“Giận cá chém thớt” nghĩa là giận con cá, chém cái thớt.
Ví dụ
– Giận chồng, mắng con
– Giận khách hàng, mắng nhân viên
– Giận sếp, mắng người đi đường
Vậy phải giải quyết tình trạng này thế nào ? Giận cá, chém cá
– Để chém cá, thì phải đặt cá lên thớt, mà cá thì trơn hơn thớt, nên vừa buông tay giữ là cá trượt ra khỏi thớt. Thế là dù không hề giận thớt, kết quả vẫn chém thớt.
– Giả sử con cá chết rồi, không giãy được khỏi thớt, nhưng sau khi bị chém vài ba nhát thì con cá cũng vẫn bị trượt văng ra khỏi thớt, và kết quả là vẫn chém thớt
– Quyết tâm chặt một lần đứt đôi con cá, thì nhát chém mạnh đến mức đứt đôi con cá thì kiểu gì dao cũng vẫn chém vào thớt
Nói chung số của thớt là sinh ra là để bị dao chém rồi. Thế là
– Giận chồng, mắng chồng, mắng chán mắng chê, chồng vẫn là chống, vì chính mình lấy nó rồi chính mình sinh con với nó, nên tức quá mắng luôn con
– Giận khách hàng, mắng khách hàng, dù thắng hay thua, cuối cùng mình vẫn bị thiệt hại, nên tức quá quay sang mắng nhân viên
– Giận sếp, mắng thầm sếp trên đường đi, vì mắng thẳng vào mặt sếp là bị đuổi việc, nên đi đường mất tập trung, đâm phải một thằng, điên quá chửi nó luôn
Một người dù giận đến mấy vẫn mắng đúng người, đúng việc và hết giận, mà không có hậu quả gì xảy ra là tình huống quá hoàn hảo, đời thường không mấy khi có được.
Trên đời này có vô số tình huống mà chúng ta
– giận đến mấy cũng không có ai để mắng hoặc có người để mắng nhưng không mắng được
– mắng đến mấy mà cũng vẫn không hết giận được
Thế là chúng ta phải tìm thớt để xả giận
– Giận khóc lóc là chém thớt nước
– Giận đập phá là chém thớt đồ đạc
Trong câu “Giận cá, chém thớt” có các quan hệ sau
– Chủ thể cảm xúc giận
– Đối tượng của cảm xúc giận : Con cá
– Chủ thể hành động chém
– Đối tượng của hành động chém : Cái thớt
Ở đây con cá đại diện cho một đối tượng có năng lực khởi tạo và chuyển hoá động lực vận hành, làm vận hành được phát khởi từ chủ thể a sang chủ thể ba, từ đối tượng c sang đối tượng d, nói cách khác làm vận hành bị đổi hướng. Đây là năng lực của nước và thanh âm.
Động lực của cơn giận không được xả tự nó sẽ vận hành tiếp. Thường thì chúng ta đang làm việc gì lúc tức giận thì động lực của cơn tức giận sẽ đi luôn vào hành động này của chúng ta. Đối tượng đón nhận động lực cơn giận của chúng ta chính là cái thớt.
Bất kỳ cảm xúc, suy nghĩ, ý chí nào đã bùng lên bên trong chúng ta đều cần giải toả và đều khó giải toả như cơn giận.
– Cảm xúc nhớ nhung và chán nản
– Ý chí thành công và chiến đấu
– Suy nghĩ về hiện tượng khách quan và cách giải quyết vấn đề cá nhân
Thường xuyên, sự căm giận với đối tượng a thì lại chuyển thành sự hào hứng giả tạo với đối tượng b, hoặc sự hào hứng với đối tượng c lại thành sự căm hận với đối tượng d. Ví dụ
– chúng ta chán ghét công việc, chúng ta đến với buổi tự vấn hướng nghiệp, sự hào hứng với buổi tư vấn là trạng thái ảo, một kiểu giận cá chém thớt để xả sự chán ghét công việc của chúng ta
– chúng ta thích đi du lịch, nhưng vì cần tiền, chúng ta phải đi làm tối ngày : sự hào hứng với công việc của chúng ta cùng sự bực dọc của chúng ta với khách hàng không mua hàng đều là ảo, vì đông lực thực của chúng ta là thích đi du lịch, nhưng động lực này không thể xả được
Có thể nói là cả cuộc đời chúng ta là một chuỗi giận cá chém thớt, bởi vì chúng ta thích việc a nhưng phải làm việc b, chúng ta ghét việc c nhưng lại làm việc d.
Bất kỳ cái gì chúng ta đã tiếp nhận vào theo các giác quan mắt, mũi, tai, miệng, da … như thức ăn, không khí, kiến thức, thanh âm … cuối cùng đều phải thải ra, nếu không chúng sẽ như cơn giận, sẽ đi từ a sang b, sang c, sang d trong người chúng ta.
– Ăn uống thì phải bài tiết, nhưng chúng ta gần như không bao giờ có thể bài tiết ngay và luôn tất cả những gì chúng ta ăn, mà chúng ta cần chuyển hoá. Thức ăn chết tắc trong quá trình chuyển hoá là chất độc tắc nghẽn ở ruột và trong máu.
– Nghe, nhìn thì phải xả bỏ, nhưng chúng ta gần như không bao giờ có thể nhận thức và xả bỏ được trọn vẹn những thứ tiếp nhận bằng các giác quan. Thông tin, hình và âm, không được chuyển hoá thành là chất độc tắc nghẽn trong đầu và trong máu.
Nhiều người sống chỉ để nạp vô tội vạ đủ thứ vào người, họ ứng xử như cái bình rỗng tuếch, đặc biệt là những người không có tính chủ thể tốt
– Nap kiến thức
– Nạp thông tin
– Nạp vật chất
– Nạp đủ loại rung động
Nạp càng lớn hơn xả bao nhiêu thì càng nhanh chết bấy nhiêu, bởi vì cơn giận ngút trời mà tìm không ra thớt mà chém.
Nếu nạp và xả cân bằng thì con người sẽ trường sinh hoặc giống như tồn tại ở dạng gần như không tồn tại, còn nếu nạp luôn lớn hơn xả, thì con người chết dẫn chết mòn cho đến khi hết ngưỡng dung nạp và chuyển hoá, con người sẽ chết hẳn.
Tình trạng chung của chúng ta là nạp lớn hơn xả. Những thứ tồn đọng sẽ được đi vào vận hành của chúng ta, cho đến một ngày cả cơ thể toàn là rác, rác vượt quá khả năng chứa đựng và chuyển hoá của cơ thể, thì chúng ta sẽ ngững thở.
Cơ bản, chúng ta đều là con tỳ hưu, nạp vào nhưng không xả ra được. Cái nào nạp vào không chuyển hoá được, phải xả ra, dù xả được hay không xả được đều gọi là độc.
– Độc vật chất là thức ăn, nước uống, không khí … không chuyển hoá được và không xả được;
– Độc tinh thần là kiến thức, tin tức, hình ảnh, câu chữ … không chuyển hoá được và không xả được;
– Độc năng lượng, tần số, thanh âm … không chuyển hoá được, không xả được.
Ví dụ
– Nhận vào : 100
– Xả ra : 10
– Sử dụng/chuyển hoá : 10
– Tắc nghẽn chay lung tung trong cơ thể – độc : 100 – 10 – 10 = 80
Đừng nghĩ học tập hay đọc tin tức là sự mở mang đầu óc hay vô hại, phần lớn những thứ mây gió hay vô bổ chúng ta nạp vào như vậy không được quan tâm, không thể được hiểu và không cần hiểu đều trở thành rác, đầu độc dần cơ thể chúng ta đến tận lúc chết.
Khi đến ngưỡng chết, nghĩa là đến ngưỡng không thể chuyển hoá được thức ăn nước uống giữa rồi, không chuyển hoá được hơi thở, không chuyển hoá được máu, thì việc dừng lại hết các hành động nạp sẽ giúp hỗ trợ vận hành chuyển hoá chết. Tuy nhiên, rất nhiều người nạp thuốc và nạp thức ăn đến tận hơi thở cuối cùng,… mà lúc đó cơ thể không có sức chuyển hoá và không có sức xả, nên tất cả những thứ nạp vào đều là độc, là rác. Thế là người chết sẽ thành ma, vì chết là quá trình chuyển hoá cực kỳ phức tạp, mà con người không còn năng lực chuyển hoá nữa rồi, con người chỉ còn là bãi rác độc.