Đường cát trong ca dao tục ngữ là các giải thích cụ thể về vận hành cho khái niệm cát tường, hanh thông và cát hung, là tắc nghẽn.
Có các loại đường cát sau được nhắc đến trong ca dao, tục ngữ
– “Đường cát trắng” – “Đường cát vàng”
– “Đường cát mịn” – “Đường đá dăm”
– “Đường cát tro” – “Đường đá sỏi”
– “Đường cát to” – “Đường cát nhỏ”
– “Đường cát nóng” – “Đường cát mát”
Đường cát trắng, mát, mịn, có tính thuỷ mạnh về vận hành, chuyển hoá
Đường cát to, vàng, nóng, đá dăm mạnh về cấu trúc, hình tướng vật chất, có thể bị tắc nghẽn hoặc dẫn vào các điểm dừng vận hành, chuyển sang cấu trúc.
—o—
ĐƯỜNG LẮM CÁT DỄ ĐI & MÁT
Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi
Cô kia bóng bẩy làm chi
Để cho anh ấy đi đi về về.
Chợ Bưởi nằm ven Hồ Tây, thuộc quân Tây Hồ, Hà Nội. Chợ Bưởi nổi tiếng nằm ở nơi giao của sông Tô Lịch và sông Thiên Phù (cũ), ở góc Tây của Hồ Tây, nơi cũng góc tường thành ngoài của Hoàng Thành Thăng Long xưa, và ở ngay bên chợ có nhiều đình, đền nổi tiếng như đình An Thái.
Giếng Bình Đào vừa trong vừa mát
Đường Bình Đào lắm cát dễ đi
Em ơi má thắm làm chi
Để anh thương nhớ mấy con trăng ni không về
Bình Đào Địa danh nay là vùng đất bao gồm hai xã Bình Minh và Bình Đào, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam.
Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát
Đường Kho Bạc lắm cát dễ đi
—o—
ĐƯỜNG CÁT MỊN & MÁT
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát
Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi
Phương Mai, Gành Ráng tương tri
Ngâm câu “Thuỷ tú sơn kì” thảnh thơi
Đây là các địa danh của Bình Đinh.
—o—
ĐƯỜNG CÁT NHỎ CỎ MÒN NHIỀU TRĂNG
Anh đi trên đường Ba Vát
Anh đạp cát, cát nhỏ
Anh đạp cỏ, cỏ mòn
Yêu nhau thời độ trăng tròn
Bây giờ trăng khuyết vẫn còn yêu nhau
Còn gọi Ba Việt, địa danh gốc Khmer (Pears Watt, nghĩa là là chùa Phật). Vào thế kỷ XVIII, nơi đây là huyện lỵ của huyện Tân An – một trung tâm kinh tế khá phồn thịnh thời bấy giờ. Hiện nay Ba Vát là một thị trấn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Do cách phát âm của người Nam Bộ, một số tài liệu địa danh này cũng được ghi thành Ba Giác.
Con đường này vừa có cát nhỏ, vừa có tính âm thuỷ, có tính mộc khí, nên kết nối rất hài hoà âm dương kiểu song hành, quấn quít mà hai người vẫn độc lâp, tự do.
Ba Vát xuất hiện rất nhiều trong ca dao tục ngữ
Đồng Bến Tre nhiều bưng, nhiều lác
Đường về Ba Vát nặng trĩu sầu riêng
Anh ra đi đã bốn năm liền
Sao không trở lại kết bạn hiền với em
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng
Ngày em làm lễ tơ hồng
Là ngày em bẻ gãy chữ đồng với anh
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ em khôn lớn, em lấy chồng bỏ anh
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Gái nào bạc bằng gái đất giồng
Thấy ai làm lễ tơ hồng
Đi theo tiếng gọi quên chồng bỏ con.
Bến Tre dừa xanh bát ngát
Đường đi Ba Vát gió mát tận xương
Em về Chợ Giữa, Giồng Trôm,
Đừng quên Chợ Lách, Cái Mơn đợi chờ
Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát
Đường Ba Vát gió mát tận xương
Anh có thương em thì nối sợi chỉ hường
Chớ bán rao cho lắm, hãy chừa đường em đi.
—o—
ĐƯỜNG CÁT NHỎ & BÓNG MÁT
Đường Sài Gòn cây cao bóng mát
Đường Chợ Lớn hột cát nhỏ dễ đi
Đường Sài Gòn không có cỏ mộc khí dẫm chân lên, mà có cây cao bóng mát, nghĩa là có trục trời đất, có phương dọc.
—o—
ĐƯỜNG CÁT NÓNG & ĐÁ DĂM
– Thương anh thì cũng muốn thương
Sợ truông cát nóng, sợ đường đá dăm
– Cát nóng anh cõng em đi
Đá dăm anh lặt, can gì em lo.
– Muốn về Mỹ Á ăn dừa
Sợ truông cát nóng, sợ đèo đá dăm
– Cát nóng, đưa dép anh mang
Đá dăm em lượm còn than nỗi gì!
Mỹ Á là cảng biển và cũng là một cửa biển trong năm cửa biển của tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở địa bàn phường Phổ Quang, thị xã Đức Phổ.
Đường cát nóng và đá dăm đối xứng với đường cát mịn và mát hoặc đường lắm cát và mát
—o—
ĐƯỜNG CÁT NHỎ NHƯ TRO Ở ĐẢO NÚI LỬA
Chùa Hang cát nhỏ như tro
Hang Câu, bãi Ké kể cho thêm phiền
Chùa Hang, Hang Câu, bãi Ké là các địa danh của đảo núi lửa Lý Sơn. Cát Lý Sơn rất to vì là cát san hô moc trên đá núi lửa, nhưng riêng ở Chùa Hang cát rất nhỏ, như là tro húi lửa.
—o—
ĐƯỜNG CÁT & ĐẬU XANH
Đường cát & cháo đậu xanh là biểu tượng của sự rời rạc, lứa đôi xa cách, chia tay trong nhung nhớ, hoặc chủ động chia tay, vì không tương hợp.
Năm tiền một quả đậu xanh
Một cân đường cát đưa anh xuống tàu
– Tàu về có thuở tàu qua
Xin em ở lại nguyệt hoa thì đừng
—o—
Ba đồng một quả đậu xanh
Một cân đường cát đưa anh ra về
—o—
ĐƯỜNG CÁT TRẮNG & CHÁO ĐẬU XANH
Đũa vàng dộng xuống mâm vàng
Cháo đậu xanh đường cát trắng, vắng mặt nàng không ngon
—o—
ĐƯỜNG CÁT NỌ & CHÁO ĐẬU XANH KIA
Mâm đồng chùi sáng để trên ván thấy hình
Cháo đậu xanh kia, đường cát nọ, em nhớ mình quên ăn
—o—
ĐƯỜNG CÁT TRẮNG & BỘT BÌNH TINH
Mâm thau em chùi cám,
Em để dưới ván lại thấy hình
Bột bình tinh em khuấy lộn với đường cát trắng
Mà em vắng mặt mình em chẳng ăn
Bình tinh là loài thực vật thuộc họ dong. Cây bình tinh được trồng để lấy củ, làm thực phẩm và chủ yếu là làm bột. Sau khi thu hoạch củ, người ta mài củ ra thành dạng nhuyễn, ngâm qua nhiều nước, gạn lắng lấy bột. Phần bột thu được mang đi phơi nắng hoặc sấy, sẽ thu được bột bình tinh khô, giống như bột sắn dây.
—o—
ĐƯỜNG CÁT, ĐƯỜNG RIM, ĐƯỜNG PHÈN
Nghe tin lệnh rút ra Hàn
Thiếp gửi cho chàng một cục đường rim
Một tiềm đường cát
Một bát thuốc khô
Một tờ giấy quyến
Một liễn trầu nguồn
Một buồng cau lửa
Một chục mực nang
Thiếp gửi cho chàng năm quan phí lộ
Một chục giạ đỗ
Bốn giạ mè đen
Một hũ đường phèn
Để chàng ăn cháo
Một ngày là đạo
Bốn nghĩa tình thâm
Chàng có ra đi đặng chữ sắt cầm
Chàng ơi cũng nhớ tình thâm nghĩa dày.
Đường rim, đường cát & đồ khô cũng là biểu tượng của sự rời rạc, lứa đôi xa cách, chia tay trong nhung nhớ, còn đường phèn ăn với cháo lại là biểu tượng của sự gắn kết, hai vợ chồng xa cách nhưng sẽ quyết tâm chung thuỷ và chờ đợi để gặp được nhau.