này tự dưng chay kiểu, yêu nhau rồi có con, vẫn là gia đình. Bà này thấy không có gì thay đổi cả, nên okie.
Ông anh trai cứ dụ dỗ, tăng hoa, tằng quà, hen hò riêng, suốt ngày anh cõng em, anh đưa em đi chơi riêng ngoài rừng, không phải trong nhà. Bà này chỉ bất ngờ khi mới chuyển từ anh em sang yêu, nhưng sau đó chuyển đổi tâm lý rất nhẹ nhàng,
Mấy năm như thế khi bà này 19, 20. Có lần bà này cầm bó hoa, ông Tân cõng bà này về, ông Lang từ trong nhà nhìn ra, thấy 2 đứa này điên lắm, vì hai đứa này có khong gian không có ông ấy, và trong không gian này, bà này là của ông kia, ông Lang rất điên. Ông Lang này nói ngày nhỏ bố mẹ dặn là lấy nhau.
Ông Lang lúc đầu chưa làm gì vì ông Lang không yêu bà này, không ghen, nhưng muốn chiến thắng của mình với thằng em phải đủ to lớn, Ông em cũng có sự sở hữu theo kiểu tôi yêu em, em của tôi.
Lúc này bà em nhân ra tình yêu dành cho bà của hai người khác nhau. Ông Tân thấy em là của anh, ông Lang cũng thế. Bà út thấy mình là mình chả của ai. Hai ông kia gắn kết với đối tượng mình sở hữu, còn bà này chả lao đi đâu và chả kéo ai đi đâu.
Hai ông này cãi nhau liên tuc, cứ như bà ấy là miếng thịt, cắt ra chia cho 2 người thì mỗi bên đều mất, nhưng bà chả thuộc về ai, bà có thể yêu từng người, ở bên từng ngoài trọn vẹn, không cần chia cắt phần sở hữu.
Bà này bảo chỉ chấp nhân phương án gả cho cả 2 anh hoặc không anh nào hết. Hai ông giằng co và hai ông đều không chấp nhân phương án đó. Bà này tru khá vững trong thế giằng co này, vì nếu bà bỏ đi cả hai ông đều chả được gì.
Mỗi đêm này ở phòng 1 ông, bà này ở bên anh nào thì yêu anh ấy như thế. Hai ông này ko hoàn toàn hài lòng, mỗi ông có 1 ấm ức nhưng bà này xoa dịu từng ông.
Bà này có 2 con, cái bà này muốn giữ là yên âm gia đình, khi có thêm 2 con tình hình khó hơn. Bà dạy cho 2 con rằng 2 người đều là bố, hướng dãn các con chơi với bố, làm bố vui, điều hoà không khí tình cảm gia đình.
Từ lúc có 2 đứa sinh ra, 2 ông đều kích tâm lý. Ông Lang thấy 2 đứa này là tài sản của ông ấy, và ông Tân cũng tấhy đó là 2 con mình, bà này hoàn toàn của ông ấy, tình yêu của em hoàn toàn thuộc về anh, con em phải là con anh.
Tiền trình ngày càng căng thăng lên, bà cố điều hoà tình cảm của các thành viên. Một ngày bà này nhân ra không thể nào giữ được hoà bình như mình mong muốn, có thể sẽ có đánh nhau, có thể nên bỏ của chạy lấy người
Bà này cảm nhân tình cảm gia đình kích tâm lý của 2 ông, ông nào cũng bốc hoả, 2 mồi lửa cạnh nhau trong nhà, bên này kích bên kia lên, tình hình càng ngày càng căng thẳng. Bà này thấy sẽ đến điểm kinh dị.
Tư góc đô ông Tan gia đình 4 người hanh phúc. Từ góc độ ông Lang gia đình rất có trật tự, nhưng từ góc độ bà này thì không đơn giản thế. Ông Lang sẽ càng ngày càng giống thú, không còn cảm xúc chia sẻ thân thể ngày xưa. Ông Tân ghen đỏ mắt lên, ông không còn cảm giác tình yêu dạt dào như trước nữa. Ông mải ghen chuyên của ông ấy. Hai ông cứ nóng nảy như thế, không thực sự yêu thương chăm sóc được hai đứa bé.
Tình cảm gia đình căng thẳng. Bà này thấy ko sống chung được, mà phải tách nhau ra. Bà nghĩ nên chọn 1 trong 2 ông. Bà này cân nhắc ông Lang có thể bảo vệ nhưng ko xem hai đứa bé như con người mà như tài sản, cách ông đối xử với con không ổn, có thể bảo vệ nguy hiêm bên ngoài nhưng ông là nguy hiểm bên trong. Còn ông kia xem 2 đưa kia là 2 con người nhưng vẫn bảo vệ. Ông Tân căng thẳng vì ở cùng nhà với tình đich, nên bà thấy nên đi khỏi nhà cùng ông Tân.
Khi bà này nói ra quyết đinh, nói cho ông Tân, ông Tân vui lắm, chuẩn bi hăng hái.
Khi bà này đem hai con bỏ trốn sang nhà khác ở, lúc đầu tưởng là nhà ở tạm nhưng ông Tân chuân bị cái nhà đẹp đễ đủ cây cối kỹ càng, cảm nhân được tình yêu dành cho bà này. Bà này ở cùng các con yên bình. Nhưng khi tách ra khỏi 2 ông này, bà này tự dưng thấy nhớ. Trước giờ việc bà này đến với hai ông bà này như vợ chồng, 2 ông chủ đông bà xuôi theo, bà không chủ đông. Chỉ nghĩ là tình cảm gia đình. Khi xa nhau thấy tình cảm của mình có tình yêiu nam nữ.
Lúc đầu bà nghĩ tình yêu nam nữ chỉ dành cho ông Tân, bà vãn thấy tim bi trống bà ngồi thẫn thờ, bà chưa bao giờ có kiểu yêu đương nam nữ với ông anh cả. Bà phát hiên bà cũng yêu ông kia theo 1 kiểu nam nữ, bà cứ ngồi thẫn thờ. Bà buồn, tự dưng nghĩ, chẳng nhẽ cả 5 người không thể sống yên ổn như gia đình đươc hay sao, thiếu 1 người lại thiếu vắng, ước gì có cách nào cả gia đình đoàn tụ.
Hai anh em đánh nhau mãi, hàng xóm xì xào ho sắp giết nhau, bà này ôm hai đứa chay về, bà này không muốn ông nào chết cả, bà muốn hai ông không đánh nhau nữa.
Ông Lang đe doạ giết con. Khi bà này đi xa, tình cảm gia đình và nam nữ lên cao, bà này bảo sao anh giết 2 đứa bé được, vì bon nó là con anh, là máu mủ ruột già của anh. Bà này chỉ muốn nhắc nhở về tình cảm gia đình cho ông kia, chứ ý bà không phải là phản đối hay thắch thức ông ấy. Ông Lang nghe giống sự phản đối, phản ứng với ông ấy. Khi ngọn lửa bùng lên, trong ngọn lửa có 3 năng lương khác nhau, có ngọn lửa huỷ diệt của ông Lang, có ngọn lửa tình yêu nam nữ của ông Tân và ngon lửa tình yêu gia đình của bà em gái. Nó thành dạng lửa thiêng.
7 người là 2 bố mẹ, 3 anh em và 2 đứa con thành cái khoá gia đình cực mạnh. Người đời sau sẽ đến đất này lâp gia đình sinh sống. Khoá này là khoá gia đình 3, 5, 7. 5.
3 người là khoá Đầu nhau.
5 người là khoá Nhà gồm 3 vị Đầu nhau và 2 vị Cổng.
7 người là khoá làng nước gồm 5 khoá nhà và 2 khoá môi trường. Bà mẹ là thần tài đất làng, còn ông bố là thổ công đất làng.
BAN THỜ CÚNG CÁC VỊ THẦN BẾP
Đầu tiên xin nói rằng Thần bếp không phải ông bà Đầu nhau, mà bếp lửa chỉ là một khía cạnh liên quan đến sứ mệnh và bản chất của ông bà Đầu nhau.
Vì nhiều người chập ông bà Đầu nhau là Thần bếp, nên ban thờ ông Công ông Táo thường được đặt trong bếp, là nơi giữ lửa trong gia đình.
Nếu gia chủ đã lập ban thờ ông Công ông Táo, thì ban thờ không nên để lên quá cao rồi phải bắc thang mới lên thắp hương được, vì không ai leo trèo khi nấu bếp. Có một lần tôi hướng dẫn một gia chủ hỏi các vị Đầu nhau được thờ ở nhà mình có dạy gì không, các vị đầu nhau phàn nàn ít thắp hương quá. Hoá ra gia chủ để bát hương tít trên cao (tình trạng chung của nhiều chung cư). Để thắp hương, gia chủ phải dùng một cái thang cao vừa bất tiện lại vừa nguy hiểm, cho nên một năm chỉ thắp hương duy nhất một lần vào ngày cúng ông Công ông Táo.
Một số gia đình không thờ ông Công ông Táo, nhưng vào bếp là gặp được ông Công ông Táo ngay. Cái ông Công ông Táo cần là ngọn lửa bếp, ngọn lửa tình thân gia đình và dòng họ mà được gìn giữ qua việc mọi người đoàn tụ quây quần quanh mâm cơm. Đó chính là lý do mà người Việt cứ tụ tập gia đình là ăn như ăn Tết, ăn hỏi, ăn cưới, ăn giỗ, ăn 49 ngày, ăn sinh nhật, ăn tân gia, ăn đầy tháng …
Trong một lần đi chơi xa ngủ lại qua đêm ở nhà bạn, 5h sáng dạy tôi xuống bếp nói chuyện với bố của bạn, người đã ở đó để nấu nướng từ khoảng 4h sáng. Trong bếp có những thanh củi rất lớn, củi được bố bạn tự đi kiếm mang về phơi, rồi chặt ra để đun bếp. Khi không tiếp thêm củi vào bếp, tro than được vùi cẩn thận để giữ được ấm cho bếp mà không tạo ra lửa ngọn. Ông Công ông Táo cười nheo mắt trong lửa, khi lửa tắt chỉ còn tro than, hai ông ngủ lim dim trong tro than ấm. Ông Công ông Táo rất gần gũi với bố của bạn tôi, hai ông chính là thần tài đặc biệt của bố bạn tôi, cho bố bạn tôi tình yêu với việc nấu nướng và mong muốn được giữ lại bếp lửa củi này dù trong nhà đã có bếp gas. Ông Công ông Táo cũng đỡ cho bố bạn trong một đợt ốm nặng phải nằm ở bệnh viện. Cảm nhận rõ ràng sự lạnh lẽo chết chóc của bệnh viện, nhung nhớ hơi ấm căn nhà, bố bạn tôi đã quyết tâm ra khỏi bệnh viện, về nhà, dù yếu vẫn cố gắng quay lại với việc đun bếp và nấu nướng và từ đó phục hồi sức khoẻ.
Chỉ cách đây vài năm, các gia đình quanh nhà tôi đều có bếp củi dành cho việc chăn nuôi, bên cạnh bếp gas, bếp điện, bếp từ dành cho việc nấu ăn gia đình. Nhà tôi rất sẵn củi vì có xưởng mộc, nên vài năm trước cũng có bếp củi và các nhà xung quanh cũng sang xin củi về đun bếp. Một lần tôi gặp một gia đình có hai bếp đều dùng thường xuyên, trong đó bếp gas, bếp điện, bếp từ do mẹ tính hoả giữ và bếp củi do bố tính mộc giữ, thì tôi thấy ông Công ông Táo ở trong bếp củi của người bố, do người bố mới là người giữ ngọn lửa yêu thương và chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên gia đình, còn người mẹ dù là người nấu ăn chính thường xuyên ở tình trạng bốc hoả, kim quá mức, gây nên xung đột và chia rẽ gia đình.
Một số gia đình có đặt ban thờ ông Công ông Táo với tượng của một vị thần nam mà họ cũng không biết là của ông Công, của ông Táo hay là cả hai. Một số gia đình chỉ đặt bát hương ở bếp mà không có tượng hay ban thờ rõ ràng. Thần bếp nữ là nước, là hương, thể hiện trong nước nấu ăn, nước trong sinh vật sống và luồng khí tiếp cho bếp lửa, cũng như luồng khí trong hơi thở của sinh vật sống. Cơ bản ba vị đầu nhau hiện thân trong dòng máu, và trong sự sống muôn loài, chứ không chỉ loài người cho nên việc đặt tượng thờ là không phù hẹp, vì tượng chỉ có thể dùng để thờ nhân thần.
Một số gia đình chỉ có 1, 2 hoặc cả 3 vị thần bếp đều hiên ra một lúc khi được hỏi, do đặc trưng dòng máu và đất nơi gia đình ở.
Nếu đang thờ ông Công ông Táo thì có thể cứ tiếp tục, còn nếu chưa thì không nên lập thờ và mua tượng đặt trên ban thờ mà chỉ cần cúng vào ngày Lễ ông Công ộng Táo. Nếu lập bàn thờ thì chỉ có thể thờ Thần bếp chứ không thể thờ được Đầu nhau, vì các vị Đầu nhau vô cùng vĩ đại và không có hình tướng như suy nghĩ của chúng ta. Nhưng các gia đình không cần thờ thần Bếp vì thần Bếp sống trong bếp lửa nấu ăn và ngọn lửa tinh thần gia đình chứ không sống trên ban thờ. Không phải cứ thần là lập bàn thờ và thờ được trên bàn thờ.
Ngày ông Công ông Táo
Thắp hương hỏi đất trời
Ông Công và ông Táo
Hai vị thực là ai ?
Ông Công là Thổ thần
Ông Táo là Mộc tinh
Ông Công cho mái ấm
Thần rừng cho thức ăn
Ông Công lửa ý chí
Minh triết của lý trí
Đồng hành với thân thể
Kiểm soát và thống nhất
Ông Táo có ý chí
Sáng tạo và phá huỷ
Vận hành toàn hiện thực
Bằng tinh thần bên trong
Bà Thi ở nhà đất
Ấm áp của thổ thần
Vào bếp bà nổi lửa
Nấu một bữa cơm canh
Quá lửa ấm thành nóng
Thổ Công hay tức giận
Nước mát gặp lửa nóng
Có động lực chảy đi
Thị Nhi gặp ông Táo
Sống với nhau trong rừng
Tình yêu chả cần nhiều
Khí trời là thức ăn
Thổ Công trụ đan điền
Là lửa trong đất ấm
Thị Nhi là tuyến tinh
Chảy một dòng sự sống
Mộc Tinh là thần rừng
Quản cỏ cây muông thú
Giữ nền tảng sinh hoá
Chuyển hoá chuỗi thức ăn
Nước đọng là nuôi dưỡng
Nước chảy là vân hành
Thấu hiểu trong xúc chạm
Nước yêu đất và cây
Ông Công cần danh dự
Ông Táo cần tình yêu
Bà Nhi cần ở giữa
Cho tất cả chảy trôi
Đam mê cần lửa ấm
Bao dung cần nước trôi
Phát triển cần khí thoáng
Kết hợp mới cân bằng
Ba thần bếp ở bụng
Cho dạ dày thức ăn
Cho cuộc đời trải nghiệm
Cho sự sống vận hành
Ngày ông Công ông Táo
Làm bữa cơm gia đình
Kết thúc một năm cũ
Cảm ơn đất, nước, cây
Dạ dày còn đau tức ?
Bụng dạ còn căm hận ?
Khí thế còn ủ ê ?
Hãy về với gia đình
Một bữa cơm cuối năm
Chỉ cần đủ lửa ấm
Chỉ cần đủ nước thanh
Chỉ cần cây mùa mới
Gia đình là bến đợi
Tình yêu là thức ăn
Cha mẹ luôn ở đó
Chờ con một bữa ăn