CÂY NGẢI MANG TÊN MÁU, HUYẾT, TIẾT

Loading

Cây ngải có một dòng mang tên máu, huyết, tiết.
Nếu như tất cả các dòng ngải (như ngải họ cúc tiêu biểu là ngải cứu, ngải họ gừng riềng tiêu biểu là ngải tiên, ngài họ nàng tiêu biểu là ngải nàng mơn, …) đều có khả năng đồng huyết và đỡ cho dòng vận hành của huyết (gồm thổ huyết, khí huyết, thanh huyết, bạch huyết, hoàng huyết, dòng tiết gồm tiết niệu và sinh dục…) thì dòng ngải mang tên máu, huyết, tiết có khả năng đồng huyết theo đúng tên gọi của chúng, cụ thể
– Cây mang tên máu có khả năng đỡ luồng vận hành theo các chu kỳ tuần hoàn máu ví dụ bổ máu : cây cỏ máu, cây máu người, cây máu gà, cây máu chó …
– Cây mang tên huyết có khả năng đỡ luồng vận hành huyết đặc biệt theo kinh lạc ví dụ thông kinh lạc : cây huyết đằng, kê huyết đằng, huyết dụ, huyết nhân, huyết tiên, huyết giác …
– Cây mang tên tiết có khả năng điều tiết và xả máu theo đường tiết niệu, đường sinh dục, đường da lông móng tóc, gồm tiết dịch, tiết khí, tiết niệu, tiết dục … : cây tiết dê
CÂY/DÂY MÁU NGƯỜI (CỎ MÁU)
Cây dây leo thân gỗ, chứ không phải cây thân thảo như những loài cỏ khác. Khi còn tươi cây chứa nhiều nước, nếu dùng dao chặt vào thân cây sẽ có nước màu đỏ như máu chảy ra nên cây được gọi là cây cỏ máu.
CÂY/DÂY MÁU GÀ (KÊ HUYẾT ĐẰNG)
Kê huyết đằng còn có tên gọi là dây máu gà, cây máu gà mát mạng, thàn mát mạng (danh pháp khoa học : Wisteriopsis reticulata) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là võng lạc kê huyết đằng, nghĩa là dây máu gà mạng lưới.
CÂY MÁU CHÓ :
Cây máu chó

Cây máu chó đỡ cho dòng máu đất, máu chứa sắt như hồng cầu, xả kinh nguyệt, xả lúc sinh con … là các dạng máu này

Cây máu chó
CÂY MÁU ĐịA : Máu địa là
– các dạng máu đất như huyết tương,
– các dạng máu xả đường đất như máu sinh dục tiết niệu, máu kinh,
– các luồng máu đi từ chân và đáy cơ thể, lên đầu và tay
Cây này mọc ở ruộng nước, hoa màu tím, quả nổ được
CÂY NGẢI MÁU (Cẩm địa la)
CÂY HUYẾT ĐẰNG
Họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae).
– Huyết đằng lông (Butea superba)
– Huyết đằng quả to (Mucuna birdwoodiana cuneata),
CÂY HUYẾT RỒNG
– Huyết rồng (Spatholobus anberrectus) thuộc họ Đậu (Fabaceae)
CÂY HUYẾT DỤ
CÂY HUYẾT NHÂN
– Cây này là dòng dong riềng có lá đỏ tím, cùng họ với ngải gừng, ngải tiên …
CÂY HUYẾT TIÊN
CÂY HUYẾT GIÁC
Cây huyết giác còn có tên khác là cây phát tài núi (cây này mọc ở vùng núi đá), cây đại lộc hoặc cây phất dụ rồng. Tên khoa học là Dracaena draco. Tên dân gian của nó là cây trầm dứa, cây xó nhà.
Vị thuốc Huyết giác, tên khoa học là Lignum Dracaenae, là lõi gỗ phần gốc thân có chứa chất màu đỏ đặc biệt, đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae). Phải những cây già, đã chết và đổ nát mới có gỗ. Những cây đã thành huyết giác có màu đỏ hoặc có nhiều đám màu đỏ, mùi vị không có gì đặc biệt. Trong những chỗ màu đỏ có cảm tưởng như do một loài sâu nào đục khoét gây ra. Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân do sâu hay do loại nấm này gây ra huyết giác và từ cây chết đến khi có huyết giác là bao nhiêu năm.
Cây huyết giác là dòng ngải ông, đối xứng với dòng ngải nàng mà tiêu biểu là tóc tiên, đỡ các luồng huyết phát ra từ huyệt có tín trung tâm toả ra, giống như cấu hình của các loài cây này như huyệt đỉnh đầu, gan bàn chân, lòng bàn tay ….
CÂY TIẾT DÊ : Tiết dê là một họ cây có các cây dòng hoàng đằng như đã nói trên và các cây dòng mối sau
– Cây hồ đằng, chính là cây ký ninh (làm thuốc ký ninh trị sốt rét) hay tên khác là cây thông thiên, cây tiết dê (cây này hợp với núi đá vôi, nơi dê sinh sống), cây da cóc (vỏ cây sần sùi nốt như da cóc) : Đây là một họ cây có các cây trị sốt rét, thông tiểu và trị tiêu chảy còn có tên là cây hồ đằng
Ký ninh, thông thiên, dây da cóc, hồ đằng, tiết dê
– Cây dây mối (Lõi tiền): Stephania japonica (Thunb.) Miers. var. discolor (Blume) Forman (Stephania hernandifolia (Woll.) Walp.). Hoa đực có nhị dính thành một cột. Lá có đáy cắt ngang và mặt dưới trăng trắng. Cuống lá gắn trong phiến lá. Trị kiết, làm thông tiểu.
– Bình vôi: Stephania rotunda Lour.. Dây leo, có rễ củ to, vùi một nửa dưới dất, hình giống cái bình vôi, ruột màu vàng thơm, có khi nặng đến 20 kg hay hơn. Trong củ có alcaloid là ditetrahydropanmetin dùng làm thuốc trấn kinh trong các bệnh mất ngủ.
CÂY HOÀNG ĐẰNG : Dòng hoàng đằng đỡ cho hoàng huyết, mà quen thuộc với chúng ta là huyết thanh và tiểu cầu
– Vàng đắng: Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.. Là nguyên liệu chiết xuất berberin để làm thuốc trị tiêu chảy, lỵ trực trùng, viêm ruột vàng da, sốt rét.
– Hoàng đằng (Vàng giang): Fibraurea recisa Pierre. Hoa không cánh, có 6 lá đài, hoa đực 3–6 nhị. Trị kiết, tiểu đường. Rễ bổ.
– Hoàng đằng: Fibraurea tinctoria Lour.. Hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa; hoa đực có 6 nhị. Rễ cắt ra có màu vàng sẫm, làm thuốc chữa đau mắt, lợi tiểu. Rễ bổ.
CÂY HỒNG ĐẰNG Dòng hoàng đằng đỡ cho hồng huyết, mà quen thuộc với chúng ta hồng cầu
CÂY CÁT ĐẰNG
Chia sẻ:
Scroll to Top