CÓC & TRỜI, PHẬT, THIÊN LÔI, MINH TINH

Loading

CÓC & TRỜI, PHẬT, THIÊN LÔI, MINH TINH

—o—o—o—

Cóc chết lại có minh tinh
Thất nghiệp nằm đình có trống cầm canh

Cóc dương hay cóc sống đại diện cho bầu trời ban ngày với mặt trời ở trung tâm. Đây là trạng thái bao điều hay xứ sở sắc tướng.

Cóc chết nghĩa là bầu trời không có mặt trời, hay là đêm tối khi mà các vì sao hay minh tinh xuất hiện.

Mặt trời là biểu tượng của ông Công, chủ về công việc. Ông Công là bộ đôi Ngọc Hoàng và Long Vương, trụ thiên đình (Ngọc Hoàng) & thuỷ đình (Long Vương), cho nên cóc chết thì thất nghiệp nhưng vẫn nằm đình.

Con cóc với cái bụng rất to là một cái bao sắc tướng. Cóc kêu là trạng thái đánh trống bụng, bao sắc tướng chuyển sang bao thanh âm, hay một cái trống.

Trống cầm canh là trống giữ nhịp canh, là các chu kỳ của ngày và đêm, bởi vì một ngày đêm có 12 cạnh giờ.

“Cóc chết nằm đình giữ trống cầm canh” chính là vai trò của người cầm trịch.

Vì cóc hình tướng không gian khi chết thì trở thành người cầm trịch thời gian, nên “cóc chết” cũng là cóc chết được, hay bất tử, bằng cách chuyển hóa liên tục trong không thời gian.

Bài này nói về trạng thái của Trái đất thời điểm chiều tà khi chuyển giao ngày sang đêm, dương sang âm qua một trong các biểu tượng của hệ Trái đất – Mặt trăng là con cóc.

Người xưa nói trên cũng trăng có con cóc, nên cung trăng là thiềm cung với thiềm là cóc. Khi cây trường sinh trên mặt đất của chú Cuội bị tưới nước bẩn, cây không chết mà chỉ bay lên cung trăng nơi có nước nguồn tinh khiết, mà cho sự sống trường sinh. Con cóc cũng như vậy, cóc bất tử, bởi vì cóc thực sự sống trên cung trăng hơn là trên mặt đất, mà ở nơi đó sự sống trường sinh theo các chu kỳ mang tính vĩnh hằng.

—o—

Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó là trời đánh cho

Giả sử có Cha Trời & Mẹ Đất sinh ra vạn vật trong đó có Mặt trăng và Mặt Trời, thì Cóc là em của Mẹ Đất, nên cóc là cậu của Mặt Trời.

Cóc sống trong môi trường có nước, nên khi nắng gắt và hạn hạn lâu, cóc kêu, cóc nghiến răng, cóc kiện trời, cóc đòi mưa.

Khi lên thiên đình kiện Ngọc Hoàng đã để hạ giới bị hạn hán trong một thời gian dài, cóc đánh trống. Tiếng trống cóc đánh là tiếng trống cầm canh, tiếng trống yêu cầu khôi phục các chu kỳ mưa nắng và nhịp điệu âm dương.

“Đánh cóc” chính là đánh trống cầm canh, cho nên “ai đánh cóc” thì ông Trời đánh giúp cho người ấy, chứ không phải là ông trời đánh đập người ấy, vì ông Trời chính là người giữ nhịp cầm canh, nhịp thời gian, nhịp ngày đêm, nhịp âm dương.

—o—

Con cóc nằm góc bờ ao
Lăm le lại muốn đớp sao trên trời

Cóc dương hay cóc sống đại diện cho bầu trời ban ngày với mặt trời ở trung tâm, bầu trời đêm mới có thể có các vì sao và mặt trăng. Bầu trời đêm là của ông Táo, với các vì sao nằm trên cây sự sống của Tản Viên và cung trăng liên quan đến Diêm Vương.

Cho nên cóc dương muốn đớp sao trời là việc bất khả thi, nhưng cóc âm thì lại chính là mặt trăng với cả bầu trời sao, hay minh tinh.

—o—
Cóc nghiến răng còn động lòng trời
Em nói hết lời anh chẳng chịu nghe
—o—
Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
—o—
Cóc kêu ba tiếng thấu trời
Dân kêu kêu mãi mấy đời thấu ai
Của dân đem nộp quan xài
Hở môi quan đá, quan bạt tai, bỏ tù
Nhục hèn đã mấy mươi thu
Lẽ mô chịu câm chịu điếc chịu đui mù răng bà con
Còn trời còn nước còn non
Còn Tây ở lại dân ta còn đấu tranh
—o—

Cóc mà không cắn thì thôi
Hễ cóc đã cắn Thiên Lôi cũng chờn

Thiên Lôi và Thiên La là thiên tướng, hay tướng của ông Trời, làm nhiệm vụ giáng sét và giáng sấm.

Cóc, là cậu ông trời, cóc lên trời kiện được cả Ngọc Hoàng nên cóc cũng áp chế được Thiên Lôi.

—o—

Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he cống rụt

Bốn câu đầu về Cái bống – Con ong – Củ khoai – Ông Phật
– Cái bống là bụng nước nằm trong.
– Con ong là bụng khí nằm ngoài.
– Cái bống nằm trong, con ong nằm ngoài, đó là khí bọc nước.
– Củ khoai là bụng đất, củ khoai chấm mật là vận hành đất bằng nước mang vị lửa.
– Phật ngồi là bụng có tâm lửa. Nước mắt là nước trời. Phật ngồi Phật khóc là cấu trúc tâm lửa đất và vận hành nước trời.

Cái bống – Con ong – Củ khoai – Ông Phật là bốn lớp bao Nước – Khí – Đất – Lửa tính từ ngoài vào trong. Đây chính là cấu trúc của Cóc mà cũng là cấu trúc của quả đất. Cóc đại diện cho cái bụng, liên quan đến Phật ngồi cười Di Lặc, cho nên khi “Phật ngồi phật khóc” thì con cóc dương nhảy ra.

Bốn câu cuối : Con gà – Nhà mụ – Tè he – Cống rụt
– Con gà tú hụ là bao khí dương nhồi đất âm.
– Nhà mụ là cái nhà âm, xôi là khối mộc đất được thổi lửa lên để làm tâm âm cho cái nhà mụ.
– Tè he hay tè le là luồng nước khí đất đi từ hai bên, vì có câu “dạng tè hè”.
– Cống là luồng nước đất đi ra khỏi tâm.

Cống rụt là cống âm, cho nên bốn câu cuối tả con cóc âm.

Vậy cả bài này mô tả Trái đất bao gồm toàn bộ lớp khí quyển cho đến Mặt trăng như một con cóc âm dương.

Nếu như bài ca dao đầu tiên nói về Cóc cóc – Trái đất nằm giữa vũ trụ bất tử và vĩnh hằng trong nhịp điệu âm dương của trống cầm canh thì bài vè cuối cùng này mô tả những sự vật hiện tượng bình thường của một Trái đất thường hằng trong nhịp điệu và cấu trúc âm dương.

Đất nước Việt Thường của chúng ta là sự kết hợp vĩnh hằng của sự siêu việt và thường hằng.

Chia sẻ:
Scroll to Top