Các vùng đất mang tên Quảng

Loading

HÀ NỘI

– Cửa Tây thành Thăng Long Thời Lý : QUẢNG PHÚC

Nhà Lý xây dựng Hoàng thành Thăng Long theo cấu trúc ba vòng thành (tam trùng thành quách), trong đó,

– Vòng trong cùng – Cấm Thành

– Vòng thứ hai – Hoàng thành – tạo thành một thể tương đối thống nhất là nơi ở và làm việc của vua. Phần thành bao quanh Hoàng thành ban đầu được đắp đất, sau đó được gia cố và xây bằng gạch. Người ta cũng gọi đây là Long thành, Phượng thành, hay Long Phượng thành. Phía ngoài thành này được đào ngòi ngự, nối với dòng Nhị Hà. Theo hệ thống này, thuyền rồng có thể xuôi dòng vào Đại Nội.

– Vòng thứ ba là thành Đại La, hay La Thành, bao bọc quanh khu ở của quan lại, nhân dân và các phố phường, gọi là khu vực Kinh thành.

Hoàng thành có bốn cửa.

– Cửa thứ nhất gọi là Tường Phù (cửa phía Đông) mở ra trước chợ Đông và đền Bạch Mã, nay là phố Hàng Buồm.

– Cửa thứ hai gọi là Quảng Phúc (cửa phía Tây), mở ra trước chùa Một Cột, thuộc khu vực đường Hùng Vương ngày nay. Phía trước cửa này là một khoảng sân rộng được dùng để tổ chức hội mừng ngày sinh của nhà vua.

– Cửa thứ ba gọi là Đại Hưng (cửa phía Nam) với ý nghĩa là sự hưng thịnh lớn. Cửa này mở ra ở khu vực Cửa Nam hiện nay. Nơi này cũng có một khoảng sân rộng để hoàng thân, quốc thích và nhân dân tổ chức lễ hội ném còn.

– Cửa thứ tư gọi là Diệu Đức (cửa phía Bắc), mở ra trước sông Tô Lịch đoạn chảy qua phố Phan Đình Phùng ngày nay.

– Quảng Văn đình được vua Lê Thánh Tông cho xây dựng vào tháng 10 năm Tân Hợi (1491) ở cửa Đại Hưng (cửa Nam thành Thăng Long) – vị trí mà thời Lý đã từng có Trữ Văn đình. Về ý nghĩa: Quảng: rộng; Văn: nghe; Đình: ngôi nhà hoặc trạm. Quảng Văn đình là nơi để triều đình “rộng nghe” ý kiến của nhân dân. Ở đình này có treo một cái trống lớn để cho người dân khi kêu oan thì đánh một hồi trống báo, sẽ có một vị quan ra nhận đơn thỉnh cầu của người dân (giống như người dân đánh trống kêu oan ở phủ Khai Phong bên Trung Quốc). Quảng Văn đình cũng là nơi quan Câu Kê, vị quan đại diện cho triều đình, đến giảng pháp lệnh, những điều khuyên răn của nhà vua vào ngày mồng một đầu tháng, để cho dân chúng nghe và làm theo.

– Huyện Quảng Đức : Từ đời Lê Thánh Tông (1460-1497), triều đình chia đơn vị hành chính cả nước thành 13 đạo. Dưới đạo, lại cho đặt thành các phủ, huyện, châu rồi đến xã. Kinh đô Thăng Long bấy giờ lại không gọi là đạo, mà gọi là phủ Trung Đô. Phủ Trung Đô gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương. Năm 1469, phủ Trung Đô được đổi tên thành phủ Phụng Thiên, vẫn gồm 2 huyện của phủ Trung Đô trước đó.

– Phường Quảng Bá, thành phố Hà Nội

– Xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

– Xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hoà, Hà Nội

– Xã Quảng Tái, Ứng Hoà : Chùa Quảng Tái, Đình Quảng Tái

XỨ NGŨ QUẢNG

– QUẢNG BÌNH :

– Huyện Quảng Trạch : xã Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Hợp, Quảng Hưng, Quảng Kim, Quảng Lưu, Quảng Phú, Quảng Phương, Quảng Xuân, Quảng Tùng, Quảng Tiến, Quảng Thanh, Quảng Thạch

– Huyện Quảng Ninh :

– Xã Quảng Hải, Quảng Hoà, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Văn, Quảng Trung, Quảng Tiên, Quảng Thuỷ, Quảng Tân, Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn

– Xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hoá

– QUẢNG TRỊ :

– Thành phố Quảng Trị

– QUẢNG ĐỨC (Huế) :

– Huyện Quảng Điền : xã Quảng An, Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Phước, Quảng Thái, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh

– Xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông

– Xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới

– QUẢNG NAM :

– QUẢNG NGÃI :

– Thành phố Quảng Ngãi

– QUẢNG NINH :

– Huyện Quảng Yên

– Xã Quảng An, Quảng Lâm, Quảng Tân, huyện Đầm Ha

– Xã Quảng Chính, Quảng Đức, Quảng Long, Quảng Minh, Quảng Phong, Quảng Sơn, Quảng Thành, Quảng Thịnh, huyện Hải Hà

– Phường Quảng La, thành phố Hạ Long

– Phường Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái

– CAO BẰNG

– Châu Quảng Nguyên (Thời Lý) tương đương với tỉnh Cao Bằng

– Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

– Huyện Quảng Hoà, xã Quảng Hưng, tỉnh Cao Bằng

– Xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

THANH HOÁ

– Phủ Quảng : Phủ Quảng hay Quảng Hóa là tên một phủ được thành lập dưới triều Nguyễn trên cơ sở chia tách từ phủ Thiệu Hóa, gồm các huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Quảng Tế. Lị sở của phủ này ở gần thị trấn Vĩnh Lộc ngày nay. Năm 1945, phủ này được chia thành các huyện tương ứng trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Địa danh Quảng Hóa không còn tồn tại nữa. Ở đây nổi tiếng món chè lam phủ Quảng.

Vàng mã làng Giàng,
Chè lam Phủ Quảng.

– Huyện Quảng Xương, Thanh Hoá : xã Quảng Bình, xã Quảng Chính, Quảng Định. Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hoà, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Lộc, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Nhân, Quảng Ninh, Quảng Phúc, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Yên

– Xã Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh, thành phố Sầm Sơn

– Xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

– Xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

 

 

Chia sẻ:
Scroll to Top