SÔNG LỪ
– Tên gọi : Lư Giang, sông Lừa, sông Lừ
– Các hồ đầm chạy hai bên sông từ Bắc xuống nam
– – – Bắt đầu : Hồ Xã Đàn
– – – Hồ Kim Liên
– – – Hồ Hố Mẻ – Hồ Không Lực – Hồ Phương Liệt : Đoạn giao sông Sét
– – – Đầm Đỗi – Hồ Định Công – Hồ Linh Đàm – Hồ Đại Từ
– – – Kết thúc : Giao sông Tô Lịch
– Về chữ Lư : lư đồng, lư vàng, lư hương
Anh đau một canh, chết một giờ
Để coi người nghĩa phụng thờ ra sao?
– Tôi thờ mình bộ lư đồng cao,
Sáo treo cùng cặp, chân đèn thau bóng vàng
—o—
– Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
Chở qua Nam Việt lựa nhà giàu bán chơi
– Thân anh như thằng ăn trộm cắt rào
Đụng lê anh cũng bẻ, gặp đào anh cũng quơ
Anh đánh ngạch vô thấu bàn thờ
Trước anh quơ đồ lặt vặt sau anh rờ bộ lư.
– Về chữ Lừ : vị ngọt lừ, dáng lừ đừ/lử đử, lừ khừ/lử khử, lù mù
Lử đử như cò bợ
—o—
Những người lải nhải lai nhai,
Không ở Vũ Nhai cũng ở Đại Từ.
Những người lử khử lừ khừ,
Không ở Đại Từ cũng ở Vũ Nhai
—o—
Những người lử khử lừ khừ
Không ở Đại Từ cũng ở Vũ Ninh
—o—
Ngó ra Vàm Cậu lù mù
Đông Hồ, Thị Vạn, Tô Châu, Rạch Dừa
Ngó ra hòn Họ lưa thưa
Hòn Chông, Phụ Tử, trên bờ Tà Săng
ĐỀN LỪ
Đền Lừ, tên chữ Lư Giang Từ, nằm bên sông Kim Ngưu. Đền cổ nằm ở thông Lừ (xóm Bến), nay là thôn Thanh Mai, làng Hoàng Mai, nay là đường Hoàng Mai, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Như vậy đền Lừ hiện nay đang nằm khá xa các đoạn còn lại của sông Lừ
Đền thờ
– Phạm Ngưu Tất và Phạm Tổ Thu, hai tướng của Trần Khát Chân
– Trần Hưng Đạo :Tương truyền, năm 1389 Trần Khát Chân đã cho xây dựng “đền Vua” để thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Năm 1399, sau khi Trần Khát Chân và các tuỳ tướng bị giết hại, dân làng đã xây thêm ngôi đền Lừ có chung cổng ngõ và sân vườn với đền Vua để thờ Phạm Ngưu Tất và Phạm Tổ Thu, hai tướng của Trần Khát Chân. Từ sau 1954, đền Vua bị bỏ, đồ thờ ở đền Vua được rước sang đền Lừ, do đó ở đền Lừ có thờ vọng Đức Thánh Trần.
– Thuỷ Tinh Công Chúa : Thủy tinh công chúa thuộc dòng dõi tướng Hoàng Đình Ái là bà Hoàng Thị Chung sống ở đầu thế kỷ 18 có công giúp dân làng và dân trong vùng bị bão lụt nên sau được thờ cùng với Mẫu Thủy trong đền Lư Giang.
KẺ LỦ – LÀNG LỦ
Kẻ Lủ hay Làng Lủ là tên Nôm của một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, bên bờ sông Tô Lịch. Làng Lủ ngày xưa gồm ba xóm là Lủ Cầu, Lủ Trung và Lủ Văn, sau đó phát triển thành ba làng: Kim Giang, Kim Lũ và Kim Văn. Làng có truyền thống khoa bảng, là quê hương của các danh nhân Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Tản Đà…
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.
Di tích
– Đình Kim Giang
– Đình Đai Kim
– Lủ Cầu – Kim Giang
Kể chơi một huyện Thanh Trì
Mọc thì gạo xáo, Láng thì trồng rau
Đình Gừng bán cá đội đầu
Định Công đan gối, Lủ Cầu bánh trong
Lủ Cầu thờ chân,
Pháp Vân thờ mình
– Lủ Trung – Kim Lũ : Kim Lũ nghĩa là sợ tơ vàng,
– Lủ Văn – Kim Văn
KẺ MƠ – LÀNG MƠ – CHỢ MƠ
CỔ MAI – BẠCH MAI – HOÀNG MAI – THANH MAI – TƯƠNG MAI – MAI ĐỘNG – MAI DỊCH
KẺ MỌC – CỰ CHÍNH : NHÂN MỤC (Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh, Giáp Nhất) – NHÂN MỘC – MỘC CỰ – NHÂN MỘC CỰU (Thượng Đình, Hạ Đình)
Tên Nôm là Kẻ Mọc, tên gọi chung một số thôn làng cổ nằm trên bờ Nam sông Tô Lịch, phía ngoài lũy thành đất Thăng Long. Theo Quốc sử tạp lục thì vào thế kỷ 10, các làng Mọc đều có rừng, vậy mới có tên là Kẻ Mọc, tên chữ là Mộc Cự, sau đổi là Nhân Mục. Xã Nhân Mục dân số ngày càng đông, phát triển thành hai xã là:
– Nhân Mục Cựu (gồm hai thôn Thượng Đình và Hạ Đình)
– Nhân Mục Môn (gồm các thôn Quan Nhân, Cự Lộc, Chính Kinh, Giáp Nhất). Nhân Mục sau đổi tên thành Nhân Chính
– Xóm Tó
Di tích
– Đình Cóc, Đinh Quan Nhân là ngôi đình của 2 làng Cự Lộc, Chính Kinh còn gọi là Mọc Cự Chính thờ
– – – Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng công và Thánh Bà Trương Mỵ nương, con gái làng Quan Nhân. Hằng năm nhân dân tổ chức lễ hội, và cứ 2 năm một lần rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà ra đình Hội Xuân dự lễ hội vui vào ngày 11 tháng Hai âm lịch tục còn gọi là rước thánh du xuân. Phủ Dực Đức thờ Thánh Bà Trương Mỵ nương, nhà Mộc dục là nơi tắm Thánh trong những ngày lễ hội (xưa), đình Hội Xuân nơi rước kiệu Thánh Ông, Thánh Bà ra ngự trong những ngày lễ hội và Văn chỉ của làng. Các công trình này đã tạo thành một quần thể kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo hợp nhất của làng.
– – – Lã Đại Liệu 12 xứ quân
– Chùa Bồ Đề (Cự Chính): số 190 phố Quan Nhân.
– Chùa Giáp Nhất: số 223 phố Giáp Nhất.
– Chùa Quan Nhân (Sùng Phúc Tự): ngõ 144 Quan Nhân.
– Đình Hội Xuân: số 144 phố Quan Nhân, Thờ thành hoàng: Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng Công.
NHÂN VẬT HUYỀN SỬ & LỊCH SỬ
– Thuỷ Tinh Công Chúa
– Nguyễn Tam Trinh, tướng của Hai Bà Trưng
– Nguyễn Siêu (1 trong 12 xứ quân)
– Từ Vinh, cha của Từ Đạo Hạnh
– Trần Khát Chân, Phạm Ngưu Tất và Phạm Tổ Thu
– Dân tộc Chăm